bởi Eevee

0
0
1772 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Chương 1: Ngày đầu tiên


Ở giữa nơi núi non hùng vĩ, cái rét chết tiệt che phủ tầm nhìn của người thầy trẻ. Mờ ảo cùng với địa hình trắc trở của miền núi, tưởng chừng như đây là cạm bẫy của thiên nhiên đang cố gắng chôn vùi những linh hồn đáng thương ở trần thế.

 

Chân anh cứ bước, trong đầu cứ văng vẳng về cuộc trò chuyện cách đây mấy tuần trước. 

 

“Thụy, bác An kêu con về chỗ bác chơi mấy bữa kìa.” Mẹ anh cầm cái điện thoại trên tay.

 

“Chỗ của bác? Là lên núi á hả?” Thụy hoài nghi nhìn mẹ.

 

“Ừ.” Mẹ anh hào hứng trả lời như thể chuyến đi này là dành cho bà chứ không phải Thụy.

 

“Con không có muốn thành tiên đâu.” Anh lấy từ trong tủ lạnh ra một hộp kem. “Với lại á, con mới được nhận ở trường khác rồi, sắp phải đi làm đó, không có thời gian du ngoạn hay gì gì đó đâu.” Thụy ngậm miếng kem buốt răng trong miệng.

 

“Đi đi, bác An hồi trước là giáo viên cắm bản đấy.”

 

“Lên đó ít nhất cũng bốn năm năm gì đấy mới chuyển công tác được, mà không phải lúc nào cũng có người thay đâu, lỡ kẹt ở đó luôn rồi sao? Chả ai muốn dạy học ở đó đâu mẹ à.” 

 

“Thì con đi đi, còn trẻ còn khỏe. Con nghĩ đi, giáo viên thì phải dạy chữ mà chữ thì đâu phải chỉ có miền xuôi mới được học, con cũng nói là con muốn được nhìn thấy mấy đứa nhỏ học tập trong một ngôi trường hạnh phúc còn gì? Ước mơ của con là vậy mà?” 

 

“Nhưng mà…” Thụy chưng hửng. Phải, anh muốn làm gì đó thật ý nghĩa, anh thương những hoàn cảnh bất hạnh và anh ấp ủ về một tương lai tươi sáng hơn.

 

“Mẹ không nghĩ là con sẵn sàng cho nghề giáo đâu, con là giáo viên mà ngại cực ngại khổ? Con có gì để mất đâu? Con cũng có thể về thăm nhà vào ngày nghỉ, không thì tìm nghề khác mà làm đi. Những gì con nói nó không giống những gì con làm chút nào hết.”

 

Cuộc trò chuyện kết thúc với sự im lặng của Thụy cùng sự biến mất của chiếc thẻ tín dụng mà anh đã dành dụm suốt mấy năm trời, có thể nói đó là toàn bộ số tiền anh có được. Cuối cùng thì anh vẫn đi, anh đi vì bị ảnh hưởng bởi lời nói của mẹ, anh đi vì không chấp nhận sự hèn mọn của anh, anh đi vì chính bản thân anh.

 

“Lạnh quá.” Trời lạnh thật, tiết trời như muốn đông cứng anh vậy, không khí cứ khô quánh lại, hút hết nhựa sống của mọi loài sinh vật. Thụy trang bị đủ đồ nghề, nào là khăn quàng cổ, mũ len, găng tay và một chiếc áo măng tô, trên vai vác cái ba lô to như thể dọn cả nhà của anh ta lên núi. 

 

Răng đập lập cập vào nhau, Thụy lê từng bước chân đến bản, anh thở phào nhẹ nhõm vì ít ra anh ta vẫn còn thở khi đi được đến đây. 

 

Anh thở dài, bước vào trong bản trước ánh mắt tò mò của người dân, băng qua hàng người dài, anh đến nhà của một người bạn thân thiết với gia đình anh ta đã lâu. Thụy dừng chân trước một căn nhà sàn cũ kĩ, mái của ngôi nhà được lợp bằng lá cọ, đường dẫn lên nhà là chiếc cầu thang bằng gỗ, căn nhà nằm ở vị trí phong thủy khi lưng tựa vào núi, mặt hướng ra đồng ruộng, trước nhà có ao thả cá, rộng rãi cùng với ba gian và hai chái. 

 

“Thụy hả bây.” Người đàn ông trung niên cất giọng hỏi.

 

“Con chào bác An” Thụy mệt mỏi quăng chiếc ba lô vào một góc nhà.

 

Giữa căn nhà là một cái bếp lửa đang bập bùng, kế bên là những trái bắp được treo lên cột nhà, phía trên để rất nhiều đòn gánh xếp thành một hàng ngang. Căn nhà đơn sơ với những tấm vải thổ cẩm vắt bên tường.

 

“Phòng của mi ở bên cạnh, nghỉ ngơi đi rồi tau dẫn mi đi thăm bản.” Giọng nói Nghệ An của bác An luôn khiến Thụy đinh tai nhức óc. Chưa bao giờ anh thấy tiếng Việt lại khó đến vậy. Tuy vậy nhưng bác An vào trong này cũng đã lâu, không còn dùng nhiều tiếng địa phương như trước, giọng cũng dễ nghe, không quá nặng nên khả năng nghe ở mức độ có thể giao tiếp được.

 

Đoạn đường dài làm anh mệt lã người, đành gục xuống tấm chiếu ở gần bếp lửa. Nằm nghiêng một bên, mắt anh dán chặt vào ngọn lửa đang nhảy mùa, trong lòng vấn vương chút nỗi buồn, anh buồn, anh thất vọng vì anh không biết anh thực sự muốn gì, anh nghi ngờ về những lý tưởng mà anh cố gắng theo đuổi, những lý tưởng lớn lao nhưng chính anh lại là rào cản lớn nhất cho những mong muốn của bản thân. Anh thấy anh mâu thuẫn, quá mâu thuẫn, anh nhận thấy mình hèn mọn, quá hèn mọn. Những dòng suy nghĩ như cơn sóng vỗ vào đất liền, đưa anh vào giấc ngủ. Đưa anh đến giấc mộng để khỏi phải phiền não về những điều bất mãn trong chính con người anh. 

 

Tối hôm đó Thụy tỉnh dậy, anh thấy ở bếp lửa bập bùng được bày biện rất nhiều đồ ăn xung quanh. Bác An cũng ngồi ở đó, thấy Thụy tỉnh dậy thì ông cười:

 

“Thấy mi mệt nên tau cho mi ngủ, đợi mi dậy thì trời cũng sập tối.” Bác chỉ tay đến cái tủ gạc-măng-rê cũ. “Lấy tau mấy cái dĩa rồi lại ăn cơm.”

 

Bữa cơm của Thụy trở nên đạm bạc hơn hẳn, chỉ có cơm lam với muối vừng. Cơm được nhét vào trong ống tre đã bóc hết vỏ ngoài và cắt thành từng ống nhỏ xếp ngay ngắn trên chiếc dĩa lót bên trên một ít lá chuối, kế bên là chén muối vừng đầy ắp. Bác An từ tốn lột phần vỏ bên ngoài, Thụy cũng nhìn rồi bắt chước theo, từng lớp vỏ được lột ra để lộ phần cơm có màu trắng hơi ngả vàng bên trong. Mùi hương của nước tre cùng với nếp quyện lại, mùi thơm ấy cứ quanh quẩn nơi anh, đưa anh vào trạng thái ngỡ ngàng. Anh lấy một hạt nhỏ cho vào miệng, anh chấm cơm với muối vừng. Cái vị ngọt của cơm, dẻo bùi cùng với lớp muối vừng mằn mặn không cầu kì nhưng vô cùng ngon miệng, khắc sâu vào kí ức của những người con miền xuôi như anh. Chắc đây cũng chính là lý do khiến cơm lam trở thành món đặc sản của núi rừng, là tinh túy của đất trời và cũng mang sự khó nhọc của người dân miền núi.

 

Thụy sau khi ăn cơm lam thì người anh đờ ra, dường như là đứng hình, trong tích tắc anh lại lấy thêm một ống cơm nữa, ngồi hí hửng chấm cơm với muối vừng mà ăn tiếp. Bác An thấy vậy chỉ cười, vì ông thấy được hình bóng của ông ngày xưa, ngày mà ông lần đầu bước chân đến đây và trở thành giáo viên cắm bản. Chỉ trong thời gian ngắn, ông đã phải lòng với con người và văn hóa ở đây, phải lòng với núi rừng.

 

“Mi có thích ở trên ni không?” Bác An hỏi.

 

“Con…” Thụy ngập ngừng. “Con không biết...” Anh thở dài, mắt nhìn vào bếp lửa, anh lạc lối mất rồi, câu nói của mẹ vẫn cứ len lỏi trong đầu anh. Anh tự hỏi anh đã muốn công việc này từ bao giờ, chắc là bắt đầu từ khi anh thấy bác An hay là từ khi anh nghe mẹ anh kể về những ước mơ của bản thân?

 

“Ừm.” Bác chỉ nói vậy rồi thôi. “Mai mi đi dạy rồi phải không? Mai tau dẫn mi đi. Ngủ sớm mai còn đi làm.” 

 

“Dạ…” Nói rồi Thụy nằm xuống, không nhắm nổi mắt, phó thác hết vận mệnh của anh vào buổi đứng lớp ngày mai.

 

Sáng ngày hôm sau, anh cùng bác An trèo lên dốc để đến trường. Đoạn đường dài và hiểm trở làm Thụy muốn rụng rời cả tay chân, anh cứ theo sau bác An mà thở hồng hộc, hổ thẹn vì thân trai trẻ, khỏe khoắn vậy mà lại thua một ông chú ngoài năm mươi. Thụy thầm thấy bản thân anh thật èo uột. 

 

Ngôi trường đúng như những gì Thụy nghĩ, nhỏ và đơn sơ. Tuy nhiên, một ngôi trường như vậy đã là rất tốt rồi, ít ra nó còn có tôn che chắn. Gọi là trường như đối với Thụy thì nó chẳng khác gì một căn nhà cấp bốn đang xuống cấp cả, tuy may mắn rằng tường được trát vữa nhưng cũng dần cũ kỹ và nứt nẻ đôi chỗ, cả ngôi trường chỉ có một phòng học. Bước vào trong lớp, chính giữa lớp là cái bảng đen lớn, chiếc bàn gỗ trần trụi không có khăn trải bàn và ẩm mốc bên cạnh chất vài hộp phấn trắng, phấn màu. Bàn học của bọn trẻ cũng tương tự, cũ kỹ, cũ đến nỗi nó muốn tan thành từng mảnh nhỏ như bụi, đám học trò thì đã ngồi ngay ngắn vào bàn học, chúng khoanh tay dè dặt nhìn người thầy giáo mới. Chúng nhìn anh bằng con mắt ngây thơ, đôi mắt của chúng như chứa cả bầu trời sao trong dải ngân hà tuyệt đẹp. Thông qua những vì sao ấy, anh biết chúng đang nhìn dáng vẻ tươm tất của anh mà tự thấy bản thân thấp kém, mặc cảm về hoàn cảnh và tự đặc bản thân mình xuống dưới anh.

 

Với con mắt của người sống ở thành phố nhộn nhịp, Thụy nhìn rõ sự khác biệt của chúng so với những đứa trẻ đủ đầy vật chất ở thành phố,