Chương 1: Đứa trẻ bị bỏ rơi
Nắng chiều ngả dần sang sắc đỏ. Con sông Mã dưới ánh chiều buông lại càng thêm lung linh rực rỡ. Bên bờ sông, nơi bến đò xôn xao không biết bao nhiêu người đang trò chuyện rôm rả. Mấy cô mấy thím thì tụ lại với nhau, tranh thủ giũ đi bùn đất trên quần áo sau một ngày làm đồng. Mấy anh mấy chú thì cởi phăng luôn cả bộ quần áo lao động, chỉ mặc độc mỗi chiếc quần đùi rồi lao mình xuống sông, hì hụp tắm. Những cái đầu nhấp nhô trong sóng nước, những thân hình vạm vỡ, những làn da cháy nắng hòa vào lòng sông màu thẫm dưới ánh hoàng hôn như một bức tranh trừu tượng tối màu, bỗng chốc sáng bừng lên nhờ những nụ cười rạng rỡ.
Khoa đứng trên bờ đê, lặng lẽ ngắm nhìn và lắng nghe những câu chuyện phiếm của họ, như cái cách bao năm nay nó vẫn làm. Khoa là một đứa trẻ mồ côi. Năm ấy giữa trời giông bão, người dân làng Trịnh Điện giữa đêm nghe tiếng khóc của đứa trẻ vọng về trong gió bão. Ban đầu họ chỉ nghĩ là trẻ con nhà ai đó sợ sấm sét mà quấy khóc nên cũng chẳng mấy ai để ý. Tiếng khóc ấy cứ mãi không ngừng. Cả làng không ai hẹn ai, người người thắp đèn lần theo tiếng khóc mới phát hiện ra một đứa trẻ chắc chỉ mới được chừng ba, bốn tháng tuổi được đặt trong một chiếc nôi tre cũ kĩ, bị bỏ lại ở đình làng. Ai nấy vây quanh lấy nó, có cô đang nuôi con nhỏ vội vàng bồng lên cho nó bú. Nó bú một hơi rút cạn dòng sữa nơi bầu ngực người lạ, rồi ngon lành say giấc.
Trong chiếc nôi bị bỏ lại năm ấy, dân làng Trịnh Điện chỉ tìm thấy một mảnh giấy ghi vỏn vẹn một dòng chữ "tôi là một người mẹ không tốt, xin hãy giúp tôi cưu mang lấy Khoa". Đứa trẻ ấy cứ như thế bị mẹ để vứt bỏ lại ở một nơi xa lạ. Mà cũng chẳng biết có phải xa lạ hay không. Không ai biết mẹ nó là ai, là người làng nào. Có chăng lại là người làng này cũng nên, nhưng vì lí do nào đó mà đan tâm bỏ nó lại nhờ người khác nuôi dưỡng. Nó chính thức trở thành trẻ mồ côi từ ngày hôm ấy. Và cái tên Khoa là thứ duy nhất mẹ nó để lại cho đứa con bất hạnh.
Khoa được dân làng thay nhau chăm sóc, bú sữa của các cô, các thím đang nuôi con nhỏ mà lớn lên. Nó được cả làng ưu ái gọi là con, đứa con từ người già cho tới người trẻ đều dốc lòng yêu thương. Dân làng thay phiên nhau chăm sóc nó cũng chỉ được vài tháng, ai cũng có gia đình riêng, cũng có con nhỏ cần chăm lo, cuộc sống người dân quê lại còn nhiều khó khăn nên chẳng ai có đủ khả năng để lo cho nó hơn nữa. Mọi người cũng đã bàn đến việc gửi nó đến trại trẻ mồ côi nếu thực sự không ai có thể cưu mang nó.
Giữa lúc chênh vênh ấy, ba nó bây giờ, một kẻ chăn vịt nghèo xác xơ đã đứng ra nhận nuôi nó. Ban đầu mọi người còn lo lắng vì một gã không có nổi tấc đất cắm dùi như ông Hai thì lấy gì để mà chăm bẵm nó. Nhưng trước thái độ kiên quyết của gã ai nấy cũng đành ngậm ngùi, mủi lòng mà để gã ẵm nó đi. Và thế là từ đó, nó không còn mồ côi nữa. Nó có bố, một người bố của riêng nó chứ không phải những người bố chung như trước nữa. Năm tháng trôi qua nhanh như gió thổi bên lưng đồi ngoài cánh đồng làng nó. Khoa ở với bố nó gần mười lăm năm rồi, yên ấm mà lớn lên trong sự bảo bọc và che chở của một gã nghèo nhất cái làng Trịnh Điện.
Khoa im lặng hồi lâu. Nó cố gắng ghi nhớ tất cả sự yên bình của nơi này vào đáy mắt để trái tim nó cảm thấy ấm áp hơn. Mặt trời cũng đã khuất dần sau núi, mọi người cũng tản mạn ra ai về nhà nấy. Đâu đó, Khoa còn nghe thấy tiếng gọi cơm của mấy đứa trẻ con vọng lại. Lững thững bước đi, Khoa nuối tiếc ngắm nhìn dòng sông đỏ rực bây giờ đã lặng lòng yên ả, tựa như dải lụa mềm mại uốn quanh ôm lấy ngôi làng thân thương của nó vậy.
Đương chuẩn bị rẽ vào con đường đất trở về căn chòi nhỏ ven sông, Khoa đột nhiên nghe tiếng khóc tấm tức của Len. Len là bạn thân từ bé tới lớn của Khoa. Nhà Len cùng đường với nhà Khoa, ngay đầu con đường, còn nhà Khoa thì ở gần cuối đường. Bước chân Khoa khựng lại, Khoa men lại sát bụi chuối đưa mắt len lén nhìn vào trong nhà xem có chuyện gì.
Nhà cái Len cũng chẳng khá giả hơn nhà Khoa là bao nhiêu, cũng mái lá tường phên, khá hơn chút có thêm được cái ti vi đen trắng và kéo được đường điện của thôn về. Nhà Khoa có chăng vẫn phải dùng đền hoa kì mỗi đêm. Cũng chính vì thế mà cái mùi dầu hỏa với mùi khói nồng nồng, ngai ngái hằn sâu trong kí ức Khoa từ bé tới giờ, chỉ nhắm mắt thôi nó cũng có thể mường tượng ra được một cách rõ nét.
Tiếng cái Len khóc ngày càng to hơn. Từng tiếng nấc nghẹn tỏ rõ vẻ ấm ức. Khoa cố hiếng con mắt hí một mí của mình vào trong, nheo mắt để nhìn thật rõ khung cảnh trong nhà. Dưới ánh đèn yếu ớt, Khoa thấy cái Len đang quỳ rụp dưới đất còn bố nó thì đang cầm trên tay một bó roi hút rượu cần, liên tiếp quật vào người nó từng đợt. Miệng không ngừng chửi rủa:
- Mày cũng giống con mẹ mày, không xem tao ra gì đúng không? Lớn tí nữa lại bỏ tao đi đúng không? Mẹ nó, đồ chó cái!
Cứ sau mỗi câu chửi bố nó lại giáng xuống người nó một roi kêu đánh bốp. Khoa đứng ngoài này nghe thôi cũng thấy rát thay rồi, nó không khỏi rợn da gà. Bố Len trước kia rất hiền lành, chịu khó chứ không như bây giờ. Kể từ ngày mẹ nó bỏ bố con nó theo người đàn ông khác, bố nó bỗng chốc thay đổi chỉ sau một đêm. Gã bắt đầu tìm đến rượu, suốt ngày say khướt, uống đến quên ăn quên ngủ. Lúc nào trên người gã cũng tỏa ra một mùi men nồng nặc.
Hễ cứ mỗi lần say khướt khượt là bố Len lại trút giận lên nó, xem cái Len như thể là mẹ nó mà đánh mắng thậm tệ. Thế nhưng cái Len chưa bao giờ phản kháng lại. Trong thâm tâm nó luôn nghĩ rằng là mẹ nó có lỗi với bố nó nên nó phải thay mẹ gánh chịu những điều này. Nó phải bù đắp lại những tổn thương trong lòng bố nó. Len đâu biết rằng, bản thân nó không hề có lỗi. Nó xứng đáng được yêu thương thay vì lớn lên cùng đòn roi và tổn thương sâu sắc về tinh thần.
Cái Len vẫn mím chặt môi chịu đựng từng cái quất roi của bố. Tiếng nấc cứ lên đến cổ lại bị ghìm lại sao không cho phát ra thành tiếng. Những cái roi được cột chung lại với nhau thành bó, cũng phải bốn, năm cái quất vào người cái Len nghe từng tiếng chát rõ rệt. Nhỏ khóc đến sưng cả mắt.
Nom bộ dáng thê thảm của cái Len, lòng Khoa không khỏi chua xót. Không kìm nổi lòng mình, Khoa nhảy vọt qua bờ rào vào trong nhà nắm lấy tay Len lôi đi nhanh như chớp, chỉ thoáng như cơn gió đã không thấy bóng dáng hai đứa tụi nó đâu nữa. Khoa cứ thế kéo Len đi, phía sau là một tràng những câu từ tục tĩu của bố cái Len đang chửi rủa cái đứa mất nết nào vừa cướp mất con gái gã.
Khoa với Len chạy một mạch tới tận chân đồi phía sau làng, bên ngoài cánh đồng mới dừng lại. Hai đứa ngồi phục xuống gốc cây trên đồi, thở dốc. Chạy một mạch không ngoái đầu cũng không dừng lại, Khoa cảm giác hơi thở cũng sắp bị rút hết ra rồi.
- Cảm ơn Khoa nhé!
Len đã không còn khóc nữa, thi thoảng chỉ còn lại một tiếng nấc nhỏ vô thức vọt ra khỏi lồng ngực mà phát ra thành tiếng. Len lấy tay lau vội những giọt nước mắt còn chưa kịp khô trên mặt, quay sang nhìn Khoa đang thở hổn hển bên cạnh:
- Không có Khoa chắc hôm nay no đòn rồi! Mà hôm nay có lá gan to thế, dám kéo Len ra đây?
- Cứ để vậy, Khoa sợ Len bị ông ấy đánh đến ngày mai không đi học nổi mất. Ngày nào cũng thế, sức đâu Len chịu nổi. - Khoa vừa nói vừa thả mình nằm đánh bịch cái xuống đất, ngửa mặt nhìn lên bầu trời đã phủ đầy sao. Nhanh thật, mới chút đó mà đã tối rồi.
- Khoa không nỡ nhìn Len như thế. Chúng mình lớn rồi, sao cứ mãi phải như thế hả Len? Len có làm gì sai đâu mà phải chịu đựng suốt vậy?
Len nghe Khoa nói lại cảm thấy có gì chua xót. Len cũng chẳng để ý, nó cũng lớn rồi, không còn là đứa bé như ngày nào. Nhưng những trận đòn roi của bố nó thì vẫn thế, vẫn đều đặn không có chút gì là thay đổi.
Khẽ đặt mình nằm xuống cạnh Khoa, Len mỉm cười khe khẽ:
- Len quen rồi! Không sao đâu Khoa. Bố cũng thương Len lắm! Chỉ có lúc say ông ấy mới thế thôi, chứ lúc bình thường ông ấy không như vậy đâu.
Đúng vậy, chỉ lúc nào say bố Len mới như thế. Những lúc bình thường Len thích hay muốn cái gì bố cũng làm cho Len. Thế nên Len mới cố bám víu vào một chút yêu thương ấy mà chịu đựng suốt bao năm qua. Trong thâm tâm cho rằng việc đó là xứng đáng, vì bố nó cũng chịu tổn thương và đau đớn nhiều rồi.
Khoa bật dậy nhìn chăm chăm vào Len, giọng có chút bất lực xen với phẫn nộ:
- Nhưng có được bao nhiêu lúc ông ấy tỉnh táo, hay cả ngày cứ say khướt rồi hành hạ Len như thế?
Len không trả lời Khoa. Bầu không khí bỗng nhiên ngột ngạt lạ thường. Len không phải là chưa từng nghĩ đến việc phản kháng lại nhưng khi đối mặt với bố, Len lại không nỡ mà nuốt hết ấm ức vào trong lòng.
Khẽ kéo tay Khoa nằm xuống cạnh mình, Len dịu dàng nói nhỏ:
- Thôi ngắm sao đi! Chuyện đó lúc khác nói. Sao hôm nay đẹp Khoa nhỉ.
Khoa biết Len lại cố tình đánh trống lảng để không phải nhắc tới chuyện này nữa nên cũng đành im lặng.
Tiếng côn trùng kêu rả rích, tiếng gió lao xao trên những rặng tre gần đó càng khiến đêm thêm tĩnh mịch. Trong lòng Khoa bỗng nhiên có chút kì lạ, cứ bồn chồn như có hàng vạn con muỗi vo ve trong đấy. Khoa cũng không hiểu cảm xúc đó là gì, chỉ biết mỗi khi ở cùng Len thì đều cảm thấy như thế.
- Lần sau nếu còn như thế thì Len chạy đi nhé! Len bị thương là Khoa buồn lắm đấy.
Không khí lại một lần nữa rơi vào im lặng. Len nghe trong lồng ngực nó trái tim đập nhanh quá, thổn thức quá. Nó len lén đưa mắt nhìn sang Khoa ở bên cạnh, cảm giác lâng lâng thật khó hiểu. Biết bao nhiêu lần Len cố gắng đi tìm lời giải cho thứ cảm xúc lạ lẫm này nhưng đều là vô ích. Chưa bao giờ Len có cảm giác như thế với ai ngoại trừ Khoa nên nó cũng chẳng biết phải bắt đầu tìm hiểu từ đâu.
- Ừm! Len biết rồi!
Từng cơn gió mơn man trên da mặt chúng mát rượi. Mùi đất mới tanh nồng thoang thoảng từng đợt theo gió lùa vào cánh mũi. Cả Khoa và Len không hề cảm thấy khó chịu mà chúng lại yêu tha thiết cái mùi quê hương ấy. Không ai trong hai đứa nó biết được ngày mai sẽ như thế nào, nhưng nhất định cả hai sẽ cùng cố gắng để có thể sống tốt nhất. Đó cũng là lời hứa mà mỗi dịp sinh nhật Len và Khoa ước nguyện cùng với nhau.
Những ánh sao lấp lánh trên nền trời đen thẫm, long lanh sáng rực như những viên pha lê. Chúng toát lên một vẻ đẹp thuần khiết. Khoa nhìn sang Len. Len đã ngủ tự lúc nào. Gương mặt non nớt vẫn còn đỏ, thi thoảng vẫn nghe tiếng nấc nhẹ phát ra nơi cổ họng:
- Sau này, Khoa nhất định sẽ bảo vệ Len, không để Len phải ấm ức nữa.
Khoa nhìn lên bầu trời rộng lớn. Trái tim Khoa bây giờ cũng mênh mông như vậy. Những cảm xúc khó hiểu cứ trải dài mãi, không có điểm dừng, không có lời giải đáp.
Khoa đứng trên bờ đê, lặng lẽ ngắm nhìn và lắng nghe những câu chuyện phiếm của họ, như cái cách bao năm nay nó vẫn làm. Khoa là một đứa trẻ mồ côi. Năm ấy giữa trời giông bão, người dân làng Trịnh Điện giữa đêm nghe tiếng khóc của đứa trẻ vọng về trong gió bão. Ban đầu họ chỉ nghĩ là trẻ con nhà ai đó sợ sấm sét mà quấy khóc nên cũng chẳng mấy ai để ý. Tiếng khóc ấy cứ mãi không ngừng. Cả làng không ai hẹn ai, người người thắp đèn lần theo tiếng khóc mới phát hiện ra một đứa trẻ chắc chỉ mới được chừng ba, bốn tháng tuổi được đặt trong một chiếc nôi tre cũ kĩ, bị bỏ lại ở đình làng. Ai nấy vây quanh lấy nó, có cô đang nuôi con nhỏ vội vàng bồng lên cho nó bú. Nó bú một hơi rút cạn dòng sữa nơi bầu ngực người lạ, rồi ngon lành say giấc.
Trong chiếc nôi bị bỏ lại năm ấy, dân làng Trịnh Điện chỉ tìm thấy một mảnh giấy ghi vỏn vẹn một dòng chữ "tôi là một người mẹ không tốt, xin hãy giúp tôi cưu mang lấy Khoa". Đứa trẻ ấy cứ như thế bị mẹ để vứt bỏ lại ở một nơi xa lạ. Mà cũng chẳng biết có phải xa lạ hay không. Không ai biết mẹ nó là ai, là người làng nào. Có chăng lại là người làng này cũng nên, nhưng vì lí do nào đó mà đan tâm bỏ nó lại nhờ người khác nuôi dưỡng. Nó chính thức trở thành trẻ mồ côi từ ngày hôm ấy. Và cái tên Khoa là thứ duy nhất mẹ nó để lại cho đứa con bất hạnh.
Khoa được dân làng thay nhau chăm sóc, bú sữa của các cô, các thím đang nuôi con nhỏ mà lớn lên. Nó được cả làng ưu ái gọi là con, đứa con từ người già cho tới người trẻ đều dốc lòng yêu thương. Dân làng thay phiên nhau chăm sóc nó cũng chỉ được vài tháng, ai cũng có gia đình riêng, cũng có con nhỏ cần chăm lo, cuộc sống người dân quê lại còn nhiều khó khăn nên chẳng ai có đủ khả năng để lo cho nó hơn nữa. Mọi người cũng đã bàn đến việc gửi nó đến trại trẻ mồ côi nếu thực sự không ai có thể cưu mang nó.
Giữa lúc chênh vênh ấy, ba nó bây giờ, một kẻ chăn vịt nghèo xác xơ đã đứng ra nhận nuôi nó. Ban đầu mọi người còn lo lắng vì một gã không có nổi tấc đất cắm dùi như ông Hai thì lấy gì để mà chăm bẵm nó. Nhưng trước thái độ kiên quyết của gã ai nấy cũng đành ngậm ngùi, mủi lòng mà để gã ẵm nó đi. Và thế là từ đó, nó không còn mồ côi nữa. Nó có bố, một người bố của riêng nó chứ không phải những người bố chung như trước nữa. Năm tháng trôi qua nhanh như gió thổi bên lưng đồi ngoài cánh đồng làng nó. Khoa ở với bố nó gần mười lăm năm rồi, yên ấm mà lớn lên trong sự bảo bọc và che chở của một gã nghèo nhất cái làng Trịnh Điện.
Khoa im lặng hồi lâu. Nó cố gắng ghi nhớ tất cả sự yên bình của nơi này vào đáy mắt để trái tim nó cảm thấy ấm áp hơn. Mặt trời cũng đã khuất dần sau núi, mọi người cũng tản mạn ra ai về nhà nấy. Đâu đó, Khoa còn nghe thấy tiếng gọi cơm của mấy đứa trẻ con vọng lại. Lững thững bước đi, Khoa nuối tiếc ngắm nhìn dòng sông đỏ rực bây giờ đã lặng lòng yên ả, tựa như dải lụa mềm mại uốn quanh ôm lấy ngôi làng thân thương của nó vậy.
Đương chuẩn bị rẽ vào con đường đất trở về căn chòi nhỏ ven sông, Khoa đột nhiên nghe tiếng khóc tấm tức của Len. Len là bạn thân từ bé tới lớn của Khoa. Nhà Len cùng đường với nhà Khoa, ngay đầu con đường, còn nhà Khoa thì ở gần cuối đường. Bước chân Khoa khựng lại, Khoa men lại sát bụi chuối đưa mắt len lén nhìn vào trong nhà xem có chuyện gì.
Nhà cái Len cũng chẳng khá giả hơn nhà Khoa là bao nhiêu, cũng mái lá tường phên, khá hơn chút có thêm được cái ti vi đen trắng và kéo được đường điện của thôn về. Nhà Khoa có chăng vẫn phải dùng đền hoa kì mỗi đêm. Cũng chính vì thế mà cái mùi dầu hỏa với mùi khói nồng nồng, ngai ngái hằn sâu trong kí ức Khoa từ bé tới giờ, chỉ nhắm mắt thôi nó cũng có thể mường tượng ra được một cách rõ nét.
Tiếng cái Len khóc ngày càng to hơn. Từng tiếng nấc nghẹn tỏ rõ vẻ ấm ức. Khoa cố hiếng con mắt hí một mí của mình vào trong, nheo mắt để nhìn thật rõ khung cảnh trong nhà. Dưới ánh đèn yếu ớt, Khoa thấy cái Len đang quỳ rụp dưới đất còn bố nó thì đang cầm trên tay một bó roi hút rượu cần, liên tiếp quật vào người nó từng đợt. Miệng không ngừng chửi rủa:
- Mày cũng giống con mẹ mày, không xem tao ra gì đúng không? Lớn tí nữa lại bỏ tao đi đúng không? Mẹ nó, đồ chó cái!
Cứ sau mỗi câu chửi bố nó lại giáng xuống người nó một roi kêu đánh bốp. Khoa đứng ngoài này nghe thôi cũng thấy rát thay rồi, nó không khỏi rợn da gà. Bố Len trước kia rất hiền lành, chịu khó chứ không như bây giờ. Kể từ ngày mẹ nó bỏ bố con nó theo người đàn ông khác, bố nó bỗng chốc thay đổi chỉ sau một đêm. Gã bắt đầu tìm đến rượu, suốt ngày say khướt, uống đến quên ăn quên ngủ. Lúc nào trên người gã cũng tỏa ra một mùi men nồng nặc.
Hễ cứ mỗi lần say khướt khượt là bố Len lại trút giận lên nó, xem cái Len như thể là mẹ nó mà đánh mắng thậm tệ. Thế nhưng cái Len chưa bao giờ phản kháng lại. Trong thâm tâm nó luôn nghĩ rằng là mẹ nó có lỗi với bố nó nên nó phải thay mẹ gánh chịu những điều này. Nó phải bù đắp lại những tổn thương trong lòng bố nó. Len đâu biết rằng, bản thân nó không hề có lỗi. Nó xứng đáng được yêu thương thay vì lớn lên cùng đòn roi và tổn thương sâu sắc về tinh thần.
Cái Len vẫn mím chặt môi chịu đựng từng cái quất roi của bố. Tiếng nấc cứ lên đến cổ lại bị ghìm lại sao không cho phát ra thành tiếng. Những cái roi được cột chung lại với nhau thành bó, cũng phải bốn, năm cái quất vào người cái Len nghe từng tiếng chát rõ rệt. Nhỏ khóc đến sưng cả mắt.
Nom bộ dáng thê thảm của cái Len, lòng Khoa không khỏi chua xót. Không kìm nổi lòng mình, Khoa nhảy vọt qua bờ rào vào trong nhà nắm lấy tay Len lôi đi nhanh như chớp, chỉ thoáng như cơn gió đã không thấy bóng dáng hai đứa tụi nó đâu nữa. Khoa cứ thế kéo Len đi, phía sau là một tràng những câu từ tục tĩu của bố cái Len đang chửi rủa cái đứa mất nết nào vừa cướp mất con gái gã.
Khoa với Len chạy một mạch tới tận chân đồi phía sau làng, bên ngoài cánh đồng mới dừng lại. Hai đứa ngồi phục xuống gốc cây trên đồi, thở dốc. Chạy một mạch không ngoái đầu cũng không dừng lại, Khoa cảm giác hơi thở cũng sắp bị rút hết ra rồi.
- Cảm ơn Khoa nhé!
Len đã không còn khóc nữa, thi thoảng chỉ còn lại một tiếng nấc nhỏ vô thức vọt ra khỏi lồng ngực mà phát ra thành tiếng. Len lấy tay lau vội những giọt nước mắt còn chưa kịp khô trên mặt, quay sang nhìn Khoa đang thở hổn hển bên cạnh:
- Không có Khoa chắc hôm nay no đòn rồi! Mà hôm nay có lá gan to thế, dám kéo Len ra đây?
- Cứ để vậy, Khoa sợ Len bị ông ấy đánh đến ngày mai không đi học nổi mất. Ngày nào cũng thế, sức đâu Len chịu nổi. - Khoa vừa nói vừa thả mình nằm đánh bịch cái xuống đất, ngửa mặt nhìn lên bầu trời đã phủ đầy sao. Nhanh thật, mới chút đó mà đã tối rồi.
- Khoa không nỡ nhìn Len như thế. Chúng mình lớn rồi, sao cứ mãi phải như thế hả Len? Len có làm gì sai đâu mà phải chịu đựng suốt vậy?
Len nghe Khoa nói lại cảm thấy có gì chua xót. Len cũng chẳng để ý, nó cũng lớn rồi, không còn là đứa bé như ngày nào. Nhưng những trận đòn roi của bố nó thì vẫn thế, vẫn đều đặn không có chút gì là thay đổi.
Khẽ đặt mình nằm xuống cạnh Khoa, Len mỉm cười khe khẽ:
- Len quen rồi! Không sao đâu Khoa. Bố cũng thương Len lắm! Chỉ có lúc say ông ấy mới thế thôi, chứ lúc bình thường ông ấy không như vậy đâu.
Đúng vậy, chỉ lúc nào say bố Len mới như thế. Những lúc bình thường Len thích hay muốn cái gì bố cũng làm cho Len. Thế nên Len mới cố bám víu vào một chút yêu thương ấy mà chịu đựng suốt bao năm qua. Trong thâm tâm cho rằng việc đó là xứng đáng, vì bố nó cũng chịu tổn thương và đau đớn nhiều rồi.
Khoa bật dậy nhìn chăm chăm vào Len, giọng có chút bất lực xen với phẫn nộ:
- Nhưng có được bao nhiêu lúc ông ấy tỉnh táo, hay cả ngày cứ say khướt rồi hành hạ Len như thế?
Len không trả lời Khoa. Bầu không khí bỗng nhiên ngột ngạt lạ thường. Len không phải là chưa từng nghĩ đến việc phản kháng lại nhưng khi đối mặt với bố, Len lại không nỡ mà nuốt hết ấm ức vào trong lòng.
Khẽ kéo tay Khoa nằm xuống cạnh mình, Len dịu dàng nói nhỏ:
- Thôi ngắm sao đi! Chuyện đó lúc khác nói. Sao hôm nay đẹp Khoa nhỉ.
Khoa biết Len lại cố tình đánh trống lảng để không phải nhắc tới chuyện này nữa nên cũng đành im lặng.
Tiếng côn trùng kêu rả rích, tiếng gió lao xao trên những rặng tre gần đó càng khiến đêm thêm tĩnh mịch. Trong lòng Khoa bỗng nhiên có chút kì lạ, cứ bồn chồn như có hàng vạn con muỗi vo ve trong đấy. Khoa cũng không hiểu cảm xúc đó là gì, chỉ biết mỗi khi ở cùng Len thì đều cảm thấy như thế.
- Lần sau nếu còn như thế thì Len chạy đi nhé! Len bị thương là Khoa buồn lắm đấy.
Không khí lại một lần nữa rơi vào im lặng. Len nghe trong lồng ngực nó trái tim đập nhanh quá, thổn thức quá. Nó len lén đưa mắt nhìn sang Khoa ở bên cạnh, cảm giác lâng lâng thật khó hiểu. Biết bao nhiêu lần Len cố gắng đi tìm lời giải cho thứ cảm xúc lạ lẫm này nhưng đều là vô ích. Chưa bao giờ Len có cảm giác như thế với ai ngoại trừ Khoa nên nó cũng chẳng biết phải bắt đầu tìm hiểu từ đâu.
- Ừm! Len biết rồi!
Từng cơn gió mơn man trên da mặt chúng mát rượi. Mùi đất mới tanh nồng thoang thoảng từng đợt theo gió lùa vào cánh mũi. Cả Khoa và Len không hề cảm thấy khó chịu mà chúng lại yêu tha thiết cái mùi quê hương ấy. Không ai trong hai đứa nó biết được ngày mai sẽ như thế nào, nhưng nhất định cả hai sẽ cùng cố gắng để có thể sống tốt nhất. Đó cũng là lời hứa mà mỗi dịp sinh nhật Len và Khoa ước nguyện cùng với nhau.
Những ánh sao lấp lánh trên nền trời đen thẫm, long lanh sáng rực như những viên pha lê. Chúng toát lên một vẻ đẹp thuần khiết. Khoa nhìn sang Len. Len đã ngủ tự lúc nào. Gương mặt non nớt vẫn còn đỏ, thi thoảng vẫn nghe tiếng nấc nhẹ phát ra nơi cổ họng:
- Sau này, Khoa nhất định sẽ bảo vệ Len, không để Len phải ấm ức nữa.
Khoa nhìn lên bầu trời rộng lớn. Trái tim Khoa bây giờ cũng mênh mông như vậy. Những cảm xúc khó hiểu cứ trải dài mãi, không có điểm dừng, không có lời giải đáp.
Truyện cùng tác giả