1451
42
1322 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

1. Một số điều cần biết khi viết truyện (Phần 1)


 1. Để tên tác giả.

Nếu bạn là người viết ra một tác phẩm thì hãy để tên bạn vào dưới tất cả các phần của câu chuyện của bạn, đặc biệt là dưới tựa đề. Rất nhiều truyện được lấy về, lưu trong máy, thậm chí được in ra, do những độc giả. Nhưng những những độc giả đó thường không bao giờ bận tâm sao chép thêm tên bạn nếu tên bạn để tách rời với truyện. Khi bạn sáng tác một câu chuyện nào đó, nghiệp dư hay không, đăng ở đâu cũng như vậy, bạn xứng đáng được biết tới ít nhất là chính bạn đã tạo ra câu chuyện đó chứ không phải là ai khác.

2. Luôn đặt dòng cảnh báo.

Khi viết, hãy luôn đặt một dòng cảnh báo cẩn thận nếu fic của bạn có chứa những nội dung dù chỉ hơi người lớn một chút hoặc những nội dung có thể gây phản cảm cho người đọc. Chẳng hạn như cái chết của nhân vật chính, nỗi sợ,... Điều này về phía độc giả, sẽ giúp họ tránh được những truyện mà họ không muốn đọc, đọc xong sẽ gây cho họ cảm giác khó chịu. Về phía bạn, nó sẽ giúp bạn tránh được một phần những lời chỉ trích nếu có.
3. Viết giới thiệu ngắn.

Hãy luôn luôn giới thiệu ngắn về câu chuyện của bạn. Nó giúp người đọc có được một cái nhìn về truyện đó và quyết định liệu mình có muốn đọc nó hay không, có lựa chọn đọc nó hay không giữa hàng ngàn, hàng triệu triệu những truyện đang đầy rẫy trên mạng. Hãy đăng phần giới thiệu ngắn đó ở ngoài truyện nếu có thể được. Rất nhiều người tớ biết, trong đó có tớ, thường bỏ qua những truyện khi nó không có giới thiệu ngắn.

4. Cẩn thận khi viết giới thiệu ngắn.

Hãy cẩn thận khi viết giới thiệu ngắn về truyện, có thể đặt một phần cảnh báo vào phần giới thiệu ngắn. Nếu bạn viết về một câu chuyện lãng mạn về một đôi nhân vật nào đó bạn yêu thích, hãy cố nói là bạn đang viết về đôi nhân vật đó. Rất nhiều người đọc chỉ muốn đọc về một đôi nhân vật mà họ yêu thích. Đọc về đôi khác có thể gây cho họ phản cảm. Cũng cố đừng làm lộ kết thúc của mình trong phần giới thiệu ngắn. Hãy để câu chuyện của bạn có một chút gì bí ẩn để hấp dẫn người đọc. Thường thì khi gặp một câu chuyện để lộ kết cục ngay từ đầu, người đọc sẽ bỏ qua. Bạn cũng nên hạn chế dùng những từ như "rất bí ẩn", "kỳ lạ" ở trong phần giới thiệu ngắn một cách tối đa trừ khi nó vô cùng cần thiết. Nó làm cho người đọc cảm thấy truyện của bạn thiếu sáng tạo và đang đi theo một hướng quen thuộc.
5. Kiểm tra lại chính tả.

Cho dù bạn đang viết tiếng Việt hay đang viết tiếng Anh, hãy kiểm tra lại chính tả. Tránh viết tắt hay dùng những kí hiệu đặc biệt. Đây là điều tối thiểu mà bạn có thể làm để tôn trọng độc giả của bạn. Không có gì khó chịu hơn là đọc một câu chuyện đầy những từ viết tắt, những ký hiệu. Hơn nữa, viết tắt và kí hiệu sẽ phá hỏng những đoạn sâu sắc, những khúc miêu tả tâm lý và những hiệu ứng mà bạn tạo cho truyện của bạn bằng ngôn từ.
6. Người kiểm tra truyện.

Tớ khuyên là bạn nên tìm cho mình một người kiểm tra truyện. (Beta-Reader) Người này có thể là bất cứ ai, bạn, người thân, không cần phải là một nhà phê bình văn học, chỉ cần là một người yêu thích văn học. Đừng chọn một người kiểm tra truyện không bao giờ đọc sách để giải trí hay bản thân người đó lại dùng ngữ pháp sai trầm trọng. Khi người kiểm tra truyện tìm được một lỗi sai, hãy biết ơn người đó chứ đừng tỏ ra khó chịu. Những nỗ lực của một người kiểm tra truyện không phải là để đối chọi hay đả kích bạn mà chỉ là mong muốn giúp truyện của bạn hoàn thiện hơn.
7. Đừng xin lỗi.

Nếu truyện của bạn chưa được beta (kiểm tra) thì đừng nói lên điều đó. Đừng thông báo một cách căng thẳng "Đây là truyện đầu tay của tôi". Nếu chính bản thân người viết truyện cảm thấy phải xin lỗi độc giả về những lỗi ngữ pháp hay là những lỗi khác có thể có trong truyện thì những người đọc nhạy cảm có thể nghĩ "Cảm ơn đã thông báo" và không đọc truyện đó nữa. Cho dù bạn viết về nội dung gì, có làm phản cảm người đọc hay không, đừng bao giờ xin lỗi về nó. Tớ đã học được điều này và đây là bài học mà tớ nhớ nhất. Khi tớ viết một truyện có nội dung có thể khiến người khác khó chịu. Một số người phản ứng lại truyện của tớ, chỉ trích nội dung đó. Nhưng khi tớ xin lỗi về nó, thì tớ nhận được không ít những lời "Bạn không phải xin lỗi vì điều đó.", "Bạn không cần phải xin lỗi đâu." từ cả những người ủng hộ tớ và những người đã chỉ trích tớ. Bởi vì nếu bạn đã không yêu thích và tự hào về những gì mình viết thì đăng nó có ý nghĩa gì chứ? Và nếu bạn thông báo nó ra thì còn có ai muốn đọc nó nữa không? ĐỪNG ĐĂNG TRUYỆN CHO ĐẾN KHI BẠN TỰ HÀO VỀ NÓ.
8. Chú ý của người viết.

Một số người có xu hướng đặt một câu lời của mình vào ngay giữa câu chuyện của mình. Đừng làm thế. Bạn không cần phải chen ngang vào một câu câu như vậy dạng "Tác giả: Tôi quên mất không nói, đó là người yêu cũ của cô ta." hay "Tác giả: Viết cậu ta như thế này tôi cũng đau lắm chứ." Nếu bạn có điều gì quên mất không nhắc đến, hãy tìm cách nhắc đến ở phần sau và mọi câu lời của mình chỉ nên đặt ở đầu hoặc cuối truyện.

9. Hãy để cho mình có thời gian để viết.

Đúng là có nhiều khi bạn sẽ viết được một truyện hay với những tình cảm trào dâng chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho truyện của bạn. Dành thời gian để đọc lại nó và suy nghĩ về nó. Nếu bạn viết toàn bộ truyện trong một phút cảm hứng dào dạt, cũng đừng nói nó ra khi giới thiệu về truyện của mình. Vì tâm lý người đọc là chẳng bao giờ muốn đọc một truyện có vẻ không được chăm chút cẩn thận cả.
10. Đặt cho mình một hạn chót.

Hãy cố hoàn thành kịp truyện của mình trước hạn chót đó. Tuy hạn chót có tác dụng kích thích bạn viết, nhưng xin nhớ hạn chót không phải là một thứ giết chết chất lượng. Hãy chú ý tới hạn chót nhưng đừng coi trọng quá mức hạn chót. Nếu bạn cần, thì hãy để thêm thời gian cho mình để viết một truyện thật sự chất lượng chứ không phải chỉ là một sản phẩm trong cơn vội vã. Và đối với việc đọc, việc một truyện đang hay dừng lại và phải chờ đợi nó cập nhật tiếp là một việc chờ đợi bực bội, nhưng cũng đem đến một cảm giác chờ đợi rất hay chỉ có ở riêng việc đọc truyện.

Truyện cùng tác giả