Giới thiệu: Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội
Suốt cuộc đời cầm bút và hoạt động cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng luôn gắn bó với Hà Nội, cả trong định hướng sáng tác và trong mối quan tâm gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa của thủ đô. Hầu hết những tác phẩm quan trọng nhất của ông, dù về đề tài lịch sử hay kháng chiến, tiểu thuyết, kịch hay đoản văn, viết cho thiếu nhi hay người lớn... đều lấy bối cảnh Hà Nội xưa và nay để ký thác tình yêu thiết tha và sự gắn bó sâu sắc của ông. Những tiểu thuyết, kịch, bút ký, trùy bút, truyện ngắn cho thiếu nhi hay nhất của ông đều viết về Thăng Long - Hà Nội.
Có thể kể đến đó là các tác phẩm Đêm hội Long Trì (đã được dựng thành phim), Vũ Như Tô, Sống mãi với Thủ đô, Một ngày chủ nhật, An Dương Vương xây thành ốc...
Nguyễn Huy Tưởng viết về Hà Nội chăm chỉ với một mối quan tâm bền bỉ, lâu dài trong suốt hơn 20 năm đời viết của mình. Ông viết Đêm hội Long trì năm 1942, và đến Sống mãi với Thủ đô và Lũy hoa là năm 1960, cho đến khi ông nằm xuống.
Ở nhà văn có tư chất nhà văn hóa này, Hà Nội được hiện lên trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ thời Trần trong Hào khí Đông A, qua thời Lê sơ đến Lê mạt, và xuyên suốt cái nhìn đến thời hiện đại. Cái hiện tại với độ lùi trên dưới 15 năm trong Sống mãi với Thủ đô như một lần áp ống kính vào thời sự, từ kháng chiến gian khổ đến những năm đầu hòa bình ở Thủ đô.
Nhà thơ Vũ Quần Phương lại cho thấy những cảm nhận của mình về "một nghệ sĩ Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng", rời xa đi kháng chiến "chín năm ròng lòng vẫn thủ đô", với năng lực nắm bắt chân thực và nhạy cảm về thực tại đời sống Hà Nội "quần áo phần lớn màu tối, lạnh và khắc khổ, đồng loạt kiểu cán bộ. Hà Nội đã mất nhiều màu sắc... Biết tiếc những sắc màu đặc trưng của Hà Nội chính là một phẩm chất văn hóa tinh tế và sâu sắc của người cán bộ Nguyễn Huy Tưởng".
Tác giả Bích Thu lại cho rằng, không chỉ dừng lại ở danh hiệu là người cán bộ, là nhà văn, có thể nói Nguyễn Huy Tưởng là một "nhà Hà Nội học trong văn chương".
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Tuân trong lời đề bạt cuốn tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô đã cảm nhận: "Đọc lại tiểu thuyết lịch sử, người đọc vẫn thấy gây gây mùi khói vương vấn ngàn năm Thăng Long chốn cũ".
Đặc biệt, trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, hình ảnh người trí thức, kẻ sĩ Hà thành hiện lên với những khát khao, hoài vọng lớn, và cũng đầy bi kịch và đầy cả nét "trữ tình ngoại đề".
Từ một góc độ khác, nhà văn Lê Phương Liên lại nhìn thấy ở Nguyễn Huy Tưởng những sáng tác có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. Các tác phẩm của ông, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, có thể nói là "sách gối đầu giường" của nhiều thế hệ người đọc.
Chính nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho biết, thuở nhỏ từng say mê đọc các truyện Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi, mà ấn tượng nhất là Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại "Trẻ con hàng phố ngày ấy, chuyền tay nhau đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, say sưa đến nỗi, còn đóng vai Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, rồi cả Ô Mã Nhi, Thoát Hoan... chia phe ra tỷ thí bên bãi cỏ rộng ở vườn hoa đền Bà Kiệu"...
Nhà văn cũng cho biết, rất nhiều những hình ảnh lưu dấu về Hà Nội trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, từng cũng lưu dấu sâu đậm trong ký ức thế hệ người đọc cũ, giờ đây đã không còn nữa trong lòng Hà Nội hiện đại.
Cuộc tọa đàm về ông, những tác phẩm của ông, lại một lần nữa đưa một phần ký ức Hà Nội quay về.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6-5-1912 tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Là một nhà văn viết nhiều thể loại, thời kỳ đầu ông chủ yếu viết tiểu thuyết và kịch về đề tài lịch sử. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hướng ngòi bút vào các đề tài thời sự, phục vụ cách mạng và kháng chiến. Trong đó, mảng đề tài xuyên suốt là cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô trong những năm thực dân Pháp xâm lược. Ông theo đuổi đề tài này cho đến lúc cuối đời. Nguyễn Huy Tưởng cũng là một trong những cây bút hàng đầu viết cho trẻ em. Ông là một nhà văn mở đầu trong việc hình thành nền văn học thiếu nhi dưới chế độ mới với những tác phẩm như Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Con cóc là cậu ông giời, Hai bàn tay chiến sĩ, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Có thể kể đến đó là các tác phẩm Đêm hội Long Trì (đã được dựng thành phim), Vũ Như Tô, Sống mãi với Thủ đô, Một ngày chủ nhật, An Dương Vương xây thành ốc...
Nguyễn Huy Tưởng viết về Hà Nội chăm chỉ với một mối quan tâm bền bỉ, lâu dài trong suốt hơn 20 năm đời viết của mình. Ông viết Đêm hội Long trì năm 1942, và đến Sống mãi với Thủ đô và Lũy hoa là năm 1960, cho đến khi ông nằm xuống.
Ở nhà văn có tư chất nhà văn hóa này, Hà Nội được hiện lên trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ thời Trần trong Hào khí Đông A, qua thời Lê sơ đến Lê mạt, và xuyên suốt cái nhìn đến thời hiện đại. Cái hiện tại với độ lùi trên dưới 15 năm trong Sống mãi với Thủ đô như một lần áp ống kính vào thời sự, từ kháng chiến gian khổ đến những năm đầu hòa bình ở Thủ đô.
Nhà thơ Vũ Quần Phương lại cho thấy những cảm nhận của mình về "một nghệ sĩ Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng", rời xa đi kháng chiến "chín năm ròng lòng vẫn thủ đô", với năng lực nắm bắt chân thực và nhạy cảm về thực tại đời sống Hà Nội "quần áo phần lớn màu tối, lạnh và khắc khổ, đồng loạt kiểu cán bộ. Hà Nội đã mất nhiều màu sắc... Biết tiếc những sắc màu đặc trưng của Hà Nội chính là một phẩm chất văn hóa tinh tế và sâu sắc của người cán bộ Nguyễn Huy Tưởng".
Tác giả Bích Thu lại cho rằng, không chỉ dừng lại ở danh hiệu là người cán bộ, là nhà văn, có thể nói Nguyễn Huy Tưởng là một "nhà Hà Nội học trong văn chương".
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Tuân trong lời đề bạt cuốn tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô đã cảm nhận: "Đọc lại tiểu thuyết lịch sử, người đọc vẫn thấy gây gây mùi khói vương vấn ngàn năm Thăng Long chốn cũ".
Đặc biệt, trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, hình ảnh người trí thức, kẻ sĩ Hà thành hiện lên với những khát khao, hoài vọng lớn, và cũng đầy bi kịch và đầy cả nét "trữ tình ngoại đề".
Từ một góc độ khác, nhà văn Lê Phương Liên lại nhìn thấy ở Nguyễn Huy Tưởng những sáng tác có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. Các tác phẩm của ông, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, có thể nói là "sách gối đầu giường" của nhiều thế hệ người đọc.
Chính nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho biết, thuở nhỏ từng say mê đọc các truyện Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi, mà ấn tượng nhất là Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại "Trẻ con hàng phố ngày ấy, chuyền tay nhau đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, say sưa đến nỗi, còn đóng vai Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, rồi cả Ô Mã Nhi, Thoát Hoan... chia phe ra tỷ thí bên bãi cỏ rộng ở vườn hoa đền Bà Kiệu"...
Nhà văn cũng cho biết, rất nhiều những hình ảnh lưu dấu về Hà Nội trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, từng cũng lưu dấu sâu đậm trong ký ức thế hệ người đọc cũ, giờ đây đã không còn nữa trong lòng Hà Nội hiện đại.
Cuộc tọa đàm về ông, những tác phẩm của ông, lại một lần nữa đưa một phần ký ức Hà Nội quay về.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6-5-1912 tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Là một nhà văn viết nhiều thể loại, thời kỳ đầu ông chủ yếu viết tiểu thuyết và kịch về đề tài lịch sử. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hướng ngòi bút vào các đề tài thời sự, phục vụ cách mạng và kháng chiến. Trong đó, mảng đề tài xuyên suốt là cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô trong những năm thực dân Pháp xâm lược. Ông theo đuổi đề tài này cho đến lúc cuối đời. Nguyễn Huy Tưởng cũng là một trong những cây bút hàng đầu viết cho trẻ em. Ông là một nhà văn mở đầu trong việc hình thành nền văn học thiếu nhi dưới chế độ mới với những tác phẩm như Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Con cóc là cậu ông giời, Hai bàn tay chiến sĩ, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Truyện cùng tác giả