bởi Mỹ Diệu

109
4
1525 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Phần 1


Tivi tình nghĩa

Ới ời ới ời ới ơiiiiiiiiiiiiiiii

Vì sao anh còn chưa đến gặp em ngay giây phút này!!!

 

Một cô gái đứng ngoài hiên ngõ cứ lớn tiếng gọi một người đàn ông ở phía xa đang sửa cái xe đạp. Cô mặc bộ váy hồng nhạt, đầu cài một chiếc trâm, tướng tá cao ráo với khuôn mặt thanh tú. Tôi trong nhà nghe tiếng kêu tưởng ai gọi mình, hoảng hốt chạy ra xa ngoài cửa ngó ngang ngó dọc để xem có phải ai đến tìm không.

Hôm nay là hai mươi tháng ba, sinh nhật tròn mười tám, tôi mời rất nhiều bạn bè đến tham dự, những đứa đó hầu như là người bạn trong trường mới quen khi tôi vào năm nhất đại học. Tôi cứ tới lớp là lại kéo ghế tụ tập lại chỗ họ, rủ rê, lải nhải tới lui để không một ai đừng quên ngày quan trọng đó. Có đứa thân với tôi, nó tên Lan, ghẹo đùa lại

“Mốt hai mươi ba sinh nhật nhỏ Hiền ý nha tụi bay. Nó mừng quá mà tao tưởng đám cưới nó không đó?”

Tôi ngượng ngịu, dựa vào cánh cửa rồi cười tủm tỉm. Tôi nhìn cô gái ở đằng xa đang gọi tình anh chàng kia, chắc họ là một cặp đôi đẹp. Nhìn từ xa họ đúng là đôi trời sinh, cả hai một cao một hơi thấp, một váy hồng một sơ mi trắng quần đen, chưa kể đặc biệt nhất chính là cặp mắt họ nhìn nhau tình tứ. Cô gái đứng bên này đường hai mắt tình tứ cười với chàng trai bên kia, người bên kia nghe tiếng gọi gật đầu nhẹ rồi nhìn chăm chú vô cô gái bên này. Tôi nhìn họ, đưa tay quờ quạng chiếc máy ảnh ở trên bàn. Tìm kiếm hồi lâu, tay tôi chạm vào nút, tôi ấn nhẹ một cái.

“Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.”

Giai điệu vang lên. Không khí trở nên lãng mạn và chút thơ mộng. Đã lâu rồi, tôi chưa nghe bài hát ấy, một bài hát với những âm điệu quen thuộc, với giọng ca không còn xa lạ trong những bài hát năm 8x 9x. Tôi bồi hồi mường tượng lại cảnh khi mình mới lên mười, bố mua một đĩa Thúy Nga và mở trúng bài hát này, tôi đã hát theo nó, bố tôi ngồi bên cạnh ngắm nhìn niềm vui của đứa con gái.

Khúc nhạc ấy tưởng chừng trong những âm vang ngoài kia đã bị vùi lấp thì nay đã sống dậy. Ở trong đó không chỉ có lời bài hát, giọng của chú Bằng Kiều ngọt ngào sâu lắng đi vào hồn người mà còn có cả khuôn mặt sạm đen với những nếp nhăn điểm lộ rõ dưới hàng lông mày rậm rạp của bố. Có cả những trưa hè với tiếng ve kêu âm ỉ bên ngoài vườn ai với trận nắng gắt đổ xuống sân và bố đi làm về.

Bố tôi xuất thân từ miền quê vào trong nam làm việc. Gia cảnh nghèo không có tiền ăn học nên bố phải lao động rồi vô đây để tìm việc. Công việc của bố kiêm bảo vệ lẫn làm hồ, nên đôi khi tôi viết vào học bạ nghề nghiệp của bố thường hết cả chỗ trống. Khi ấy bố luôn xoa đầu tôi bảo, nghề của bố còn cứ ghi công nhân như bao người là được rồi, chẳng cần phải ghi bảo vệ rồi làm hồ vào đấy cho người ta biết gia cảnh mình nghèo trong khi bố đây vẫn có thể đủ sức lực, không ăn bám thiên hạ, đủ để nuôi con ăn học và khôn lớn tới mai sau.

Nghe bài hát quen thuộc ấy, tôi đi vào trong nhà tìm lại đĩa CD cũ ở trong đống những hộp chất đống đầy trong cái tủ gỗ cũ. Bụi bám kín bề mặt, thi thoảng có vài con nhện đen bò ra nền nhà ngơ ngác hỏi tôi đang làm gì thế. Cầm chiếc đĩa cũ trên tay, tôi thổi hơi mạnh, bụi bay tung vào không khí văng vào khóe mắt làm tôi cay xè, ho sặc sụa. Sau một vài lần thì chiếc đĩa hiện lờ mờ dòng chữ thúy nga màu xanh lam đã phai nhạt màu, năm 1890 xuất bản lần thứ nhất. Tôi mở âm li lên, cho chiếc đĩa vào rồi bật tivi lên.

“Đang làm gì mà chăm chú thế mày?”

“Đĩa Thúy Nga sao, hàng hiếm nha mày, tao đi tìm mấy bộ này lâu rồi mà vẫn chưa ra?”

“Mày cũng thích nghe Thúy Nga sao, đây là quà của bố khi tao còn nhỏ, nãy mở tivi tự dưng nghe lại bài ấy, vội lục lại xem còn không để mở nghe”.

“Trùng hợp đấy. Tao thích cũng là do bố tao mở cho nghe. Mày thích bài gì thế?”

“Phượng hồng của Bằng Kiều nghen mày.”

“Đúng là tri kỉ có khác hiểu nhau quá mà”.

Hai đứa tôi ngồi bệt xuống đất, chăm chú nhìn màn hình tivi cũ. Tôi nghiêng đầu ngả vào vai Lan, mắt nhằm nghiền lại. Tôi ngửi thấy mùi thơm của café đen của bố. Mùi hương quen thuộc ấy không bị pha tạp lẫn vào không khí, luôn cuốn hút tôi trong những ngày bố còn giữ thói quen uống café mỗi trưa. Bố bảo rằng đời bố đôi khi buồn hay vui, có gặp chuyện gì đều chỉ cần một tách café như vậy thôi là đều có thể cảm thấy vô tư, thoải mái hơn hẳn. Tôi ngờ nghệch nhìn tách café đen đặc rồi tự hỏi bâng quơ vì sao có thể kì diệu tới vậy.

Có phải vị đắng của café khiến con người ta đồng cảm, nhận thức sâu hơn về những chuyện mình xảy ra dù có tồi tệ, kinh khủng tới đâu cũng chẳng bằng cái vị của thức uống này. Tôi tự mình lí giải về điều đó như thế vì tôi đã từng nếm thử nó bằng tất cả sự tò mò và thích thú khi bố bảo tôi uống thử, đắng nghét mà còn khó uống, ngoài mùi hương khiến tôi chìm đắm say mê thì không còn điều gì cả. Tôi còn cho rằng nếu được lựa chọn thức uống cho đời mình thì không bao giờ chọn café đâu, nó không phù hợp với tính cách thích đồ ngọt của tôi mấy. Vậy mà từ hồi bố mất trong vụ tai nạn, tôi lại nghiện loại thức uống ấy, ngày cứ phải pha một gói uống mới chịu được. Nhiều khi uống nhiều quá, tôi khóc, nước mắt rơi xuống miệng cùng với giọt café đọng trên môi tôi đều không thể phân biệt được.

“Mày khóc ướt áo tao rồi con quỷ nè. Không biết nước mắt hay nước miếng khi nghe nhạc mà ngủ mơ đây nữa”.

Tôi giật mình, tỉnh mộng lại. Hóa ra tôi đang mơ, chả phải là sự thật. Đúng thật bố tôi làm sao có thể ngồi kế bên tôi ngay lúc này nghe nhạc cùng tôi, còn khoe ly café pha theo kiểu cách mới cơ chứ? Phải chăng âm nhạc trên chiếc đĩa này ngoài việc thư giãn tâm hồn con người còn khiến ta có thể nhìn lại khoảng thời gian trôi qua. Tôi trầm ngâm, đáp lại câu hỏi vừa rồi của Lan

“Xin lỗi, tự dưng tao nhớ bố quá thôi”.

“Nhớ thì nhớ chứ thế này xíu về bố tao hỏi tao mới nghịch dưới sông nào về thì chết?”

“Hahahaha, biết rồi tý tao đổi áo cho mày mặc vậy. Cứ phải làm quá lên”.

Chín giờ sáng, tôi với Lan ngồi trong gian phòng chật hẹp, trước mặt là cái phòng bếp với đồ đạc xoong chảo rồi nồi xếp chồng bừa bộn, những lọ gia vị để tùm lum, phía bên tay trái thì là cái chiếu trúc đã được cuộn gọn dựng lên, cạnh đó là tủ đồ của tôi. Ngó quanh nhà quan sát rồi lại nhìn khuôn mặt người kế bên, tôi phì cười vì tôi nhiều lúc ảo tưởng tới mức nhìn lầm.

Tôi đứng lên đến chỗ tivi, lấy tay phủi nhẹ lớp bụi trên bề mặt. Đã mấy năm rồi nhỉ, cái tivi này không biết đã gắn với tôi bao lâu nữa và bố tôi mua nó lúc nào nhỉ? Tôi chả nhớ, hồi ông còn sống tôi chẳng hỏi vì sao có nó mặc dù lúc nào cũng tự hào khoe với mấy đứa bạn cùng lớp nhà có cái tivi xịn lắm bố mới mua cho. Có khi cái tivi ấy đã gắn bó từ lúc tôi sinh ra trên đời này rồi nhỉ?

“Bố bố ơi mẹ đâu?”