9
2
3624 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Nhà cần đèn mới



Chàng trai mang trên mình mùi hương của những tiếng cười, má lấm lem dầu mỡ, đôi mắt xám xịt đến mức trông như được vẽ bằng bút chì. Anh ấy đang đứng ở trước cửa nhà tôi.

“Tôi có thể sửa nhà cho cậu,” anh ta nói. Anh ta đang nín thở, giống như một đứa trẻ chết đói nhìn chằm chằm qua tấm kính của một tiệm bánh ngọt.

"Tôi... Tôi không nghĩ vậy. " Tôi đang chặn cửa để anh ta không thể nhìn thấy bóng tối đang bao trùm lên không gian phía trong.

"Cậu nghĩ tôi không thể sửa nó à?" Anh liếm môi với hy vọng thận trọng. "Cậu có thể tin tôi, tôi hứa tôi sẽ làm thật tốt."

Tôi lắc đầu. "Tôi biết anh có thể sửa nhà." Tôi không biết làm thế nào tôi biết điều này. Tôi vừa mới biết, chắc có lẽ vậy. Anh ấy đã ở đây từ mùa hè năm ngoái và vì vậy tôi đã thấy những gì anh ấy có thể làm với đôi tay của mình. "Chỉ là tôi không nghĩ rằng ngôi nhà của mình cần sửa chữa."

Anh ta nhìn xung quanh. Cỏ dại mọc dài quá đầu gối phía trước nhà, và nếu có một con đường nào đó thì có lẽ nó đã bị chôn vùi bên dưới toàn bộ “hệ sinh thái” xanh ấy. Cánh cửa màu xanh lam đã bị tẩy trắng bởi ánh nắng mặt trời và khung cửa sổ gỗ đã mục nát trơ trụi. Có một cái lỗ trên mái nhà, nhưng anh ta chắc không thể nhìn thấy nó.

Thế nhưng anh ta đã nhìn thấy đủ. Anh ta có lẽ cũng cảm thấy nó, cái bầu không khí bất an bao quanh ngôi nhà ấy.

Anh ấy nhìn lại tôi, nhướng mày thắc mắc.

"Tại sao anh lại đến đây?" Tôi hỏi với một chút phòng thủ.

Anh nhún vai, một nụ cười nhỏ nở trên môi. “Tôi không muốn cậu bị lạnh ở đây. Vả lại, bóng tối hẳn là đáng sợ lắm. Cậu cần lắp thêm đèn mới.”

"Tôi ổn. Tôi vẫn sống tốt ở đây.”

Tôi xoay sở để đuổi anh ta đi, để dẫn anh ta tới ngôi nhà khác - nơi anh ta có thể sử dụng tài năng sửa chữa của mình. Như thể việc sửa chữa ngôi nhà của tôi dễ dàng đến mức tôi có thể tự làm được.


Sáng hôm sau, anh ta trở lại, với cùng một lời đề nghị lạc quan và nụ cười tỏa nắng như cũ.

"Tôi lại ở đây thêm một lần nữa."

"Vâng, tôi thấy mà."

“Cậu không cần phải theo dõi tôi hay làm bất cứ thứ gì đâu. Cậu chỉ cần nằm dài và tận hưởng ở chỗ nào đó. Cậu thậm chí không cần phải pha cho tôi một ly nước chanh."

Tôi lắc đầu. Anh ấy không bỏ cuộc.

"Vậy nếu tôi không trả tiền cho anh?" Tôi hỏi.

Anh ta khựng lại, một sự nghi ngờ thoáng qua trên khuôn mặt anh. Tôi mỉm cười, nghĩ, “Chà, lần này anh bỏ cuộc rồi”. Nhưng anh ấy khoát tay vài giây sau đó.

“Cũng ổn thôi,” anh nói.

"Anh chắc không?"

"Chắc chắn."

Lắc đầu, tôi miễn cưỡng để anh ta vào. Khi anh ta bước qua ngưỡng cửa, ngôi nhà rùng mình, nhận ra sự hiện diện của một người xa lạ. Các bức tường đã ngủ yên và sàn nhà đang chìm trong giấc mộng đều thức dậy khi người đàn ông đặt chân vào bên trong.

“Tôi sẽ bắt đầu từ nhà chính, sau đó dần dần tìm đường ra vườn sau. Như vậy có ổn không?”

Tôi gật đầu rồi dẫn anh ấy vào phòng ăn.

Tuy nhiên, gọi nó là phòng ăn cũng không đúng. Nó là một căn phòng và tôi ăn ở trong đó. Chỉ có vậy thôi. Chiếc bàn gỗ dài và chắc chắn, nhưng thiếu một chân. Sơn tường màu vàng chanh đã tróc ở nhiều nơi. Trên tường là những bức ảnh cũ, khung của chúng giờ bám đầy bụi và ánh sáng chiếu vào chúng cho thấy những vết bụi bẩn đã nhiều năm không được đánh bóng. Thoạt nhìn, sàn nhà có vẻ là một đống lầy bùn, nhưng nó được lát bằng những tấm gạch đỏ nung lớn và bao phủ bởi bụi bẩn nhiều năm. Trên bàn dựng một chiếc chân đèn cũ bằng sắt rèn với vài ngọn nến đen nhánh đã cháy hết cả gốc.

Anh ấy đứng cạnh tôi. "Tôi dọn chúng được."

Và tôi để anh ta làm việc. Tôi ngồi trên chiếc ghế lưng cao dõi theo công cuộc tân trang nhà này. Tôi phải thừa nhận rằng anh ấy thoăn thoắt, hiệu quả và biết chính xác những gì anh ấy đang làm. Những dụng cụ anh mang theo như một tập hợp những cánh tay đắc lực vậy. Những ngón tay khéo léo và dày dặn của anh ấy dường như có một tâm trí riêng, hỗ trợ anh ấy như một người trợ việc.


Sau vài giờ, anh ấy đã dọn xong phòng ăn, mặc dù nó không mới lạ một cách diệu kỳ, nhưng giờ đây đã là một phiên bản tốt hơn của chính nó.

"Xong!" anh ấy thông báo.

Tôi dẫn anh ta ra đến cửa, háo hức tiễn anh ta đi. Anh ấy cứ quay lại nhìn tôi như thể thầm hỏi có thể ở lại lâu hơn một chút không. Đương nhiên là không thể, anh đã ở đây quá lâu rồi.

"Chờ đã..."

Tôi chuẩn bị đóng cửa. "Gì vậy?"

Anh ấy cách tôi bốn bước, nhưng có điều gì đó tỏa ra từ anh ấy và tôi có thể cảm nhận được. Lúng túng? Hối tiếc? Tai anh ấy đỏ bừng, và một vết ửng đỏ đang lan tràn trên má.

"Tốt?"

Anh hắng giọng trước khi trả lời. "Tôi tìm thấy cái này." Anh ta vươn tay về phía tôi, và trên tay là một bức ảnh. Ảnh của tôi. Năm sáu tuổi, tôi là một cậu bé có khuôn mặt trái xoan mềm mại và nụ cười bẽn lẽn. Tôi chưa bao giờ là đứa học sinh có thành tích đáng nổi bật, hay một đứa ngỗ nghịch cầm đầu mọi trò tai quái ở trường, hay được mời đến bữa tiệc sinh nhật của bất cứ ai. Tôi là một cậu bé quay lưng lại với thế giới, một cậu bé không biết cách nói chuyện với mọi người.

Tôi giật bức ảnh từ tay anh ấy. "Anh tìm thấy cái này ở đâu?"

"Bên dưới đống cốc sứ vỡ." Anh ấy nhìn vào mắt tôi, một bầu không khí hối hận bao trùm lên anh ấy. “Tôi xin lỗi vì đã không nói với cậu ngay lập tức.”

Chúng tôi đứng đó một lúc, tôi nhìn chằm chằm vào bức ảnh, anh ấy nhìn tôi. Mặt trời sắp lặn và anh ấy phải về nhà.

"Ổn rồi." Tôi đóng cửa lại.


Sáng hôm sau, tôi mở cửa và thấy anh ta ngồi dưới đất. Không, anh ấy đang ngồi ở một chiếc ghế đẩu lùn tịt mà anh ấy mang theo. Anh ấy mỉm cười khi tôi cho anh ấy vào nhà, Chúc ngày mới tốt lành.

"Cậu thấy thế nào rồi?" anh ta hỏi, thầm hy vọng rằng tôi sẽ nói về phòng ăn.

"Tôi có thể dùng bữa ngon miệng hơn trước chăng? Tôi đoán vậy."

Tôi dẫn anh ta đến cầu thang.

“Hôm nay bắt đầu ở đây. Tôi đã không nhìn thấy tầng hai mấy năm nay rồi."

"Cái cầu thang này hổng nhiều bậc quá."

"Chính xác."

Cầu thang phía trước được xoắn theo hình xoắn ốc hoàn hảo, giống như một món đồ chơi lò xo xoắn của trẻ con được kéo ra từ mỗi đầu. Mỗi bước hiện tại có thể là một quả óc chó sâu, nhưng với lớp bụi dày không bị xáo trộn, rất khó nhận biết. Đường ray chỉ đơn giản là một tấm ván gỗ được hỗ trợ bởi ba trục xoay. Nó đã tìm kiếm tất cả thế giới rằng nó sẽ rơi xuống với trọng lượng của một con mèo.

Anh ta cần mẫn sửa bên này, dọn bên kia suốt năm giờ đồng hồ.

“Cậu nên bước thử để chắc chắn hơn,” anh ta nói và ra hiệu cho tôi.

Tôi bước lên bậc dưới cùng một cách cẩn thận. Nó không phát ra tiếng kêu gì. Bước tiếp theo dễ dàng hơn nhiều, sau đó là bước thứ ba, thứ tư và tất cả các bước lên đến tầng trên. Tôi không thể phủ nhận niềm hạnh phúc của mình và những bằng chứng của nó đang sáng bừng trên khuôn mặt tôi. Nhìn thấy tôi như vậy, anh như bùng lên một niềm tự hào.

“Cảm ơn,” tôi nói.

Anh ấy đưa cho tôi một bức ảnh khác. "Tôi đã tìm thấy cái này." Trong bức ảnh, tôi bảy tuổi, đang nắm chặt cánh tay của một cô gái hơn tôi mười tuổi. Cô ấy có đôi mắt của tôi, mái tóc của tôi, chiếc mũi của tôi, nhưng mẹ của chúng tôi đã cho cô ấy đôi môi hình trái tim đó. Ngay cả trong bức ảnh, vẻ đẹp của cô ấy cũng là thứ đáng chú ý nhất. Cô ấy có khuôn mặt mà bất kì ai cũng sẽ muốn được nhìn thấy mỗi khi thức giấc, và các chàng trai trong trường và trong khu phố đều tranh giành trái tim của cô. 

Nhưng cô ấy đã yêu một người con gái, yêu những tin nhắn lúc ba giờ sáng và những bức thư tay, những cây bút chì, mái tóc bù xù và những tảng đá nhỏ xếp trên bậu cửa sổ.

“Tên chị ấy là Minh.”

"Hai người trông rất hạnh phúc."

"Đã từng như vậy."

Bởi vì chúng tôi hạnh phúc, chúng tôi đã từng rất hạnh phúc.


Ngày hôm sau, tôi dẫn anh ta ra nhà kho phía sau.

Trông nó giống một cái hầm hơn, tất cả đều là bê tông và không có cá tính. Gần với trần nhà thấp, ngay dưới những chiếc xà nhà mục nát treo trên sàn nhà phía trên là những cửa sổ, dài và gầy, hầu hết được phủ bằng đất làm sáng bóng tối. Không có bất kỳ sự lưu thông nào của không khí, mùi tù đọng khiến nó trở nên ngột ngạt và tiếng vọng không dứt của chân chúng tôi mang lại cảm giác ngột ngạt.

Giờ anh ấy có nhiều dụng cụ hơn, và tôi để ý thấy một bộ ba lô khác bên sàn nhà bẩn thỉu.

"Anh có nghĩ rằng anh có thể sửa chữa cái nhà kho này không?" Tôi hỏi, nhìn anh ta và nhìn toàn bộ khu vực nhỏ.

Anh ta nhiệt tình gật đầu. "Tất nhiên là được."

Vì vậy, tôi để anh ấy làm việc, quan sát anh ấy từ một góc, cơ thể của tôi để tôi vẫn có thể cảm nhận được những chuyển động nhỏ nhất trong không khí. Một lúc sau, áo sơ mi của anh ấy ướt đẫm mồ hôi, vì vậy tôi bước lên lầu để lấy cho anh ấy một chiếc khác. Thứ duy nhất tôi có thể tìm thấy là một chiếc áo sơ mi màu tím mà tôi được tặng từ hai năm trước, lần cuối cùng ai đó tặng quà sinh nhật cho tôi.

Trên đường về, tôi lấy một chiếc quạt bàn.

Và một ly nước chanh.

“Chà, cảm ơn,” anh ấy nói, giọng hơi cao lên.

"Anh nói nghe có vẻ ngạc nhiên."

“À, không. Chỉ là cậu chưa bao giờ làm điều này trước đây."

Tôi đặt chiếc quạt trên sàn, nghiêng về phía anh để gió có thể với đến được cả hai chúng tôi. Cùng lúc, anh đã uống cạn nửa ly nước chanh tôi làm.

“Hôm nay tôi đã mang thêm một chiếc áo sơ mi,” anh ấy nói. "Mỗi khi về nhà từ đây, trông tôi như vừa mới tắm xong ấy."

Ý nghĩ về việc anh ấy đang tắm trong phòng tắm của tôi khiến tôi nói lắp. "A-anh có định sử dụng cái này hay không?"

Anh mỉm cười, nắm lấy vạt áo sơ mi ướt kéo lên quá đầu. Anh ấy cởi trần đứng trước mặt tôi, và hơi thở phả ra, khiến tôi choáng váng.

"Cậu có ổn không?"

Tôi gật đầu. "Không sao. Đây, mặc áo này vào. Trời lạnh lắm. Ý tôi là gió từ quạt điện.”

Ngay trước khi mặt trời lặn, và các cửa sổ nhà kho không còn hắt sáng được nữa, công việc đã hoàn thành. Anh ta đứng dậy, tự hào về bản thân, nhìn tôi để tán thành. Tôi nở một nụ cười nhẹ.

Khi tôi dẫn anh ta đến cửa, anh ta đưa cho tôi một bức ảnh khác, bức ảnh này anh ta tìm thấy bên dưới một cái thùng gỗ trong nhà kho.

“Trông cậu buồn quá,” anh ấy nói.

"Rõ ràng mà, nhỉ?"

"Không một đứa trẻ nào nên trông buồn như vậy."

Tôi tám tuổi, và những vết nước mắt đã khô trên mặt tôi. Mắt tôi nhắm nghiền lại. Hai tay choàng qua tai, hai nắm đấm ôm chặt đầu. Tôi vẫn còn nhớ môi run run, cổ họng thắt lại, ngực đau tức, chân yếu dần rồi như nhũn ra.

Tôi ngồi sõng soài trên sàn nhà, và trong căn phòng ngay bên cạnh tôi, bố đang đánh Minh, tát vào mặt chị ấy, hét lên những điều xấu xa với chị ấy. Ông ấy bắt gặp chị gái tôi hôn một cô gái.

Người chị ấy yêu đã chuyển đến nơi xa từ lâu, và lúc đó tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại cô ấy nữa.

Minh trở thành một con người khác hai tuần sau đêm đó. Sau đó mẹ tìm thấy chị ở trong nhà kho, chân buông thõng, chiếc cổ mảnh mai quấn chặt trong dải lụa trắng.

Một bàn tay ấm áp chạm vào má tôi.

“Này,” anh nói, thật nhẹ nhàng, lau đi một giọt nước mắt. “Cậu luôn có thể kể với tôi bất cứ điều gì. Tôi sẽ thức cả đêm để nghe cậu nói.”

Thật hấp dẫn, đến mức tôi gần như nắm lấy ngón tay của anh ấy khi chúng lau khô một giọt nước mắt khác.

Nhưng tôi đuổi anh ta đi. Đêm nay tôi sẽ khóc trong giấc mơ, khi nhớ về người chị xinh đẹp của mình, và tất cả những điều chúng tôi đã từng làm, và tất cả những điều kỳ diệu chúng tôi từng thấy.


Ngày hôm sau, anh ấy lại chờ trước cửa. Nhưng lần này, anh ấy đem theo một bó hoa. Chúng là những bông hoa cẩm tú cầu được gói tuyệt đẹp đến mức khiến tôi bất ngờ mà rơi lệ. Tôi nhận lấy chúng, rón rén chạm vào những cánh hoa.

“Cảm ơn,” tôi nói, và ý tôi là vậy.

“Tôi đã nghiên cứu ý nghĩa của các loài hoa và người ta nói rằng hoa cẩm tú cầu tượng trưng cho những cảm xúc chân thành và nó được sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn,” anh nói. “Và tôi muốn cảm ơn cậu vì điều đó... vì đã chia sẻ với tôi, những điều tôi biết thậm chí khó có thể nghĩ tới.”

Tôi gật đầu. “Những thứ này thật đẹp. Cảm ơn anh một lần nữa.”

"Không có gì." Nụ cười của anh ấy thật chói mắt, và nó khiến bụng tôi rung rinh đến điên cuồng.

Tôi dẫn anh ấy lên gác xép.

Tầng áp mái, cao và có đầy đủ ván gỗ lát sàn, trông hỗn loạn bởi những đống "kho báu" phủ đầy bụi. Phần nhiều chúng đã được cất giữ trong những chiếc hộp gỗ nhỏ hay bao tải để sử dụng hoặc lôi ra hoài niệm sau này. Tầng áp mái đúng là nghĩa địa cho những kho báu này, một nơi để chúng lặng lẽ chìm vào lãng quên giữa mạng nhện cho đến khi giá trị tình cảm của chúng biến mất. Bụi đã bao phủ tất cả mọi thứ, như thể hy vọng sẽ chôn vùi những ký ức bên dưới tấm áo choàng của nó.

Anh ấy bày ra tất cả các dụng cụ của mình, nhặt từng cái một tùy theo từng thời điểm và cách anh ấy sử dụng chúng. Tuy nhiên, lần này, thay vì xem anh ấy làm việc, tôi tham gia cùng anh ấy.

Anh ấy không ngăn cản tôi. Anh ấy cũng không hỏi tôi. Anh ấy bảo tôi phải làm gì và không nên làm gì. Anh ấy bảo tôi cầm cái này, không, không phải thế kia, đúng rồi, làm như thế, đưa cho tôi cây bút chì...

Và tôi cảm thấy ổn. Cảm giác thật sự tuyệt vời.

Khi chúng tôi làm việc cùng nhau, tôi thấy điều mà tôi chưa từng thấy trước đây - anh ấy đang hát. Có lẽ tôi chưa nghe thấy anh ấy làm điều đó là vì tôi thường ở quá xa anh ấy, nhưng bây giờ tôi đã nghe rõ  mồn một.

"Anh thích nhạc đồng quê à?" Tôi hỏi.

"Ừ. Tôi lớn lên với chúng khi ông bà đều bật chúng vào mỗi sáng. Còn cậu thì sao?"

"Tôi thích nhạc jazz."

"Bố tôi cũng vậy." Anh ấy dừng lại ở số đo của mình và nhìn tôi. “Cậu nên gặp ông ấy. Và mẹ tôi cũng vậy. Họ sẽ thích cậu lắm."

Cuối ngày, bức ảnh mà anh ấy đưa cho tôi - “Tôi tìm thấy cái này dưới một trong những chiếc hộp trông nhiều tuổi nhất” - là do bố tôi chụp, tôi đang đứng giữa đường, chờ đợi và hy vọng. Đang khóc.

Tôi nhìn chằm chằm vào bức ảnh đủ lâu để anh ấy phải thúc vào người tôi.

"Cậu muốn một cái ôm không?"

Tôi ôm anh ấy.

Tôi không nên như vậy.

Nhưng rồi anh ấy kéo tôi vào, từ từ, cho tôi cơ hội lùi lại, nhưng tôi thì không, vì làm sao tôi có thể? Tôi đã một mình trong suốt một quãng thời gian dài. Ít nhất tôi cũng xứng đáng được tận hưởng điều này, sự ấm áp này, sự an toàn này.

Anh ấy có mùi thơm. Đó là suy nghĩ cuối cùng tôi có trước khi bước vào và khóc trên vai anh ấy. Anh ấy cứ ôm tôi như thế. Được bao bọc trong vòng tay của anh ấy và những lời thì thầm vụng về không mấy ngọt ngào mà chân thành của anh ấy, tôi cảm thấy bản thân mình hơi sa sút.

Khi tôi lên mười, mẹ bỏ tôi lại cho bố. Tôi thức dậy trong một căn nhà trống, và nhiều tháng ròng, tôi vẫn hy vọng rằng bà ấy sẽ quay trở về, đeo bám những giấc mơ trẻ con của tôi rằng không, bà ấy yêu tôi, một người mẹ sẽ không bao giờ rời xa con trai của mình đâu. Thế nhưng, kể từ dạo ấy, tôi chưa bao giờ nhìn thấy bà ấy thêm một lần nào nữa.

Tôi ở lại với bố. Ông ấy đã già và không có ai khác bên cạnh. Tôi cũng không còn ai khác. Và trong một tháng hoặc lâu hơn thế, tôi luôn mang đầy những vết bầm tím trên người.


Ngày hôm sau, anh giúp sửa phòng tắm. Sau đó, chúng tôi sửa mái nhà. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ cho đến khi không có gì khác để sửa chữa hay dọn dẹp.

Phòng ngủ của tôi ngập tràn hoa mà anh mang đến mỗi ngày và đàn bướm bắt đầu ghé thăm. Chúng nhảy múa trên những cánh hoa, rồi tung phấn đầy sắc màu trên khăn trải giường của tôi. Khi chúng bay vòng quanh mỗi sáng khi tôi lười biếng không muốn rời giường, tôi bật cười. Tôi bắt đầu biết cười trở lại.

“Anh sẽ nhớ nụ cười này suốt cuộc đời mình,” anh nói, nhấm nháp ly cà phê đen của mình. "Tới tận bây giờ, khi thấy nụ cười của em, anh mới cảm thấy bản thân đã hoàn thành công cuộc sửa chữa mái nhà này."

Anh ấy đang mặc quần áo của tôi, và tôi đang mặc đồ của anh ấy. Anh ấy sửa những chiếc cốc bị sứt mẻ của tôi trong khi tôi sửa lại tóc cho anh ấy. Tôi biết tất cả những câu đùa ẩn ý của anh ấy, anh ấy biết tất cả các bài hát yêu thích của tôi.

Ngôi nhà bây giờ trông khá đẹp. Mọi chuyện sẽ không mãi tốt đẹp như vậy, đương nhiên, nhưng tôi ở đây và anh ấy ở đây. Và đây là một khởi đầu mới.

Trong ảnh, tôi hai mươi bảy tuổi. Trên tay tôi là một chú chó con đang lè chiếc lưỡi nhỏ xíu đầy nghịch ngợm, vẻ mặt tôi tràn đầy hạnh phúc. Tôi dần nhận ra mình không nên sợ thay đổi, bởi có lẽ đôi khi thay đổi sẽ đem đến những thứ tốt hơn.

Bạn sẽ không thể nhìn thấy đâu, nhưng tôi đang mỉm cười với người đứng sau máy ảnh. Anh ấy đang nói, "Anh yêu cả hai người."