Típ bỏ túi hội thoại văn học
Vào 09/04/2022
💎 TIP BỎ TÚI HỘI THOẠI VĂN HỌC
Chuyên mục "Kinh nghiệm viết" được thực hiện bởi Ổ Sách.
Xin chào, ngày hôm nay admin mời tới đây nhà văn Lâm Phương Lam - với cương vị là ban giám khảo cuộc thi viết tiểu thuyết chủ đề Tái Sinh của Ổ Sách. Nhà văn sẽ chia sẻ cho chúng ta một số tip bỏ túi hội thoại văn học.
Sau đây là một vài câu hỏi admin tổng hợp được qua quá trình duyệt truyện và lắng nghe tâm tư cảm xúc của nhiều tác giả, có nhiều trường hợp mọi người phân vân không biết viết sao cho đúng. Xin phép được nhờ nhà văn giải đáp.
👉 Câu hỏi 1:
Trong một đoạn tác phẩm, vừa có hội thoại trực tiếp, vừa có hội thoại gián tiếp (là những dòng hồi tưởng của nhân vật về lời nói của người khác). Thì các bạn sử dụng gạch đầu dòng cho hội thoại trực tiếp và ngoặc kép cho hội thoại gián tiếp. Như vậy thì có nên không? Cách xử lý như thế nào là tốt nhất trong trường hợp này.
Trả lời:
> Hội thoại trực tiếp và hội thoại gián tiếp luôn sử dụng song song trong quá trình sáng tác văn học, dù là truyện ngắn hay truyện dài, hoặc tiểu thuyết. Để tránh cảm giác rời rạc đứt đoạn, và lôi kéo cảm xúc liền mạch dễ hiểu cho người đọc, bản thân người viết cần đề cao mục trình bày đoạn văn. Lam xin nhấn mạnh, việc trình bày vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới quyết định: người đọc tiếp tục hoặc bỏ ngang bản thảo của bạn đấy. "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" là chuyện ngày xưa rồi. Bây giờ, đòi hỏi yêu cầu của người đọc cao hơn rất nhiều, "Nước sơn vừa mắt mới tiếp tục kiểm tra chất lượng gỗ" đó.
> Sử dụng "gạch đầu dòng cho hội thoại trực tiếp" là đúng, nhưng sử dụng "ngoặc kép cho hội thoại gián tiếp" là SAI.
> Cách xử lý tốt nhất là:
- Cách 1: "gạch đầu dòng cho hội thoại trực tiếp" và "hành văn một câu văn bình thường với hội thoại gián tiếp".
- Cách 2: "ngoặc kép cho hội thoại trực tiếp" và "hành văn một câu văn bình thường với hội thoại gián tiếp".
👉 Câu hỏi 2:
Ngoài hội thoại gián tiếp, có những trường hợp đặc biệt như lời nói từ hệ thống (trong các truyện xuyên vào hệ thống và làm nhiệm vụ theo máy chủ yêu cầu). Nhiều tác giả sử dụng ngoặc vuông [] để thể hiện lời nói của hệ thống/máy chủ. Cách dùng này có đúng không? Nếu không đúng thì người viết nên sửa như thế nào?
Trả lời:
> Cách dùng này không sai, nhưng KHÔNG NÊN.
Ngoặc vuông [] được dùng nhiều trong mục chú thích dạng văn bản khoa học nghiên cứu. Đối với thể loại sáng tác văn học, [] cũng được sử dụng với mục đích như trên, chú thích cụ thể hơn về tư liệu hoặc trích dẫn, trình bày phía dưới số thứ tự trang.
> Cách xử lý: "hành văn một câu văn bình thường"
VD: Cô nói, "Được, vậy anh cứ đi đi!". Làm ơn, anh có thể hãy ở lại hay nói điều gì đó được không? Lời van vỉ đó không ngừng vang lên trong tâm trí, nhưng không, giọng cô vẫn vô cùng lạnh lùng, "Đi đi. Anh đi ngay đi.".
Cụ thể từng câu:
Cô nói, "Được, vậy anh cứ đi đi!".
-> diễn giải + hội thoại trực tiếp.
Làm ơn, anh có thể hãy ở lại hay nói điều gì đó được không?
-> lời nói hệ thống ở đây là tiếng nói vang vọng thúc giục trong chính tâm trí cô. Trái tim cô thúc giục muốn được như thế.
Lời van vỉ đó không ngừng vang lên trong tâm trí, nhưng không, giọng cô vẫn vô cùng lạnh lùng, "Đi đi. Anh đi ngay đi.".
-> diễn giải + hội thoại trực tiếp.
Như vậy, khi kết hợp hội thoại gián tiếp + trực tiếp của 1 nhân vật chủ thể, trình bày trong văn học đc hiểu đơn giản là hành văn bày tỏ tâm lý nhân vật.
Tránh được việc dùng dấu [].
Trong trường hợp "Làm ơn, anh có thể hãy ở lại hay nói điều gì đó được không?" là câu nói của người khác, không phải của nhân vật "cô".
> chúng ta có thể in nghiêng, hoặc sử dụng ngoặc đơn (' '), sau đó phẩy (,) để diễn giải.
👉 Câu hỏi 3:
Trường hợp đọc một lá thư dài hoặc những đoạn tin nhắn xuống dòng liên tục, thì mỗi một đoạn xuống dòng có cần liên tiếp sử dụng ngoặc kép hay không? Hay là chỉ cần sử dụng ngoặc kép cho đầu đoạn và cuối đoạn. Cách diễn đạt như thế nào là tốt nhất trong trường hợp này?
Trả lời:
> Người viết cần phân biệt "đoạn văn" và "câu hội thoại trực tiếp". Nhiều đoạn văn/tin nhắn trong một lá thư dài thì vẫn được hiểu là một văn bản trích lọc. Chỉ cần sử dụng ngoặc kép "" cho đầu đoạn và cuối đoạn.
👉 Câu hỏi 4: Về việc sử dụng dấu câu để phân tách phần hội thoại. Không biết các ví dụ dưới đây thì ví dụ nào đúng, ví dụ nào sai.
A. "Thơm quá!" - Mèo con khịt khịt mũi. - "Cá mẹ rán thơm quá." > ĐÚNG
B. - Thơm quá! - Mèo con khịt khịt mũi. - Cá mẹ rán thơm quá. > ĐÚNG
C. "Thơm quá!", Mèo con khịt khịt mũi, "Cá mẹ rán thơm quá." > SAI
D. "Thơm quá", Mèo con khịt khịt mũi, "Cá mẹ rán thơm quá". > SAI
E. - Thơm quá! - Mèo con khịt khịt mũi - Cá mẹ rán thơm quá. > ĐÚNG
> Lam gửi quy tắc:
- Dấu chấm + phẩy không để cuối câu có dấu ngoặc kép hay ngoặc đơn, mà chỉ có dấu trạng thái, tiếp câu sau phải có dấu chấm hoặc phẩy.
- Sau ngoặc kép phải có dấu chấm nếu hết câu. Trước ngoặc kép không dùng dấu chấm, chỉ dùng sau ngoặc kép.
👉 Câu hỏi 5:
Ngoài những trường hợp trên đây thì nhà văn còn lời khuyên nào cho các tác giả khi viết hội thoại không?
> Lam hi vọng các bạn diễn đạt hội thoại cần rạch ròi: "văn nói" và "văn viết".
Trong văn học, hãy hạn chế dùng hội thoại nhất có thể, vì việc đó chuyên dùng biểu đạt ở mảng phim.
Trong văn học, ngôn ngữ là cốt lõi và quan trọng nhất. Thay vì dùng hội thoại, hãy sử dụng con chữ để biểu đạt nội tâm của nhân vật. Việc này không chỉ giúp người đọc hiểu sâu về thế giới quan của nhân vật được xây dựng, mà người viết sẽ trau dồi được tư duy logic và đạt đỉnh cảm xúc trong quá trình bầu bạn với con chữ, cũng như làm giàu từ điển tiếng việt thêm phong phú của bản thân hơn.
Hẹn gặp các bạn ở mùa giải TÁI SINH 2022 nhé.
----
❤️ Cám ơn nhà văn Lâm Phương Lam đã dành thời gian giải đáp thắc mắc cho Ổ Sách. Xin chúc nhà văn thật nhiều sức khỏe, bút lực dồi dào và gặt hái thêm nhiều thành công trong sự nghiệp.
----
👩🏻💼 Nhà văn, Tiểu thuyết gia Lâm Phương Lam
📚 Tựa sách đã xuất bản:
Ai dắt em đi qua nỗi đau? (tiểu thuyết 2012)
Chạy theo ánh mặt trời (truyện dài 2013)
Vấp ngã tuổi 20 (truyện dài 2014)
Say đắm (tiểu thuyết 2014)
Mụ ghẻ (tiểu thuyết 2014)
Bà mẹ bỉm sữa (hồi kí 2015)
Gửi thanh xuân ở lại (tiểu thuyết 2016)
Động lòng sẽ đau lòng (tiểu thuyết 2020)
----
🌼 Hi vọng Tip bỏ túi hội thoại văn học của nhà văn Lâm Phương Lam giúp ích được nhiều cho chúng ta trong quá trình viết lách. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc, bạn có thể inbox cho Fanpage Ổ Sách, hoặc chuyên mục confession (https://osach.net/activities/confessions), ad sẽ tập hợp và giải đáp nhé!
Thân ái
Admin Ổ Sách
Truyện Sắc Là Gì? Đừng Nhầm Lẫn Giữa Sắc Và Ngôn Tình
vào 11/06/2022
Giới thiệu sáchTruyện sắc là gì mà lại khiến dân tình điên đảo, phát cuồng lên vì độ “nóng” của nó. Nóng ở đây có nghĩa là hot về cả nội dung truyện lẫn sức hút đối với độc giả. Chỉ mới nghe tên thể loại truyện thôi có lẽ người mới sẽ không thể hiểu hết được toàn bộ nội dung truyện muốn nói. Nên có thể dễ nhầm đối với thể loại...
Làm thế nào để viết tiểu thuyết 80000 từ?
vào 21/02/2022
Kinh nghiệm viếtViết 80.000 từ có khó không?
80.000 từ cho một cuốn tiểu thuyết, thoạt nghe sẽ thấy thật là nhiều.
Nếu viết 80.000 từ trong 1 ngày hay 1 tuần, chắc hẳn sẽ rất khó. Ngay cả ad nếu chỉ có một mình chắc chắn cũng sẽ không làm được.
Nhưng nếu viết trong vòng 9 tháng thì có còn khó không?
Ad sẽ làm một phép chia nhé.
...