Chiếc lá cuối cùng: bài học khởi đầu cho con đường nghệ thuật
Bản thân trong cuộc đời mỗi người nghệ sĩ, ai cũng đều khao khát ít nhất một lần trong đời tạo ra được một kiệt tác nghệ thuật có thể coi là bất hủ. Đó là ước muốn chung của tất cả những con người đi theo lĩnh vực nghệ thuật, nhận lấy trách nhiệm gìn giữ và tạo ra những tinh hoa văn hóa cho thế giới tinh thần đầy màu sắc của nhân loại.
Bất kể đó là hội họa, âm nhạc hay văn học, người nghệ sĩ nào cũng đều mong ước đứa con tinh thần của mình có thể vươn tới những ánh hào quang rực rỡ của nữ thần kiệt tác, được cả thế giới công nhận và yêu mến. Nhưng trong những cuộc hành trình tạo ra cái đẹp ấy, không phải ai cũng đủ kiên trì và may mắn để bước tới được con đường cuối cùng huy hoàng và thắng lợi. Có đôi khi, cái đẹp của nghệ thuật không phải nằm ở dáng vẻ bóng bảy, hào nhoáng bề ngoài mà nằm ở giá trị và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống con người. Chung quy lại, cái đích mà mọi lĩnh vực nghệ thuật đều muốn hướng tới đó là làm cho cuộc sống thêm lạc quan và tích cực.
Đó cũng là những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà tác giả người Mĩ O'Henry muốn gửi gắm đến tất cả chúng ta qua tác phẩm truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng". Được rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên, "Chiếc lá cuối cùng" là một câu chuyện đầy cảm động và giàu giá trị suy ngẫm cho tất cả chúng ta và đặc biệt là những người nghệ sĩ đang rong ruổi trên con đường sáng tạo nghệ thuật nói riêng. Mở đầu tác phẩm, nhà văn O' Henry đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về những con phố ngoằn nghèo được gọi là "biệt khu" - nơi sinh sống của những con người lao động nghèo khổ. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh của những khu nhà trọ tồi tàn, ẩm ướt với những mái nhà cũ rích, run lẩy bẩy giữa bão tố sau mỗi cơn mưa. Trong cái khu phố nghèo nàn ấy, có những con người cháy rực ngọn lửa đam mê đối với nghệ thuật nhưng lại chưa đủ may mắn để tạo nên những kì tích. Họ vẫn ở đó, ngày ngày nuôi lớn khát vọng có một ngày, những đứa con tinh thần ấy được mọi người biết đến, tài năng của họ được người khác công nhận. Họ vẫn chờ đợi trong cái vòng đời và số phận nghiệt ngã bởi chính tình yêu nghệ thuật. Tôi chợt nhìn thấy bóng dáng mình ở đâu đấy trong những con người đó. Bởi suy cho cùng, hội họa hay văn học thì câu chuyện về những người nghệ sĩ lang thang trên con đường mòn mỏi để tìm kiếm một vùng đất hào quang chưa bao giờ là mới. Tôi cũng chỉ là một người viết không chuyên, nhưng niềm đam mê của tôi đối với nghệ thuật cũng luôn thôi thúc tôi khao khát tìm kiếm một chỗ đứng trong lòng độc giả. Tôi cũng đã từng không dưới một lần ấp ủ hi vọng tạo nên một tác phẩm đáng để đọc giống như ông lão họa sĩ Behrman khát khao tạo ra một kiệt tác để đời. Cho dù có người hiểu thì thông cảm, có người không hiểu thì cho rằng tôi mơ mộng mà với cao. Nhưng đó là tất cả những tình cảm yêu thương chân thành và thiêng liêng nhất của tôi đối với những đứa con của mình. Tôi không cần sự nổi tiếng. Điều tôi cần là một sự quan tâm và đánh giá đúng mực đối với niềm đam mê của chính bản thân mình. Đó là một khát vọng chính đáng mà có lẽ không chỉ riêng tôi, không chỉ riêng các nhà văn hay họa sĩ, mà của tất cả những người đang có niềm say mê và nhiệt huyết theo đuổi những ước mơ chân chính. Tôi đọc đến đoạn cô bạn Sue khi cô nói chuyện với Johnsy mà cảm thấy có chút gì đó cay đắng, ngậm ngùi. Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học. Đối với những người theo nghiệp viết lách, tôi cảm thấy có một sự đồng cảm tương tự. Trong một cuốn sách tôi đọc được khi viết nghề làm báo, đã có những lời tâm sự mà sau khi đọc xong tôi cảm thấy trong lòng mình tự nhiên dâng lên đầy vị chua chát. Đó là câu chuyện về một số người khi còn ở thời sinh viên, để thêm vào tiền học, tiền ăn, đành phải đạo văn, cóp nhặt từ hàng trăm mẩu chuyện khác nhau rồi gửi về các tòa soạn để kiếm tiền nhuận bút. Hay tôi lại nhớ đến dòng văn ăn theo thị trường mà người ta vẫn quen gọi là văn học "mì ăn liền". Con đường để đến với thành công đôi khi không công bằng với những nghệ sĩ trẻ và không phải ai cũng thật sự được khởi đầu từ những tấm thảm đã được trải sẵn hoa. Thế rồi, cô gái Johnsy ở trong tác phẩm lại làm cho tôi cảm thấy dường như cô ta đã bước ra từ trong truyện mà bước chân vào cả trong thế giới đời thường này. Tôi nhớ mình đã từng thấy bóng dáng cô ta đâu đó, ở trong một bộ phận giới trẻ, dễ dàng buông xuôi, dễ dàng bỏ cuộc, dễ dàng đưa ra một dấu chấm hết mà không một lần chịu đứng dậy đấu tranh, bảo vệ lấy cuộc sống của chính mình. Những người như cô gái ấy, yếu đuối nhưng lại không thể làm cho người ta thương hại, luôn lẩn tránh cuộc sống, chỉ muốn thu mình vào cái vỏ ốc bé tí tẹo mà chết dần chết mòn. Nếu như không có một người bạn nhiệt tình giống như Sue, một người cha, người chú cao thượng giống như bác họa sĩ già Behrman giúp cô ta tìm lại niềm tin giành lấy sự sống, cũng không thể biết được, cô ta sẽ chết vì căn bệnh viêm phổi hay sẽ chết vì đói khát, chết vì chẳng còn ý chí sinh tồn. Cuối cùng thì bài học về giá trị của cuộc sống, về khát vọng tồn tại, cô ta cũng học được. Nhưng cái sự nhận thức muộn màng ấy, chẳng phải là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết của bác họa sĩ già vô tội hay sao? Nếu cô ta biết mạnh mẽ hơn, biết đương đầu với bệnh tật bằng chính ý chí của mình để chiến thắng nó ngay từ đầu thì có lẽ sẽ không có câu chuyện đau lòng mà chúng ta nhận ra sau đó. Càng đọc, càng ngẫm và càng thấm thía. Dưới ngòi bút tài tình của O'Henry, bạn sẽ khó có thể rời bỏ trang sách khi chưa đọc hết toàn bộ câu chuyện, và cũng thật khó để sau khi gấp trang sách lại, bạn không có điều gì để suy ngẫm. Nhân vật mà tôi ấn tượng nhất chính là bác họa sĩ già Behrman, một điển hình tiêu biểu cho chính hình ảnh của những con người với khát khao vươn tới nghệ thuật chân chính. Lão đã ngoài sáu mươi, có bộ râu xoăn như bức tượng Moses của Michael Angelo, lượn như tóc từ đầu của thần Satyr xuống thân hình một con quỷ nhỏ. Behrman không thành công trong nghệ thuật. Ðã bốn mươi năm múa bút mà lão chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình. Lão luôn ấp ủ ý định vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Suốt nhiều năm nay, lão chẳng vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng làm mấy đường quảng cáo hay chào hàng. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu "hoạ sĩ" ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống gin quá độ, nhưng vẫn nói về kiệt tác sắp vẽ của mình. Còn những lúc khác, lão là một lão già nhỏ thó hung tợn, luôn chế nhạo tính nhu mì của bất kì ai và luôn tự xem mình như loại khuyển đặc biệt, canh phòng bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ bên trên. Trên con đường nghệ thuật của mình, ông là một người không may mắn. Già nua, nghèo khó, nhưng bên trong con người của ông họa sĩ ấy, tình yêu nghệ thuật luôn cháy bỏng và mãnh liệt. Tôi chợt nhớ đến những con người giống như ông trong cái xã hội đời thường này. Họ lặng thầm cống hiến, hoặc chỉ đơn giản là say mê theo đuổi những ước mơ của mình. Có những người sớm thành công, nhưng cũng có những người kém may mắn hơn, họ vẫn kiên trì trên con đường mình đã chọn. Có đến hàng trăm nhà văn, nhà thơ, đến hàng nghìn, hàng vạn tác phẩm, làm thế nào để người ta có thể chọn riêng được chúng, để chúng không lẫn lộn với những tác phẩm tương tự, người nghệ sĩ làm được điều đó sẽ tạo nên kiệt tác. Và để làm được điều đó, không gì hợp lí hơn là biến nó thành một thứ làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Cái cách mà O'Henry xây dựng tình tiết không chỉ khiến chúng ta bị lôi cuốn vào những xung đột kịch tính trong diễn biến tâm lí của từng nhân vật mà còn ngay từ đầu đã gieo vào ý thức của chúng ta những suy nghĩ đồng cảm. Còn gì kích thích hơn khi bạn đọc một tác phẩm mà các nhân vật trong đó, bạn đều bắt gặp được bóng dáng của họ đâu đấy ngoài đời thực. Cái đời thực được đưa vào cái nghệ thuật, cả hai cùng hòa quyện tạo nên chính cái giá trị giáo dục và nhân văn trong đó. Tôi thích cái cách mà ông để câu chuyện kết thúc qua lời kể của cô bạn Sue. Tôi không được nhìn thấy cái cảnh bác Behrman cặm cụi trong cái đêm bão táp dữ dội ấy để vẽ thêm một chiếc lá cuối cùng cho cây thường xuân. Nhưng tôi lại hình dung được rõ mồn một, chiếc lá ấy nằm trên bức tường mạnh mẽ và hiên ngang đến mức nào. Có lẽ O'Henry cũng cố tình không miêu tả cảnh ấy là vì thế. Bác họa sĩ già trong cái đêm tối tăm bão táp ấy đã âm thầm và lặng lẽ vẽ nên bức họa cuối cùng của đời mình. Để rồi, khi người con gái bé nhỏ và yếu đuối Johnsy vượt qua cơn hiểm nghèo thì chính bác lại âm thầm ra đi trong cô độc. Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn. Khi đọc tới trích đoạn này, mắt tôi đã thật sự nhòe đi lúc nào không hay. Bởi vì cái kết thúc ấy quá éo le và nghiệt ngã. Éo le ở chỗ cả cuộc đời người họa sĩ đó mải miết đi tìm kiếm thành công, cuối cùng khi quả ngọt ở ngay trước mắt thì ông lại không thể thấy được. Bức kiệt tác cuối cùng đó của ông, trở thành giá trị nghệ thuật đối với người khác, nhưng đối với chính bản thân ông, nó lại được trả giả bởi chính sinh mạng. Nhưng cuối cùng, cái kết ấy lại làm cho tôi có thể yên lòng thanh thản. Bởi lẽ nó cũng có thể đem trả về một sinh mạng khác cho Johnsy. Hóa ra, nghệ thuật lại có lúc có tác dụng lớn lao đến vậy. Tôi khép lại trang sách, mân mê đến từng con chữ cuối cùng, giống như vừa trải qua một cuộc hành trình dài đầy mê hoặc. Đó là những trải nghiệm đầy ý nghĩa của chính bản thân tôi, khi đang loay hoay tìm đủ mọi cách để thực hiện một tác phẩm để đời để rồi ngỡ ngàng phát hiện ra khái niệm nghệ thuật chân chính. Cho đến bây giờ, nếu có ai đó hỏi tôi: Nghệ thuật là gì? Có lẽ tôi sẽ không cần phân vân mà đáp lại ngay rằng: Nghệ thuật chính là cuộc sống. Bây giờ, tôi vẫn viết. Và đến cả sau này, tôi tin mình sẽ vẫn còn cầm cây bút trên tay. Dẫu cho con đường đó không hề bằng phẳng, dẫu cho không hề dễ dàng để tôi tìm ra được một chỗ đứng vững vàng trên con đường ấy thì tôi vẫn sẵn sàng theo đuổi. Bởi vì một lẽ đơn giản đó là: Tôi yêu cuộc sống!
Bất kể đó là hội họa, âm nhạc hay văn học, người nghệ sĩ nào cũng đều mong ước đứa con tinh thần của mình có thể vươn tới những ánh hào quang rực rỡ của nữ thần kiệt tác, được cả thế giới công nhận và yêu mến. Nhưng trong những cuộc hành trình tạo ra cái đẹp ấy, không phải ai cũng đủ kiên trì và may mắn để bước tới được con đường cuối cùng huy hoàng và thắng lợi. Có đôi khi, cái đẹp của nghệ thuật không phải nằm ở dáng vẻ bóng bảy, hào nhoáng bề ngoài mà nằm ở giá trị và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống con người. Chung quy lại, cái đích mà mọi lĩnh vực nghệ thuật đều muốn hướng tới đó là làm cho cuộc sống thêm lạc quan và tích cực.
Đó cũng là những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà tác giả người Mĩ O'Henry muốn gửi gắm đến tất cả chúng ta qua tác phẩm truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng". Được rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên, "Chiếc lá cuối cùng" là một câu chuyện đầy cảm động và giàu giá trị suy ngẫm cho tất cả chúng ta và đặc biệt là những người nghệ sĩ đang rong ruổi trên con đường sáng tạo nghệ thuật nói riêng. Mở đầu tác phẩm, nhà văn O' Henry đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về những con phố ngoằn nghèo được gọi là "biệt khu" - nơi sinh sống của những con người lao động nghèo khổ. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh của những khu nhà trọ tồi tàn, ẩm ướt với những mái nhà cũ rích, run lẩy bẩy giữa bão tố sau mỗi cơn mưa. Trong cái khu phố nghèo nàn ấy, có những con người cháy rực ngọn lửa đam mê đối với nghệ thuật nhưng lại chưa đủ may mắn để tạo nên những kì tích. Họ vẫn ở đó, ngày ngày nuôi lớn khát vọng có một ngày, những đứa con tinh thần ấy được mọi người biết đến, tài năng của họ được người khác công nhận. Họ vẫn chờ đợi trong cái vòng đời và số phận nghiệt ngã bởi chính tình yêu nghệ thuật. Tôi chợt nhìn thấy bóng dáng mình ở đâu đấy trong những con người đó. Bởi suy cho cùng, hội họa hay văn học thì câu chuyện về những người nghệ sĩ lang thang trên con đường mòn mỏi để tìm kiếm một vùng đất hào quang chưa bao giờ là mới. Tôi cũng chỉ là một người viết không chuyên, nhưng niềm đam mê của tôi đối với nghệ thuật cũng luôn thôi thúc tôi khao khát tìm kiếm một chỗ đứng trong lòng độc giả. Tôi cũng đã từng không dưới một lần ấp ủ hi vọng tạo nên một tác phẩm đáng để đọc giống như ông lão họa sĩ Behrman khát khao tạo ra một kiệt tác để đời. Cho dù có người hiểu thì thông cảm, có người không hiểu thì cho rằng tôi mơ mộng mà với cao. Nhưng đó là tất cả những tình cảm yêu thương chân thành và thiêng liêng nhất của tôi đối với những đứa con của mình. Tôi không cần sự nổi tiếng. Điều tôi cần là một sự quan tâm và đánh giá đúng mực đối với niềm đam mê của chính bản thân mình. Đó là một khát vọng chính đáng mà có lẽ không chỉ riêng tôi, không chỉ riêng các nhà văn hay họa sĩ, mà của tất cả những người đang có niềm say mê và nhiệt huyết theo đuổi những ước mơ chân chính. Tôi đọc đến đoạn cô bạn Sue khi cô nói chuyện với Johnsy mà cảm thấy có chút gì đó cay đắng, ngậm ngùi. Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học. Đối với những người theo nghiệp viết lách, tôi cảm thấy có một sự đồng cảm tương tự. Trong một cuốn sách tôi đọc được khi viết nghề làm báo, đã có những lời tâm sự mà sau khi đọc xong tôi cảm thấy trong lòng mình tự nhiên dâng lên đầy vị chua chát. Đó là câu chuyện về một số người khi còn ở thời sinh viên, để thêm vào tiền học, tiền ăn, đành phải đạo văn, cóp nhặt từ hàng trăm mẩu chuyện khác nhau rồi gửi về các tòa soạn để kiếm tiền nhuận bút. Hay tôi lại nhớ đến dòng văn ăn theo thị trường mà người ta vẫn quen gọi là văn học "mì ăn liền". Con đường để đến với thành công đôi khi không công bằng với những nghệ sĩ trẻ và không phải ai cũng thật sự được khởi đầu từ những tấm thảm đã được trải sẵn hoa. Thế rồi, cô gái Johnsy ở trong tác phẩm lại làm cho tôi cảm thấy dường như cô ta đã bước ra từ trong truyện mà bước chân vào cả trong thế giới đời thường này. Tôi nhớ mình đã từng thấy bóng dáng cô ta đâu đó, ở trong một bộ phận giới trẻ, dễ dàng buông xuôi, dễ dàng bỏ cuộc, dễ dàng đưa ra một dấu chấm hết mà không một lần chịu đứng dậy đấu tranh, bảo vệ lấy cuộc sống của chính mình. Những người như cô gái ấy, yếu đuối nhưng lại không thể làm cho người ta thương hại, luôn lẩn tránh cuộc sống, chỉ muốn thu mình vào cái vỏ ốc bé tí tẹo mà chết dần chết mòn. Nếu như không có một người bạn nhiệt tình giống như Sue, một người cha, người chú cao thượng giống như bác họa sĩ già Behrman giúp cô ta tìm lại niềm tin giành lấy sự sống, cũng không thể biết được, cô ta sẽ chết vì căn bệnh viêm phổi hay sẽ chết vì đói khát, chết vì chẳng còn ý chí sinh tồn. Cuối cùng thì bài học về giá trị của cuộc sống, về khát vọng tồn tại, cô ta cũng học được. Nhưng cái sự nhận thức muộn màng ấy, chẳng phải là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết của bác họa sĩ già vô tội hay sao? Nếu cô ta biết mạnh mẽ hơn, biết đương đầu với bệnh tật bằng chính ý chí của mình để chiến thắng nó ngay từ đầu thì có lẽ sẽ không có câu chuyện đau lòng mà chúng ta nhận ra sau đó. Càng đọc, càng ngẫm và càng thấm thía. Dưới ngòi bút tài tình của O'Henry, bạn sẽ khó có thể rời bỏ trang sách khi chưa đọc hết toàn bộ câu chuyện, và cũng thật khó để sau khi gấp trang sách lại, bạn không có điều gì để suy ngẫm. Nhân vật mà tôi ấn tượng nhất chính là bác họa sĩ già Behrman, một điển hình tiêu biểu cho chính hình ảnh của những con người với khát khao vươn tới nghệ thuật chân chính. Lão đã ngoài sáu mươi, có bộ râu xoăn như bức tượng Moses của Michael Angelo, lượn như tóc từ đầu của thần Satyr xuống thân hình một con quỷ nhỏ. Behrman không thành công trong nghệ thuật. Ðã bốn mươi năm múa bút mà lão chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình. Lão luôn ấp ủ ý định vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Suốt nhiều năm nay, lão chẳng vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng làm mấy đường quảng cáo hay chào hàng. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu "hoạ sĩ" ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống gin quá độ, nhưng vẫn nói về kiệt tác sắp vẽ của mình. Còn những lúc khác, lão là một lão già nhỏ thó hung tợn, luôn chế nhạo tính nhu mì của bất kì ai và luôn tự xem mình như loại khuyển đặc biệt, canh phòng bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ bên trên. Trên con đường nghệ thuật của mình, ông là một người không may mắn. Già nua, nghèo khó, nhưng bên trong con người của ông họa sĩ ấy, tình yêu nghệ thuật luôn cháy bỏng và mãnh liệt. Tôi chợt nhớ đến những con người giống như ông trong cái xã hội đời thường này. Họ lặng thầm cống hiến, hoặc chỉ đơn giản là say mê theo đuổi những ước mơ của mình. Có những người sớm thành công, nhưng cũng có những người kém may mắn hơn, họ vẫn kiên trì trên con đường mình đã chọn. Có đến hàng trăm nhà văn, nhà thơ, đến hàng nghìn, hàng vạn tác phẩm, làm thế nào để người ta có thể chọn riêng được chúng, để chúng không lẫn lộn với những tác phẩm tương tự, người nghệ sĩ làm được điều đó sẽ tạo nên kiệt tác. Và để làm được điều đó, không gì hợp lí hơn là biến nó thành một thứ làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Cái cách mà O'Henry xây dựng tình tiết không chỉ khiến chúng ta bị lôi cuốn vào những xung đột kịch tính trong diễn biến tâm lí của từng nhân vật mà còn ngay từ đầu đã gieo vào ý thức của chúng ta những suy nghĩ đồng cảm. Còn gì kích thích hơn khi bạn đọc một tác phẩm mà các nhân vật trong đó, bạn đều bắt gặp được bóng dáng của họ đâu đấy ngoài đời thực. Cái đời thực được đưa vào cái nghệ thuật, cả hai cùng hòa quyện tạo nên chính cái giá trị giáo dục và nhân văn trong đó. Tôi thích cái cách mà ông để câu chuyện kết thúc qua lời kể của cô bạn Sue. Tôi không được nhìn thấy cái cảnh bác Behrman cặm cụi trong cái đêm bão táp dữ dội ấy để vẽ thêm một chiếc lá cuối cùng cho cây thường xuân. Nhưng tôi lại hình dung được rõ mồn một, chiếc lá ấy nằm trên bức tường mạnh mẽ và hiên ngang đến mức nào. Có lẽ O'Henry cũng cố tình không miêu tả cảnh ấy là vì thế. Bác họa sĩ già trong cái đêm tối tăm bão táp ấy đã âm thầm và lặng lẽ vẽ nên bức họa cuối cùng của đời mình. Để rồi, khi người con gái bé nhỏ và yếu đuối Johnsy vượt qua cơn hiểm nghèo thì chính bác lại âm thầm ra đi trong cô độc. Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn. Khi đọc tới trích đoạn này, mắt tôi đã thật sự nhòe đi lúc nào không hay. Bởi vì cái kết thúc ấy quá éo le và nghiệt ngã. Éo le ở chỗ cả cuộc đời người họa sĩ đó mải miết đi tìm kiếm thành công, cuối cùng khi quả ngọt ở ngay trước mắt thì ông lại không thể thấy được. Bức kiệt tác cuối cùng đó của ông, trở thành giá trị nghệ thuật đối với người khác, nhưng đối với chính bản thân ông, nó lại được trả giả bởi chính sinh mạng. Nhưng cuối cùng, cái kết ấy lại làm cho tôi có thể yên lòng thanh thản. Bởi lẽ nó cũng có thể đem trả về một sinh mạng khác cho Johnsy. Hóa ra, nghệ thuật lại có lúc có tác dụng lớn lao đến vậy. Tôi khép lại trang sách, mân mê đến từng con chữ cuối cùng, giống như vừa trải qua một cuộc hành trình dài đầy mê hoặc. Đó là những trải nghiệm đầy ý nghĩa của chính bản thân tôi, khi đang loay hoay tìm đủ mọi cách để thực hiện một tác phẩm để đời để rồi ngỡ ngàng phát hiện ra khái niệm nghệ thuật chân chính. Cho đến bây giờ, nếu có ai đó hỏi tôi: Nghệ thuật là gì? Có lẽ tôi sẽ không cần phân vân mà đáp lại ngay rằng: Nghệ thuật chính là cuộc sống. Bây giờ, tôi vẫn viết. Và đến cả sau này, tôi tin mình sẽ vẫn còn cầm cây bút trên tay. Dẫu cho con đường đó không hề bằng phẳng, dẫu cho không hề dễ dàng để tôi tìm ra được một chỗ đứng vững vàng trên con đường ấy thì tôi vẫn sẵn sàng theo đuổi. Bởi vì một lẽ đơn giản đó là: Tôi yêu cuộc sống!
Truyện cùng tác giả