569
0
850 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Ngoại 1


Nguồn: Khoa thi Thế Điển (GHA)

“Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng, Thượng đại nhân, thánh ất kỉ, hóa tam thiên, thất thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử.”  

Người kiến giải: Văn Hiệt Nhất Sinh, Triền Vĩ Tuế Nhân

_Giải nghĩa_

“Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng”
Hai câu trên có nghĩa là “Trời cho sự thông minh, đức Thánh giúp công cho”.

“Thượng đại nhân, thánh ất kỉ”
Hai câu này có nghĩa như sau “Thưa đại nhân, đức Thánh đây này” (trước là chữ Khưu - Khâu, chỉ Khổng Tử, sau đổi thành Thánh).

“Hóa tam thiên, thất thập sĩ”
Hai câu có nghĩa “ông giáo hóa 3 ngàn đồ đệ, có 70 người làm quan”. Chữ ở đây tức là chữ quan, chứ giỏi chưa tả hết nghĩa của từ .

 “Nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử”
Hai câu cuối có nghĩa “Này học trò nhỏ, tám chín đứa”. Nguyên văn đầy đủ là “Nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, giai tác nhân, khả tri lễ d㔓này học trò nhỏ, tám chín đứa, hãy học làm người tốt và biết lễ vậy”.

Vậy nghĩa của tám câu:

Trời cho sự thông minh, đức Thánh giúp công cho. Thưa đại nhân, đức Thánh đây này, ông giáo hóa 3 ngàn đồ đệ, có 70 người làm quan. Này học trò nhỏ, tám chín đứa.”

_Xuất xứ_

Đối với hai câu đầu, chúng có trong Tam Tự Kinh - Chung nhi học thật nhưng không có đủ mà bản Dương Tiết Diễn Nghĩa lại đầy đủ hơn. Thế nên, có thể coi 8 câu trên xuất xứ từ:

“Dương Tiết Diễn Nghĩa” của Phan Vinh – vị quan nhà Minh

_Mục đích_

Có một số tài liệu như sau:

- Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng, người thời Minh sơ, cho biết: Năm 1406, sau khi chiếm được nước ta, Minh Thành Tổ Chu Đệ ra lệnh “binh lính vào nước ấy, ngoại trừ sách kinh và ván in của đạo Phật, đạo Lão không thiêu hủy; tất cả thư tịch, ván in cho đến những loại giấy trẻ con quê mùa tập viết như “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ”, một mảnh một chữ đều phải hủy hết.

- Mục Thượng đại nhân trong Sơn cư tạp thuật niên đại cuối Lê, cho biết: Trẻ con mới tập viết chữ, ắt viết“Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ (chữ Khưu nay đổi thành chữ Thánh), hóa tam thiên, thất thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, giai tác nhân, khả tri lễ dã”.

- Kỹ thuật của người An Nam niên đại cuối Nguyễn còn lưu lại hai bức vẽ Trẻ con tập viết, đều xuất hiện các dòng chữ Thượng Đại Nhân Khưu Ất Dĩ. 

 - Bên cạnh đó, Sơn cư tạp thuật còn cho biết: Ở nước ta, trẻ con mới nhập học, phải viết hai câu "Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng", không biết từ đâu. Có người bảo "bắt đầu từ Lê Văn Hưu, người Phủ Lý Đông Sơn vậy". “Ông nội tôi hồi còn sống từng kể lại rằng, hồi đi học chữ Nho, thầy bắt chép đi chép lại 8 chữ Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng, ông và các bạn toàn đọc vui thành Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng.”

- Ngoài ra, An Nam kỷ du của Phan Đỉnh Quế, quan nhà Thanh, mô tả phép viết chữ của người Việt thời Lê Trung Hưng cho biết: “Thư pháp tuân theo Tống thể. Người trong cả nước viết từng chấm từng nét đều có kiểu dáng giống nhau, xấu đẹp không thật rõ ràng. Ta từng hỏi sĩ đại phu nước ấy về nguyên do của việc này. Đại để người Trung Quốc ta học viết chữ, gộp cách thức của một chữ lại mà học. Đằng kia thì xé từng nét chia ra, khiến các phần phân tán không liền mạch, sau đó hợp lại thành một chữ.

Từ trên có thể thấy, 8 câu đó được chép trong sách dạy cho trẻ, thì giống như "uốn cây phải uốn lúc còn non, để nó lớn mà uốn là nó gãy". Đó chính là dùng để dạy dỗ con trẻ.

Ta xét kĩ hơn, ở hai câu bị khuyết đi “giai tác nhân, khả tri lễ dã”. Nhân - Lễ là hai trong Ngũ thường, tức 5 đức tính của con người, cốt lõi của người quân tử. Nếu Ngũ thường là tâm thì Tam cương là khuôn, người quân tử theo đó mà điều chỉnh hành vi giống với gương mẫu. Điều chỉnh hành vi và cả tu mình. Còn Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ; xem như mục tiêu cần đạt. Như vậy, đây là chỉ dạy trẻ nhỏ, làm bàn đạp để tu thân của bậc quân tử, từ ấy mới ngộ cái đạo của bậc thánh nhân.

Chốt lại, mục đích chính là khuyên răn.