bởi Trí Nghiên

790
71
1764 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

CHƯƠNG I: Luân Hồi


“Kiếp trước năm trăm lần ngoảnh đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần vô tình nhìn thấy nhau."

 

Đức Phật dạy, thể xác bên ngoài luôn thay đổi còn phần linh hồn bên trong là vĩnh cửu. Do đó, cuộc sống không khởi đầu bằng sự sinh ra và cũng không kết thúc bằng cái chết.


Kỳ thực bản thân con người chết đi không như ngọn nến tắt, cũng không nhất định là được đầu thai làm người mà sẽ thuận theo nhân duyên nghiệp báo mà chuyển sinh…


 “Cậu đang viết cái quái gì thế?”


Ngọc Oanh lúc nào chả vậy, cậy có bạn trai tổng biên tập chống lưng nên lớn tiếng với đồng nghiệp là chuyện xảy ra như cơm bữa. Cô cầm xấp bản thảo tiến thẳng đến bàn làm việc của Văn Cảnh ra điệu bộ càu nhàu:


“Cảnh! Cậu nghĩ những thứ mê tín thế này có thể viết báo sao?”


Trong mắt Ngọc Oanh, Cảnh luôn là người suy nghĩ thận trọng, làm việc từ tốn lại là người điềm đạm, nhưng lần này cậu ấy lại nổi giận:


“Tôi không nghĩ đây là mê tín. Chỉ là chúng ta chưa thể lý giải được hiện tượng này. Chị có bao giờ vô thức thấy một hình ảnh nào đó lặp đi lặp lại liên tục, mặc dù thực tế chưa được trải nghiệm chưa? Chị có bao giờ nghĩ kiếp trước mình là ai chưa?”


“Chị chưa từng gặp như vậy. Nhưng nếu luân hồi là có thật, thì mọi chuyện của tiền kiếp đã qua, cái gì không phải của thực tại thì nên quên. Chị không muốn bới móc những thứ không thật ở hiện tại.”


Khóe miệng Cảnh nhất lên vài độ là cười?  Nụ cười không thành tiếng mang theo ánh mặt đượm buồn:


“Đúng rồi, nhớ làm gì? Tôi sẽ tìm chủ đề khác. Xin lỗi!”


Cảnh nói xong liền giật lại tập bản thảo trên tay Ngọc Oanh, rồi tiếp tục cắm mặt vào màn hình vi tính.


Không kìm nén được tức giận, liền lớn tiếng, tay chống lên bàn thị uy: 


“Cậu tỏ ra thái độ gì đấy?”


“Không có gì!”


Thấy Cảnh đột nhiên cộc tính khác thường, Ngọc Oanh cũng không muốn lấy vai trên mà làm lớn chuyện, liền xuống nước dịu giọng lại:


“Sắp tới chị và tổng biên tập đi Bắc Ninh lấy thông tin về các đền chùa. Tổng biên muốn cậu đi theo để làm tài xế.”


 Cảnh rụt rè đáp, mặt đang bừng bừng tức giận, đột nhiên xám xịt:


“Không... không đến..”


Ngọc Oanh nhìn thẳng vào ánh mắt sau cặp kính người đối diện, yêu cầu một câu trả lời thích đáng. 


Sao lại không? Dạo trước, chị còn thấy cậu cứ giữ khư khư tờ báo cũ rích tiêu đề “Đền Rồng Ngậm Ngùi Phủ Bụi” (1) 


Cảnh đưa mắt nhìn cô, như trả lời lại câu hỏi vừa rồi mà cũng giống đang tự trách bản thân:


Tư cách gì để đến đó?”


Ngọc Oanh hơi sững lại, cô đứng thẳng người lên, như sợ bản thân sẽ hút vào đôi mắt sâu thẳm của người đối diện. Không chỉ lần này mà nhiều lần trước kia, cô đều cảm thấy bản thân râm ran khó tả khi đối diện với cậu, vừa quen thuộc lại vừa day dứt. Cô đã từng tự hỏi, bản thân cô đã bỏ lỡ điều gì từ cậu chăng?


Ngọc Oanh thở dài đánh thượt, thật sự đôi co với cậu làm cô rất bức bối  Cô cương, cậu ấy nhu, đánh qua đánh lại cuối cùng vẫn là cô mệt. 


Ngọc Oanh quay về bàn làm việc, lén nhìn về phía Cảnh. Bàn làm việc ngăn nắp và xếp đầy những quyển sách văn thơ thời trung đại. Cậu ngồi ngẩn người, tay cầm tờ báo cũ, mười ngón tay dài nhè nhẹ nâng niu như thể đang cầm một vật trân quý. 


“Đền Rồng Ngậm Ngùi Phủ Bụi.”


“Cậu ta muốn làm Tố Như khóc Tiểu Thanh sao?” Ngọc Oanh thầm mỉa mai.


 Đã rất nhiều lần, Ngọc Oanh chứng kiến Cảnh cứ ôm khư khư tờ báo. Cô thật sự không hiểu cậu ta đang nghĩ gì? Cô thừa nhận rằng chính bản thân mình, cũng không biết vì sao lại quan tâm đến tờ báo đó đến như thế.

 

 “Rốt cuộc nơi đó có điều gì thu hút đến thế?” Ngọc Oanh thầm nghĩ.


Ôm tâm trạng tò mò, cô nhanh chóng gõ vào tìm kiếm trên thanh công cụ Google: “Đền Rồng Ngậm Ngùi Phủ Bụi”, bài báo được đăng trên báo Văn Hóa - Thể Thao năm 2008.


“2008 sao? Xem nào, 2008? Lúc ấy mình mới chỉ là học sinh cấp hai?”


Ngọc Oanh biết rõ Đền Rồng đang thờ Lý Chiêu Hoàng - vị nữ hoàng duy nhất của Việt Nam, vị vua bị xem là kẻ làm mất đi đế nghiệp hai trăm năm của Lý triều, đến khi chết đi cũng không được thờ cùng các bậc tiên đế. Nhưng dù Cảnh có để tâm đến số phận của vị nữ hoàng ấy đi chăng nữa cũng đâu đến mức giữ một tờ báo từng ấy năm, rồi còn tỏ vẻ tiếc thương như thể mình là người trong cuộc.


 Cô nghi hoặc gửi tin nhắn cho tổng biên tập - anh trai cậu.


“Cảnh cứ mãi giữ một tờ báo cũ rích, lại còn viết linh tinh cái gì mà kiếp trước kiếp sau. Có chuyện gì xảy ra với cậu ấy vậy?”


 Chốc lát sau cô nhận được dòng tin nhắn của Liễu.


Khi Cảnh còn bé đã từng bị tai nạn. Cả nhà anh đã tưởng nó không qua khỏi, cũng may chỉ sau một năm nó đã hoàn toàn bình phục. Có điều, từ lúc khoẻ lại, nó dành phần lớn thời gian để tìm hiểu về luân hồi. Và đặc biệt nhất là, nó rất quan tâm đến giai đoạn lịch sử cuối thời Lý. Có lần nọ, chẳng biết nó tìm ở đâu được tờ báo, sau đó nó ngồi thẫn thờ cả buổi chiều trước sân nhà, rồi mấy ngày không ăn uống. Lần này, anh muốn đưa nó đi cùng vì lý do đấy.”


“Tiếc nhỉ! Tổng biên tập Văn Liễu chỉ muốn đưa em trai người ta đi cùng.”


“Em thì anh để dành đưa lên xe hoa.”


***


“Nếu quả thật như lời Cảnh viết, đâu là điều kiện tối thiểu và cần thiết cho sự tái sinh? Chúng ta đã đi đâu trong nghìn năm qua, hay chỉ luẩn quẩn chờ nhau trong cõi tạm bợ?”


Mười hai giờ đêm, Ngọc Oanh nằm trong phòng ngủ ngẫm nghĩ mãi không tài nào chợp mắt. Bất chợt, di động sáng lên dòng tin nhắn:


“Chị đừng quên viếng Đền Đô (1) đó!”


“Cậu đã không muốn đi sao còn phải bận tâm đến thế?”


 ***


Nghĩ Cảnh rất thích Đền Rồng, chuyến đi này Văn Liễu muốn đưa cậu ta đi. không chỉ để công tác mà còn để cậu ta thực hiện được ước nguyện bấy lâu. Vậy mà thái độ của Cảnh lại trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của Văn Liễu. Thành ra từ chuyện công lại vô tình thành cuộc hẹn hò của anh với cùng bạn gái, nên cũng không lạ gì khi thái độ Ngọc Oanh đột nhiên trở nên  hào hứng chuẩn bị quần áo giày dép mấy ngày liền. 


Hôm đầu tiên, trời nắng chói chang, song nóng bức không ngăn được sự vui vẻ của Ngọc Oanh. Cô xúng xính trong chiếc váy trắng, thật khác với Ngọc Oanh nghiêm túc, cứng nhắc ở tòa soạn. Mới dựa lưng ở bụi cây này, thoắt cái đã thấy cô nghiêng vai bên cành hoa kia. Đến đâu, cô cũng hí hửng đòi chụp ảnh, dường như đã quên mất rằng mình đang đi công tác.


“Liễu! Chỗ này đẹp nè chụp cho em đi.”


Sự phấn khởi này của Ngọc Oanh làm Liễu khóc thầm, chiếc máy ảnh tác nghiệp của anh vốn để làm tư liệu viết báo lại có đến hai phần ba ảnh là của bạn gái.


“Ngọc Oanh! Chúng ta đang đi công tác đó!”


Ngọc Oanh nở một nụ cười tự tin đáp lời:


“Anh yên tâm. Em sẽ viết thật tốt bài báo về chuyến đi này.”


***

Vốn cái nôi của văn hóa Kinh Bắc, Bắc Ninh được ca ngợi là nơi phong cảnh hữu tình nên thơ, cũng vì thế mà Văn Liễu hết sức mệt mỏi với độ “ sống ảo” của cô bạn gái. Sau một ngày tác nghiệp qua làng gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ, chùa Phật Tích gian nan, thì máy ảnh cơ của Văn Liễu gần như đầy dung lượng.


Dù trời đã đổ mưa nhưng không vì thế mà cả hai hoãn lại kế hoạch đến đền Đô hôm nay. Đôi trai gái đứng trước cửa đền nhìn cảnh vật dưới làn mưa. Khung cảnh ở đây làm cô ngẫm nghĩ về những bước ngoặt tạo nên một Lý triều thịnh trị.


“Năm xưa Dương Hậu nâng tấm long bào họ Đinh khoác lên người Lê Hoàn. Họ Lý lại nối tiếp đế nghiệp họ Lê. Tạo nên giang sơn cực thịnh ngang tầm Đại Tống (Trung Quốc). Hưng thịnh rồi lại vong, vòng tuần hoàn ấy cứ lặp lại. Giờ đây chỉ còn sót lại đây Ngũ Long Môn một mình trơ trọi, dù là nắng hay mưa vẫn đứng sừng sững nghìn năm.”  


Ngọc Oanh ngước nhìn lên mái đền bầu trời trong xanh, cô nhận ra tám đám mây ánh lên vầng hào quang màu vàng kỳ lạ bồng bềnh trôi tựa như bức tranh tiên cảnh. Thấy đây là một cảnh đẹp, Ngọc Oanh quay sang bạn trai, tay cô chỉ về hướng đám mây:


“Anh nhìn kìa! Những đám mây đó lạ quá.”


(1)Sở dĩ đền có tên là đền Rồng vì theo một số tài liệu, Lý Chiêu Hoàng được coi là người không giữ được nhà Lý nên không được thờ chung ở Đền Đô- Đền Lý Bát Đế cùng các bậc tiên đế Nhà Lý. Lý Chiêu Hoàng chỉ được thờ ở phía Tây Đền Đô, tức làng Long Vĩ (Đình Bảng) - đuôi của con Rồng, từ đó đền có tên là Đền Rồng.