Những người bỏ đi
Truyện ngắn:NHỮNG NGƯỜI BỎ ĐI
Tác giả:Diệu Thanh
1. Không phải giấc mơ
Con bé đang ngủ trưa thì có tiếng cửa mở ngoài phòng khách. "Sao hôm nay bố về sớm thế nhỉ", cơn buồn ngủ kéo đến khiến nó chỉ kịp nghĩ thoáng qua như vậy. Chợt nó giật mình mở choàng mắt khi thấy cửa phòng nó vừa bị mở tung. Nó bật dậy, đầy kinh hãi khi trước mặt nó không phải là bố mà là lão Thông bạn thân của bố. Lão Thông mỗi lần đến chơi đều khen con bé sao mà đáng yêu thế, đôi má tròn trĩnh, môi lúc nào cũng ửng hồng. Lão cười ha hả kéo con bé vào lòng ôm chặt mà thơm lên má nó, bộ râu ngắn nửa đen nửa bạc cọ vào má nó ran rát nhưng nó chỉ dám khẽ quay mặt đi. Bố nó bảo, bác Thông quý trẻ con nhưng vợ bác không sinh nở được nên mới vậy, con đừng làm gì hỗn mà bác ấy buồn, nghe không. Nó chỉ biết im lặng gật đầu. Bác Thông tốt lắm đó con, bác ấy mua quà và bánh gửi bố mang về cho con thường xuyên đấy thôi. Về điều ấy thì con bé cũng thừa nhận, nhưng nó vẫn chẳng thích lão Thông bởi ánh mắt mỗi lần lão nhìn nó đều khiến nó cảm thấy một nỗi bất an vô hình trào dâng. Mẹ nó đã mất từ ngày nó mới lên một tuổi, bố thì không biết tại sao cứ coi lão Thông như một ân nhân, nó biết phải hỏi ai và hỏi như thế nào bây giờ?
Người lão Thông hôm nay sực nức mùi rượu, con bé bị bất ngờ chỉ kịp ngồi bật dậy thì lão đã nhào đến, bàn tay múp míp thô bạo đẩy mạnh con bé nằm xuống giường, đau điếng. Ngạt thở, sợ hãi, run rẩy. Con bé muốn thét lên nhưng không còn đủ sức nữa bởi cơ thể béo tròn của lão Thông đang nằm trên mình nó. Con bé ngóc đầu vùng vẫy, miệng ú ớ chẳng thành câu, lão Thông ngửa cổ cười ha hả, kêu gì nữa, làm gì có ai mà đến cứu, bố mày thua bạc bán mày cho tao rồi. Lão cúi xuống sát cổ con bé, mùi rượu phả vào mặt nó nồng nặc, chìa khóa nhà kia kìa, tao chỉ việc đến đây với mày khi tao muốn, còn bố mày sẽ thoát được bọn chủ nợ, sòng phẳng đấy chứ. Mày cũng nên làm một bé con hiếu thảo để cứu mạng bố mày đi thôi. Lào ghì chặt con bé, dứt bung mấy chiếc khuy áo một cách nhẹ nhàng.
- Xin... xin tha... cháu.
Con bé giãy giụa gào khóc. Lão Thông không nghe thấy tiếng gì hết, lão cắn vào bên má bầu bĩnh mà đã bao lần lão thơm lên đầy thèm khát, tay vẫn ghì chặt con bé. Nó càng phản kháng, lão Thông càng thấy khoái chí như đang chơi trò tung hứng mà dù muốn cao hay thấp, mạnh hay nhẹ đều chỉ do một tay kẻ chủ trò quyết định, trái bóng dù muốn hay không cũng chỉ là một thứ đồ chơi.
- Đừng... xin tha cháu... đừng... đau, đau cháu mà...
Nó lấy hết sức vùng lên nhưng sức của cô bé con tám tuổi chỉ như một con thỏ non đứng trước con hổ to lớn đang chảy nước miếng thèm mồi. Lão Thông giáng vào mặt nó một cái tát nảy đom đóm mắt rồi lao vào nó mà ngấu nghiến, vày vò. Lão hôn lên cổ, lên môi, lão liếm bên tai và cắn dưới ngực con bé, lão dùng thân dưới ghì chặt để đôi tay có thể khám phá khắp cơ thể còn non dại. Lão hổn hển, thỉnh thoảng lại khẽ gầm lên những tiếng đùng đục trong cổ họng như một con thú hoang. Nhà dân ở khu này thưa thớt lại cách xa nhau, nhà nào cũng cổng kín tường cao thì làm gì có ai nghe thấy tiếng gào khóc cầu cứu của nó giữa trưa vắng thế này được. Người con bé mềm oặt, rũ rượi và đầy những vết tím bầm, dấu răng in hằn còn rớm máu. Lão Thông đã xong việc, mặc lại áo quần và loạng choạng ra khỏi nhà nó trong bộ dạng hả hê thỏa mãn từ nãy rồi. Con bé đưa tay ôm lấy mặt, nó chắc chắn đây không phải một giấc mơ trưa bởi nó vẫn đau khắp thân thể và máu ở phần dưới còn ươn ướt nơi bắp vế là có thật đây mà. Mẹ ơi, con vừa bị làm sao thế này? Con đau, con sợ lắm mẹ ơi... Cánh cửa phòng lại lần nữa đột ngột bật mở, lần này con bé không còn đủ sức để ngóc đầu dậy nữa, nó nằm bất động nhìn chăm chăm lên trần nhà.
- Bố... Bố xin lỗi, bố xin lỗi... xin lỗi... con... là tại bố, là lão đã lừa bố... là... tại... - bố nó rên rỉ và khóc nấc lên như một đứa trẻ. Con bé không nhúc nhích, để mặc nước mắt cứ không ngừng chảy dài.
2. Tôi
Tôi bỏ nhà đi đã gần một tuần, đồ đạc chỉ vỏn vẹn một bộ quần áo, ba cái bành mì mang theo đã ăn hết từ hôm trước và một con dao nhỏ mà tôi đã từng mất cả nửa tháng để khắc lên chuôi nó hình con rồng. Đói và khát là hai thứ khó khăn đầu tiên tôi phải đối mặt bởi phải đi bộ suốt những chặng đường dài, nhất là ở cái tuổi mười lăm chưa hoàn toàn quen tự lập như thế này. Tôi đói đến hoa mắt, ngồi trú chân trước một cửa hàng sửa xe máy cho đỡ mỏi rồi tính tiếp. Nhìn bộ dạng nhếch nhác của tôi lúc lang thang trên đường ai cũng nghĩ chắc là một thằng bé chơi bời lêu lổng mà bỏ nhà đi chứ ai biết đâu điểm của tôi luôn đừng nhất nhì toàn khối. Cho nên tôi cố gắng xin việc thế nào người ta cũng nhìn một lượt từ đầu đến chân rồi lắc đầu từ chối, mọi thứ chẳng dễ dàng như tôi tưởng tượng. Ục ục... Cái bụng của tôi đang réo lên, mùi hành phi thơm lừng, mùi trứng rán ngào ngạt bay qua khiến tôi không ngừng nuốt nược bọt. Đói. Tiếng lách cách bát đũa quen thuộc như ở nhà. Cồn cào. Tôi ôm chặt cái balo vào bụng rồi ngồi xuống bậc cửa và gục đầu, mong sẽ ngủ được một chút cho qua cơn đói.
- Chú mày làm gì ở đây?
Tôi giật nảy, ngẩng đầu lên nhìn bác chủ cửa hàng đang dứng trước mặt, một tay bác chống nạnh, một tay bám vào cánh cửa.
- Cháu... bị... tôi nuốt nước bọt, đánh bạo - cháu bị đói ạ.
Bác nhếch mép, cười khẩy.
- Hừ. Nhìn là biết rồi. Vào đây.
Tôi làm theo lời bác như bị thôi miên.
- Ngồi xuống.
Tôi ôm balo trước ngực, rụt rè ngồi xuống cái ghế gỗ thô sơ kiểu tự đóng nhưng khá chắc chắn. Bác đặt lên cái bàn nhựa cũ kỹ và cáu bẩn hai cái bát con, hai đôi đũa, một đĩa rau cải luộc và một đĩa trứng cuộn được cắt thành năm miếng nhỏ.
- Ăn tự nhiên.
Tôi ăn ngon lành và chẳng ai nói với nhau câu nào cả. Đây là bữa cơm thịnh soạn nhất và ngon lành nhất tôi được ăn từ khi bước chân ra khỏi nhà đến giờ và cho đến cả sau này khi nhớ lại cũng vậy. Tôi nhất định sẽ nhớ ơn bác suốt đời. Mải suy nghĩ, tiếng vét đáy nồi vang lên đưa tôi về thực tại. Bác ấy vét những thìa cơm cuối cùng vào bát tôi, gắp thêm miếng trứng cuối cùng nữa. Tôi khựng lại, cái nồi cơm nhỏ xíu thì tôi ăn bát này là bát thứ ba, cả đĩa có năm miếng trứng thì hình như tôi đã ăn hết ba, vậy từ nãy đến giờ bác nhường tôi hết hay sao? Tôi gắp miếng trứng định đặt sang bát của bác ấy thì bác hất hàm ra dấu bảo tôi cứ ăn rồi với tay lấy cái lọ tăm ở góc bàn. Chờ tôi ăn xong bữa cơm, bác mới lên tiếng:
- Ra đường nó khổ thế đấy, mày có suy nghĩ lại không, cẩn thận có ngày chết đói.
Tôi có chút bất ngờ. Tôi đã đọc trong sách câu chuyện về một cậu bé vì giận dỗi với bố mẹ mà bỏ nhà đi, đến giữa đường bị ngất vì đói và mệt. Bác chủ quán phở tốt bụng nhìn thấy liền đưa cậu bé vào, chu đáo bón cho cậu từng thìa cháo khiến cậu cảm động mà rơi nước mắt. Bác chủ quán tốt bụng liền nói, bố mẹ cháu vất vả chăm lo cho cháu từ khi sinh ra đến tận bây giờ mà cháu không nhớ ơn lại còn giận họ mà bỏ đi, ta mới cho cháu aqwn có một bát cháo mà cháu đã cảm động như thế này? Cháu về đi, giờ này chắc bố mẹ cháu đang lo lắng mà đi tìm khắp nơi đấy. Nhưng cuộc đời vốn là một bộ phim không có kịch bản cho trước, sẽ chẳng có ai đi tìm tôi cả, cũng như bác chủ tiệm sửa xe chẳng thèm đoái hoài đến việc tại sao tôi ở đây hay khuyên tôi lấy một câu nên quay về chẳng hạn.
- Sao bác không hỏi lý do tại sao cháu lại bỏ nhà đi như thế này?
- Có bản lĩnh ra khỏi nhà mà vẫn cần phải dài dòng như thế nữa hả? Tao chẳng cần hỏi thì mày cũng sẽ tự kể ra thôi.
Tôi đã nói câu chuyện cuộc đời nó sẽ chẳng lung linh như khi bước vào trang sách rồi mà. Lời bác nói khiến tôi có chút tự ái, nhưng cuối cùng tôi vẫn kể cho bác nghe nỗi khổ từ khi cha tôi mất trong một vụ tai nạn nghề nghiệp ở công trường, mẹ tôi sau đó đi xuất khẩu lao động bên Campuchia và đã hơn bảy năm rồi chưa thấy tăm hơi, chỉ thỉnh thoảng gửi tiền về cho ông bà ngoại để chăm sóc tôi. Và hơn bốn năm nay thì im bặt không một tin tức gì và cũng chẳng có lấy một đồng tiền nào gửi về nữa. Cậu mợ không ưa tôi cho lắm nên thường tìm đủ mọi lý do để nhiếc móc và chì chiết tôi, một đứa trẻ có mẹ mà như không, hay tại mẹ không dạy nên để tôi hư đốn, hoặc mợ thường nói mát rằng mẹ tôi đã theo kẻ khác bên đó rồi, sẽ không về nữa đâu. Tôi đấm mạnh vào cây ổi mà tôi vẫn thường ngồi vắt vẻo trên cành từ khi còn nhỏ xíu, quyết tâm rồi một ngày tôi sẽ đi khỏi nơi này. Cho nên khi tôi biết điểm kiểm tra cuối kỳ của mình cao nhất trường cho cả ba môn chính, còn cậu mợ tôi thì vừa được ban giám hiệu mời đến trường để giải quyết vụ thằng em họ tôi trốn học, đánh nhau với bạn, tôi liền biết cơ hội của mình đã đến. Lần nào thằng em họ tôi nghịch ngợm mà cậu mợ chẳng cố tìm lý do nào đó để bắt bẻ tôi cũng phải chịu đòn cho bõ ghét. Tôi vội vã gói ghém quần áo và bỏ đi trước khi họ kịp quay về. Tôi định bụng sẽ tìm công việc nào đó để làm, dù là bất cứ việc gì và vất vả thế nào cũng được. Nhưng chẳng ai dám nhận bởi sợ bị cho là bóc lột trẻ vị thành niên, hoặc nhỡ đâu tôi là kẻ hư đốn bỏ nhà đi bụi. Bác Toan nghe tôi kể với thái độ dửng dưng rồi chép miệng.
- Mười lăm tuổi thì có còn nhỏ dại gì nữa đâu, trước sau gì mà chẳng phải đi làm, lập nghiệp nuôi thân dần thôi, học tiếp chưa chắc mày đã làm nên cơm cháo gì. Rồi giờ mày định tiếp theo sẽ như thế nào?
- Hay bác cho cháu ở đây phụ sửa xe với bác nhé? - thấy bác khẽ nhíu mày, tôi nhanh miệng chớp lấy thời cơ - trước mắt cháu học nghề từ bác, giúp bác việc vặt, cháu chỉ cần nơi ăn chốn ngủ thôi. Khi nào cháu thành thạo công việc thì mới tính đến tiền công. Cháu học nhanh và chịu khó lắm, rồi bác sẽ thấy.
- Học nghề đâu có như các cậu học con chữ mà so sánh?
- Phải thử thì mới biết chứ bác - tôi biết như vậy là bác đã dần xuôi - cháu bắt đầu học từ chiều nay nhé bác.
Tôi và bác Toan đã gắn bó với nhau như thế. Tất nhiên, tôi khá được việc, học hỏi nhanh lại biết cách ăn nói chứ không cục cằn như bác Toan nên lượng khách cũng vì thế mà đông dần. Chúng tôi ngủ cùng nhau trên chiếc giường đã cũ ở phía sau cửa hàng, mỗi lần đặt lưng lại vang lên tiếng kẽo kẹt khiến đôi khi tôi phải nín thở để cửa mình thật khẽ.
3. Em Quỳnh tôi
Một buổi sáng sớm tôi mở cửa hàng và đứng làm vài động tác thể dục như thường lệ, chợt thấy phía bên kia đường có một bóng người đang lững thững từng bước chân tiến lại gần mình. Tôi có quen ai đó như thế này chăng, không, tôi lục tìm trong ký ức nhưng chẳng có chút gì ấn tượng cả. Trước mặt tôi đang là một bé gái cỡ tám, chín tuổi, gầy nhom, mái tóc đen dài xõa ra rối bù. Con bé như người mất hồn, miệng mấp máy điều gì không rõ, nó ngồi thụp xuống đúng cái vị trí mà vài tháng trước tôi đã ngồi đó khi gặp bác Toan. Tôi tự trấn an mình rồi nhẹ nhàng chạm bàn tay lên vai con bé.
- Này em...
Nó bất ngờ hất bàn tay tôi ra và hét toáng lên, nét mặt đầy vẻ sợ hãi.
- Đừng mà! Tránh ra... cháu đau lắm, xin bác đừng...
Tôi bàng hoàng đứng chôn chân tại chỗ, con bé ngã xuống và ngất đi.
- B... Bác Toan... - tôi lắp bắp gọi.
Cửa phòng khám mở ra, bác sĩ cho gọi bác Toan lại và nhìn với ánh mắt đầy vẻ nghi hoặc.
- Bệnh nhân là gì của anh?
- Tôi... À, tôi là bác của cháu nó. Tính hình cháu tôi sao rồi hả bác sĩ, nó bị sao thế?
- Kiệt sức và hoảng loạn. Sức khỏe sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được bồi dưỡng đầy đủ, nhưng tinh thần thì đáng lo ngại đấy.
Tôi vẫn nhớ mình đã bủn rủn chân tay như thế nào khi nghe bác sĩ nói cô bé có vẻ là nạn nhân của xâm hại tình dục không ít lần khiến tâm lý bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Khi tỉnh táo cô bé vẫn nhớ được tên mình là Quỳnh, nhưng cả bác Toan và tôi đều không ai dám hỏi chuyện gì đã xảy ra khiến Quỳnh trở nên như vậy. Bác Toan xếp cho Quỳnh ngủ ở cái giường duy nhất mà chúng tôi có, còn tôi và bác thì trải một cái chiếu trên sàn của cửa hàng làm chỗ ngả lưng. Quỳnh dè dặt, vừa tỏ ra biết ơn tôi và bác Toan nhưng cũng đề phòng hết mức, thậm chí là giật mình hoảng sợ mỗi khi chúng tôi vô tình đứng gần cô bé. Có những đêm có lẽ Quỳnh mơ thấy những chuyện đã qua, nó quẫy đạp chân trên giường, miệng kêu lên những tiếng van xin hoặc gào khóc kêu cứu. Tôi nằm trong cửa hàng liên tục cựa mình, nghe trong dạ bồn chồn không yên. Chuyện gì đã xảy ra với một cô bé con tám tuổi để đến nỗi ám ảnh cả vào giấc mơ lâu như vậy mà vẫn chưa nguôi bớt. Tôi thật chẳng thể tin được những gì mình đang chứng kiến, càng ghê tởm những gì tôi tưởng tượng ra về câu chuyện của Quỳnh. Tôi thao thức đến gần hết đêm, nằm bên cạnh tôi bác Toan có lẽ cũng không ngủ được bởi tôi liên tục nghe thấy tiếng bác khẽ thở dài. Sáng hôm sau, câu đầu tiên bác nói với tôi khi mở cửa hàng là hãy coi Quỳnh như em gái ruột, nhất định phải thương và bảo vệ cho em nó. Tôi gật đầu.
Tôi và bác Toan đều là đàn ông, đương nhiên chúng tôi gặp không ít những khó khăn khi phải chăm sóc cho một bé gái đang gặp vấn đề về tâm lý như thế này. Có những ngày chuyện đã qua bỗng đâu hiện về khiến Quỳnh bất ngờ ngồi co rúm và run rẩy, miệng nghẹn ngào câu cầu cứu hay van lơn đừng đến gần. Tôi và bác Toan chỉ biết lặng nhìn Quỳnh tự mình vượt qua nỗi đau bởi chẳng thể lại gần hay lên tiếng vỗ về. Tôi nghe mặt mình nóng ran, mắt hằn lên những tia đỏ, vừa thương hại cho em tôi lẫn căm tức kẻ nào đó mất hết nhân tính. Bác sĩ dặn chúng tôi không được để cho Quỳnh hoảng sợ, phải giữ khoảng cách nhưng đồng thời cũng cần tạo cho em Quỳnh tôi một cảm giác an toàn, tin cậy. Tôi và bác Toan vốn chẳng dư dả gì nên càng phải cố gắng dành dụm để có tiền đưa em Quỳnh tôi đi khám định kỳ. Có những khi nhìn em tôi lủi thủi một mình tôi lại thấy xót xa, muốn đến gần nhưng lại sợ khiến cho em hoảng loạn.
- Anh Kiên.
Tôi ngỡ ngàng nhìn lên, đây là lần đầu tiên Quỳnh gọi tôi kể từ ngày gặp em đến tận bây giờ.
- Này, anh - Quỳnh đưa tôi chiếc gương xe máy rồi bật cười. Tôi soi mình trong đó rồi cũng cười theo, tôi không biết mình cười vì vết nhọ đen trên má hay vì cuối cùng em tôi cũng dần mở lòng ra với mọi người rồi. Bác sĩ bảo đó là một dấu hiệu rất tốt. Tôi đưa cho Quỳnh con dao đã mang theo bên mình từ khi bỏ nhà đi, bảo nó có thể để đầu giường phòng thân cho đỡ sợ.
Bác Toan thương Quỳnh như con ruột nên chẳng bao giờ lại quá gần để em tôi khỏi bất an. Cho nên có lần tôi lỡ tay làm cái áo phông đang mặc dính vết dầu liền cởi phăng nó ra mà không để ý có Quỳnh ở đó, bác Toan sợ hành động của tôi làm khơi dậy ám ảnh trong Quỳnh, bác cầm cái gậy dọa tôi chạy vòng quanh cửa tiệm. Nhưng Quỳnh không sợ, nó nhanh chân chạy đến dang tay chắn cho tôi. Bác Toan buông thõng cái tay cầm gậy, vừa thở hổn hển vừa cười, tôi cười và em Quỳnh tôi cũng vậy. Nó bật cười khúc khích. Tôi tự hứa với mình sẽ luôn khiến cho em tôi được cười hồn nhiên và trong trẻo như thế. Giờ nó là em tôi, đương nhiên tôi có trách nhiệm.
4. Gia đình
Nếu gọi ba người chúng tôi là một gia đình thì không đúng lắm bởi bác Toan chưa bao giờ nhận tôi hay em Quỳnh tôi là con nuôi cả.
- Cứ sống tốt với nhau là được, con nuôi hay không chỉ khác nhau ở cách xưng hô. Vẽ!
Tôi cười, cũng chẳng lấy gì làm buồn bởi lời bác nói có sai câu nào đâu.
- Nhưng mày phải bảo vệ em mày cho tốt, đừng để nó chịu thiệt thòi. Cái cửa hàng này giờ tao giao hết cho mày đấy.
- Ơ thế bác định đi đâu?
- Tao về cái cửa hàng cũ của tao - tôi biết bác nói đùa bởi chỗ ấy giờ người ta đã phá đi và một cái trạm xăng đã mọc lên từ mấy năm trước rồi.
- Mày quả thật không nói dối tao - bác tiếp lời - mày học nghề nhanh như học con chữ ấy, rồi cũng gây dựng được cái cửa hàng sửa xe to đẹp gấp mấy lần cái cũ này, làm được ngôi nhà này nữa. Giỏi, giỏi lắm!
Bác gật gù đầy vẻ tự hào và mãn nguyện. Dạo này trông bác già hẳn đi, bác cũng hay nhắc chuyện từ mười mấy năm trước, từ cái ngày đầu tiên bác bắt gặp tôi ngồi ở bậc cửa trong bộ dạng đen nhẻm và nhếch nhác. Nếu hỏi tại sao bác biết ngay tôi bỏ nhà đi thì bác cười lớn, vì tao cũng bỏ đi.
- Chuyện dài lắm con ạ. Nhưng tao cũng ngồi ở cái bậc cửa ấy đấy, lúc đó nó chỉ là một cái lán bị bỏ hoang, tao giúp một người bị hỏng xe ở đó và để cảm ơn, hôm sau người ta mang đến cho tao một số đồ nghề để sửa xe dạo. Hề hề. Dần dần tao có nghề, có cơm, và có cuộc sống.
Tôi trầm ngâm nghĩ về của đời của bác, về điều gì khiến bác bỏ nhà đi, về những gian nan để từ một cái lán bỏ hoang trở thành một cửa hàng tuy nhỏ nhưng đủ đầy như thế.
- Ba người chúng ta gặp nhau kể cũng là nột cái duyên - bác cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi - cái duyên của việc bỏ nhà mà đi.
Ai đó đã nói hãy lấp đầy ngôi nhà bằng tình yêu thương, nó sẽ trở thành gia đình, quả thực không sai. Chúng tôi là một gia đình được gắn kết bởi ba phận đời cay đắng trôi nổi khác nhau, một gia đình chẳng có lấy một tiếng xưng cha gọi mẹ nhưng ấm cúng bởi tình thương và dùng tình thương để bù đắp cho nhau những tổn thương trong quá khứ. Em Quỳnh tôi giờ đã là cô chủ của một cửa hàng tiện ích nhỏ nằm ngay sát ngã tư, nó nhanh nhẹn và thức thời nên viẹc kinh doanh khá thuận lợi. Nó chưa bao giờ quên những điều người ta cho là đáng phải quên, em Quỳnh tôi đặc biệt hơn thế. Nó tranh thủ thời gian nghỉ để mở một diễn đàn trên mạng, tuyên truyền chống hành vi bạo hành và xâm hại trẻ em, hay tạo sân chơi lành mạnh cho cả phụ huynh và con cái có cơ hội gắn kết và đồng hành cùng nhau.
Tôi thua kém con bé rất nhiều. Tôi từ bỏ một mối tình đã qua từ lâu nhưng mỗi lần đi trên con đường nào đó gắn đầy kỷ niệm, tôi lại không khỏi hoang hoải những vấn vương một cách yếu đuối. Còn em Quỳnh tôi thì mạnh mẽ hơn thế, và nỗi buồn của tôi so với nó thì chỉ là một chuyện cỏn con. Nó đã học được cách lướt qua những ánh mắt tò mò soi mói, những cái nhìn kỳ thị dành cho nạn nhân bé nhỏ khi mọi người mang máng biết chuyện. Họ rỉ tai nhau nửa thương hại nửa cười cợt khi các bà đang độ thèm khát hồi xuân thì lại chẳng có sức thu hút bằng một con bé tám tuổi, nó đâu có kinh nghiệm gối chăn cho nên đến nỗi phải bỏ nhà mà chạy đi. Sự đời vốn không ngược, có chăng là lòng người ta đã bị dục vọng che mờ và kéo họ lún sâu xuống vũng lầy nhơ nhớp. Dù quá khứ thế nào, trong tôi em vẫn là thanh sạch nhất. Em đủ mạnh mẽ để vực tôi dậy mà đi qua những khó khăn. Em Quỳnh tôi bình thản, nhờ nhớ lại những lời lẽ cay nghiệt năm xưa ấy mà giờ em mới đủ quyết tâm làm những việc như thế này, rồi anh xem, chúng ta sẽ không chỉ là một gia đình có ba người mà đông hơn thế gấp nhiều lần ấy chứ.
Tôi tin, và bác Toan cũng vậy. Ba người trong gia đình chúng tôi giống như ba ngọn nến cùng sưởi ấm cho nhau trong lạnh giá cõi người và thắp sáng cho nhau niềm tin để sẵn sàng bước trên lối đi của riêng mình. Nhưng ngọn nến nào rồi cũng đến lúc lụi tàn, chỉ là cái cách mà nó đến khiến tôi và Quỳnh không ngờ nhất. Nó chẳng giống như bất kỳ bộ phim hay câu chuyện kịch tính nào tôi từng đọc cả.
Một tai nạn thảm khốc xảy ra khi chiếc xe cảnh sát đang cố gắng truy đuổi nhóm tội phạm buôn bán trẻ em và chất ma túy trên đường, chiếc xe của bọn tội phạm phóng thật nhanh đã bất ngờ tông thẳng vào xe của bác Toan ở đoạn đường rẽ. Tên cầm đầu cũng là kẻ cầm lái bị bất ngờ nên không xoay sở kịp, chấn thương sọ não và chết ngay tại đó, bốn tên còn lại bị cảnh sát tóm gọn. Lúc nhận được tin dữ, chúng tôi có mặt trong bệnh viện khi bác Toan đang thoi thóp chút sức tàn cuối cùng. Kẻ cầm đầu nhóm tội phạm khét tiếng Doãn Văn Thông đã chết chính là kẻ đã thực hiện hành vi đồi bại với em Quỳnh cùng bao đứa trẻ xấu số khác, tin ấy khiến bác Toan nở nụ cười trong đau đớn bởi cũng có ngày bác trút được nỗi căm hờn chất chứa trong lòng bấy lâu. Bác Toan tha thiết nói tôi phải che chở cho em Quỳnh, còn nữa, đừng đứa nào để tay phải vấy bùn như năm xưa bác đã từng để rồi không thể tự tha thứ cho mình được. Tôi và Quỳnh nhìn nhau đầy thắc mắc. Bác phải trả giá cho việc ngày xưa đã làm, cái chết đau đớn sẽ khiến bác nhẹ lòng hơn, đó là những gì bác kịp nói trước khi trút hơi thở cuối cùng. Bác đã làm gì?
- Đã... đã... từng... g... - câu nói đứt ngang, chúng tôi nắm chặt bàn tay gầy gò của bác mà khóc.
Sau ngày bác Toan mất, tôi thu dọn đồ đạc trong phòng của bác, vô tình phát hiện ra một tấm ảnh cũ kỹ cùng vài mảnh giấy mà chữ chỉ còn lờ mờ. Tôi lấy bút chì vạch theo nét chữ đã mờ ấy, những thông tin ngắn trong đó cho tôi suy luận bác Toan đã từng là một kẻ cò mồi cho người ta vượt biên sang Lào hoặc Campuchia, bác còn có sự qua lại tình cảm với một người phụ nữ là "khách hàng" của mình. Vài dòng khác lại thấy ghi ngày tháng năm mất của người phụ nữ ấy, người đã khuyên bác bỏ nghề vì thị đã có chút vốn liếng làm ăn. Trên đường đi, bác đã nổi lòng tham mà cướp số tiền người tình đem theo, xảy ra xô xát và không may người phụ nữ ấy bị đập đầu vào vách đá. Bác Toan cầm số tiền bỏ trốn đi biệt tích, nhưng ám ảnh khiến bác không khỏi hoảng sợ nên đã ghi lại ngày tháng hôm đó để mỗi năm lại thắp nén nhang cũng giỗ, mong cho người phụ nữ xấu số ấy siêu thoát. Tôi lật sang tấm ảnh, dù nó có nhòe đến đâu tôi cũng nhận ra được đó là mẹ tôi. Không khó để đoán ra được rằng khoảng thời gian hơn bốn năm không tin tức chính là vì mẹ tôi đã chết.
Mẹ tôi. Bác Toan. Cửa hàng. Duyên phận. Mọi thứ cứ quay vòng vòng trong đầu khiến tôi muốn ngất đi được. Tôi nhốt mình trong phòng đã nhiều ngày, Quỳnh nhìn mặt tôi hốc hác bơ phờ vì mất ngủ thì lo cho tôi lắm, em mang cho tôi một cốc nước táo ép lên phòng nhưng không may làm đổ. Ly thủy tinh vỡ, nước loang trên sàn nhà.
- Ôi, em xin lỗi.
- Không sao đâu Quỳnh.
- Em vụng về quá, làm bẩn phòng anh mất rồi, ly cũng vỡ, em thật tệ...
- Anh đã nói không sao mà - tôi cắt ngang lời Quỳnh - ly vỡ rồi thì thôi, em như vậy nó cũng có lành lại được đâu. Nước bắn bẩn có thể lau đi là lại sạch mà. Ngốc quá.
Tôi cười trấn an em.
- Vậy... Vậy chuyện đã qua rồi chẳng phải cũng giống như cái ly đã vỡ đó sao, anh như vậy cũng có thay đổi được gì đâu?
Tôi lặng yên.
- Bác Toan đã phải trả giá bằng bao nhiêu năm day dứt ân hận, và cũng chính bác là người đã cưu mang anh đến ngày nay anh trưởng thành. Nước bắn bẩn có thể lau sạch, mẹ anh hay bác Toan đều đã chẳng còn nữa, có phải mọi chuyện anh cũng nên cho qua?
Mặt tôi nóng ran khi nhận ra mình mới là kẻ ngốc mãi chẳng chịu bước chân lên phía trước mà cứ đắm chìm vào những thứ giờ đã chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nếu đã nằm trong vòng quay của một chữ duyên thì có lẽ cũng nên tùy duyên mà chấp nhận mới phải. Tôi đặt gánh suy tư xuống như cái cách năm xưa đã thản nhiên bỏ nhà mà đi khi thấy nó chẳng phải phải là nơi có thể được gọi là nhà vậy. Từ trong thẳm sâu tôi thừa nhận mình chẳng mảy may có ý nghĩ hận bác Toan, bởi chính bác là người cho tôi và em Quỳnh tôi một mái ấm, một cơ nghiệp từ ngày tôi bỏ đi và cho đến cả phần đời về sau này của anh em tôi nữa.
Dù thế nào, chúng tôi cũng vẫn là một gia đình.
HẾT