bởi Oanh Kim

18
0
1203 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Chương một: Làng Diên


Ngày xửa, ngày xưa,...

Đó là một thời thiên hạ thái bình, đời sống của nhân dân sung túc, mùa màng bội thu. Ấy là thời của vua Anh Lạc trị vì.

Tuy nhiên, dù ở bất cứ thời đại nào, bất cứ quốc gia nào, dù có hưng thịnh hay thái bình đến đâu thì cũng không tránh khỏi có những bất công, xấu xa. Điều khác nhau e cũng chỉ là ít hay nhiều, biết hay không và biết xong sẽ như thế nào mà thôi.

Trở về với ngôi làng nhỏ có tên là làng Diên. Trong ngôi làng ấy, người dân cũng yên ấm và không phải lo nhiều về cái ăn. Làng Diên cũng như bao ngôi làng khác, có bầu trời, có đồng lúa, có những đứa trẻ con hàng ngày đi chăn trâu, có người dân đi làm mỗi ngày với những tiếng cười, có những khu chợ đông đúc,... Thật hạnh phúc biết bao.

Đi tiếp vào một ngôi nhà nọ. Đây không phải một gia đình giàu có nhưng cũng không phải là nghèo kiết xác. Đây là một gia đình tầm trung nhưng cũng vẫn như nhiều gia đình tầm trung khác, không có gì đặc biệt hơn cả. Trong gia đình ấy, có một người cha, một người mẹ và hai cô con gái. Người chị tên là Tấm, người em tên là Cám. Và từ đây, câu chuyện của chúng ta bắt đầu mở ra.

 Mẹ Tấm mất sớm, cha nàng đi bước nữa, lấy mẹ Cám làm vợ. Người xưa nói thật đúng: "Mấy đời bánh đúc có sương/ Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng." Điều này được minh chứng rất rõ trong mối quan hệ giữa Tấm và người mẹ ghẻ. Xin nói qua về người mẹ ghẻ này.Bề ngoài của bà ta cũng được coi là có mấy phần tư sắc, rất khéo léo trong các mối quan hệ. Chính vì sự khéo léo ấy mà tuy bà ta đối xử bất công và có chút khắc nghiệt với đứa con vợ trước của chồng nhưng người đàn ông ấy cũng không nỡ nặng lời với bà ta mà chỉ nhắc nhở một chút. Người cha vẫn rất thương yêu cô con gái của người vợ đã quá cố, thậm chí còn yêu hơn so với Cám - đứa con với người vợ hiện tại. Tuy nhiên, tình cảm của cha vốn không hay nói thành lời, ông chỉ cố gắng giấu diếm chút đồ ăn, nhân lúc vợ mình và Cám không chú ý thì mới lấy ra đưa cho Tấm. Lúc đưa ông còn giục Tấm rằng: "Lén ăn thôi, đừng để bà ấy biết." Sống bằng từng này tuổi rồi, ông cũng hiểu làm sao cho êm đẹp.

Một thời gian sau đó, cha Tâm cũng mất, mụ dì ghẻ bây giờ ngang nhiên hành hạ Tấm. Dù sao trong nhà chỉ có 3 mẹ con mụ nên cần gì phải diễn cho ai xem. Mụ cóc cần diễn. Diễn ngoài đường thôi là được rồi.

Trong nhà thường diễn ra cảnh tượng Tấm phải làm việc rất vất vả, làm suốt ngày suốt năm. Còn Cám thì sao? Tuy không phải làm đến nỗi quá vất vả như Tấm nhưng dù sao thì cũng là con gái, vậy nên nàng vẫn phải làm một số việc nhẹ như quét nhà, rửa bát,... Còn mụ dì ghẻ - mụ ta chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng mà sai bảo hai đứa con của mình, đặc biệt là Tấm. Tấm là một cô gái ngoan hiền nên nàng không bao giờ cãi lại nửa lời. Mọi uất ức đều chỉ dám nuốt trong bụng.

Còn Cám, nàng lớn lên trong những lời thì thầm của mẹ. Mẹ đã trở thành một người định hướng nhân sinh quan của nàng. Dần dần, nàng đã có thói quen nghe lời mẹ, coi mẹ là sự thật, mẹ nói gì cũng đúng. Nàng cũng rất yêu mẹ mình. 

Cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi Cám trở thành một cô gái ngang ngược, không coi ai ra gì và luôn coi mình là trung tâm. Dì ghẻ rất chiều nàng. Có cái gì ngon, mụ cũng dành cho nàng mà không cho Tấm. Đã thế, ăn xong còn bắt Tấm đi dọn. Những đồ tốt nhất cũng được dành hết cho nàng, chỉ khi nàng dùng xong hoặc đã chán rồi thì những thứ đó mới thành của Tấm. Mẹ thường thủ thỉ với nàng những lời lẽ cay nghiệt về Tấm, rằng là: "Con Tấm nó chẳng phải chị mày đâu. Nó chỉ là đứa mồ côi mà mày có mẹ ở đây, nó mọc tám lá gan cũng không dám làm gì mày, mày muốn làm gì chẳng được. Mày cứ coi nó như con ở mà đối xử."

...........................................

Một ngày nọ, bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ trước thì thưởng cho một cái yếm đỏ." Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì. Cám thấy, chơi thật vui, Tấm làm là được rồi, chị ta chỉ là con ở của mình mà còn đòi quyền cạnh tranh như mình chứ. Chị ta xứng sao? Dù sao mẹ nàng cũng chỉ nói thế là để chị ta đi làm thôi. Còn mình, không có chiếc yếm đỏ này thì cũng được mẹ cho chiếc yếm đỏ khác còn đẹp hơn, cần gì phải lội xuống ruộng để mò mấy con tép riu đấy chứ? 

Tuy nhiên, sau khi thấy rổ cá đầy của Tấm và vẻ mặt sung sướng khi sắp được yếm đỏ của chị ta thì Cám rất ngứa mắt. Nàng muốn dập tắt cái sự vui sướng trên khuôn mặt đáng ghét kia? Nàng muốn thấy chị ta phải buồn bã, như thế lòng nàng mới vui sướng. Thế là, Cám đon đả đi đến cạnh Tấm và nói rằng:

"Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm, chị ngụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng."

Tấm ngây thơ tưởng thật vội để giỏ tép ở đó rồi chạy xuống ao tắm rửa. Nhân lúc đó, Cám từ từ cầm giỏ cá của Tấm lên rồi chút hết vào giỏ của mình. Sau đó, nàng thấy một con cá còn sót lại, nàng cũng lười cúi xuống nhặt nốt liền tung tăng ra về với niềm vui nhận được chiếc yếm đỏ vốn dĩ thuộc về mình và sắp được thưởng thức khuôn mặt buồn rũ rượi của Tấm.

Quả nhiên, mụ dì ghẻ không cần biết sự việc thế nào, Tấm đã chăm chỉ và vất vả ra sao. Cái mụ ta cần cũng chỉ là có tép ăn trong bữa tối. Nếu con gái của mình đã thắng, mụ cũng nhanh chóng đưa chiếc yếm đỏ xinh đẹp cho đứa con gái yêu của mụ. Trong góc nào đó, chiếc yếm đỏ nhàu nát, thô sơ nằm chỏng ỏng đáng thương ở một góc để làm giẻ lau.