Chương 5: Máu Lý Tưởng
Đêm ngày 17 tháng 2 năm 1979, trời mưa to như trút nước. Việt Nam mệt mỏi đẩy cửa bước vào nhà. Liên Xô thường đi làm về rất muộn. Nhưng hôm nay, vợ anh còn về muộn hơn cả anh.
Trong ánh đèn vàng vọt, căn nhà quạnh quẽ. Liên Xô ngồi một mình trên sofa nghiên cứu tài liệu. Tiếng mưa xối xả chiếm lĩnh toàn bộ không gian. Hai linh hồn giờ đây đã tụ về cùng một điểm. Nhưng chẳng ai nói với nhau câu nào.
Việt Nam bình thản dựa ô vào góc nhà. Người cô gần như đã ướt rượt. Nước mưa liên tục nhỏ tí tách xuống sàn. Khuôn mặt trái xoan của cô đã tái đi vì lạnh. Đôi môi trắng bệch khó khăn thở ra từng hơi.
Liên Xô vẫn chẳng có bất cứ động thái nào. Có lẽ anh đã quá quen với việc giữ im lặng rồi chăng?
Việt Nam rệu rã bước về phía căn buồng nhỏ. Cô đi đến đâu, sàn ướt đến đó. Dọc theo cánh tay, nước mưa không ngừng rỏ giọt. Thứ chất lỏng ấy đỏ thắm như dòng máu đang chảy trong huyết quản anh. Băng vải trắng tinh khôi quấn quanh bắp tay Việt Nam ướt đẫm màu lý tưởng. Tai Liên Xô ù ù. Tờ giấy anh đang cầm trên tay đã nhàu đi tự bao giờ. Đó nào phải nước mưa gì. Là máu tươi đấy chứ!
Xót vợ, lòng anh quặn thắt từng hồi. Việt Nam ra nông nỗi này, một phần cũng là do anh góp sức. Cảm giác tội lỗi sâu sắc bủa vây lấy anh. Chúng như quan tòa đạo đức kết cho anh một bản án tử hình. Anh nghẹn giọng: “Прости меня.” (“Anh xin lỗi em.”)
Việt Nam bật cười. Giọng lãnh đạm. “Sorry what? What are you talking about?” Dứt lời, tầm nhìn của cô như nhòe đi. Cảm giác tủi thân ập tới. Nước mắt trực trào.
Liên Xô cúi đầu. “Мне пришлось...” ("Anh bất đắc dĩ nên...")
Chưa để anh nói xong, Việt Nam đã giận dữ xổ một tràng: "Пришлось cái chó gì? You put me below your own interests! Anh ценишь người ngoài more than me? Just because I'm not as полезная như thằng Tung của anh, да?” (“Bất đắc dĩ cái chó gì? Anh đặt tôi thấp hơn lợi ích của anh. Anh xem trọng người ngoài hơn! Vì tôi không tạo ra được giá trị cho anh nhiều như thằng Tung hả?")
Không đập đồ, không nổi điên, Việt Nam chỉ hơi ồn. Nhưng lời nào nói ra cũng đều bén ngót như lưỡi dao cau. Liên Xô lặng người. Anh biết nếu mình tiếp tục thanh minh, thì chỉ khiến vợ bùng nổ ngôn ngữ hơn mà thôi.
Từ đầu năm 1975, thằng Tung đã xúi giục thằng Pôn quấy phá gia đình bên mẹ đẻ của Việt Nam. Người nhà cô ăn ngủ không yên với chúng nó. Ban đầu chỉ là những lần chọc ngoáy, đe dọa, mất trâu bò gà chó. Nhưng sau dần, thằng Pôn kéo người lẻn sang nhà cô. Nhân khi tối tăm tù mù, nó phóng hỏa. Nó muốn giết người!
Việt Nam vùng lên, quyết không nhẫn nhịn nữa. Cô cùng người làng lần đánh sang tận nhà thằng Pôn. Ở đây, cô bắt gặp con Cam – đứa bạn thuở bé từng thân, đang ho hen vì bị thằng Pôn thượng cẳng chân hạ cẳng tay trong một thời gian dài. Pôn là chồng Cam, một thằng chồng khốn nạn. Việt Nam giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha.
Chỉ vì muốn giúp con Cam thoát khỏi thằng Pôn, Việt Nam đã đánh cược bằng cả mạng sống của mình. Cô vì nghĩa mà suýt quyên sinh. Cuối cùng thì sao? Người đời tròng vào cổ cô cái danh phá hoại gia đình nhà người khác! Vịn vào lý do này, thằng Tung quyết đứng ra “dạy cho cô một bài học”.
Là một người phụ nữ, Việt Nam chỉ mong được ấm êm, được yên thân thôi. Cô nấc lên, toàn bộ bằng tiếng Nga: "Anh muốn cưới tôi, tôi chấp thuận. Anh muốn Cam Ranh, tôi cúng anh Cam Ranh. Rồi thì sao? Tôi nhận lại được cái gì? Sự lặng thinh của anh? Sự dung túng cho cái xấu ác tại biên giới phía Tây Nam của anh?”
Cô mím môi, buông một câu cuối cùng: “Anh là chồng tôi hay anh là chồng thằng Tung?"
Tiếng sấm rền ầm trời. Liên Xô ngồi im chịu trận. Việt Nam đau xé lòng. Cô chỉ muốn anh ra mặt bênh vực. Cô chỉ muốn anh đứng ra nói một lời thôi. Có khó quá không?
Việc Liên Xô im lặng hoàn toàn là có chủ đích. Anh muốn giữ vị thế với thằng Mẽo, thằng Tung. Anh không muốn trực tiếp đối đầu với thằng Tung. Và anh biết rõ chuyến này về là tàn canh gió lạnh với vợ, nhưng anh vẫn làm.
Việt Nam bỏ vào buồng. Từ hôm đó trở đi, Liên Xô ngày nào cũng ngủ ở sofa.