6 yếu tố không thể thiếu trong một cuốn tiểu thuyết hay
Vào 25/05/2022
6 yếu tố không thể thiếu trong một cuốn tiểu thuyết hay
6 yếu tố không thể thiếu trong một cuốn tiểu thuyết hay, bạn đã biết chưa?
1. Bối cảnh.
Bối cảnh là địa điểm, thời gian và hoàn cảnh câu chuyện xảy ra. Bạn cần phác thảo bối cảnh chính của tác phẩm, có thể là căn nhà nơi nhân vật sống, cũng có thể là cả một vùng đất ma thuật đầy bí ẩn. Bối cảnh càng lớn, càng phức tạp càng cần phác thảo nhiều chi tiết. Nhưng hãy giữ những phác thảo ấy trong đầu và dần dần hé lộ trong từng phân đoạn của truyện. Hãy để người đọc từ từ tiếp nhận thông tin và khám phá thế giới bạn tạo ra.
2. Nhân vật.
Một câu chuyện không thể thiếu các nhân vật, trong đó có nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật chủ đạo mà những câu chuyện phần lớn xung quanh họ. Nhân vật phụ có thể hỗ trợ hoặc đối lập với nhân vật chính, góp phần đẩy cao trào và giải quyết xung đột. Hãy xây dựng nhân vật thú vị với tính cách đặc trưng và khác biệt lẫn nhau, cũng như giới thiệu họ một cách phù hợp.
Nhân vật phản diện là nhân vật cung cấp sự đối lập hoặc tạo ra vấn đề cần phải được giải quyết. Họ không nhất thiết phải là kẻ xấu. Và kẻ xấu cũng không nhất thiết phải ở phe đối lập với nhân vật chính.
3. Mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là vấn đề nghiêm trọng mà nhân vật của bạn phải đối mặt, thường là lý do câu chuyện của bạn được hình thành.
Xác định mâu thuẫn cũng chính là bạn tìm được hướng đi cho tác phẩm của mình.
4. Cao trào.
Cao trào là thời điểm mà căng thẳng đạt đến cực độ, thời điểm mà độc giả thật sự phải nín thở để theo dõi.
Bạn đã đưa ra được mâu thuẫn, nhưng nếu không đẩy được lên cao trào thì giống như... làm... tình mà không lên... đỉnh vậy. ^^ Cứ lưng chừng nửa vời sẽ khiến độc giả không được thỏa mãn.
5. Giải pháp
Nhưng có cao trào thì cũng phải có giải pháp, để giải quyết vấn đề. Khi bạn đã lên tới đỉnh cao thì cần phải có bậc thang để bước xuống. Trong một bộ truyện cần có ít nhất một ẩn khuất được giải đáp, và nó là ẩn khuất chính. Đừng để độc giả chờ đợi rồi bỏ lửng, bữa tiệc này không có ngon và vui đâu nha.
6. Chi tiết
Chi tiết là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn phải chú ý trong tác phẩm của mình. Thay vì chỉ nói rằng "Bầu trời thật trong xanh", hãy nói chi tiết về màu xanh đó, chẳng hạn như "Bầu trời có chút ánh chàm nhẹ". Điều này thật sự giúp gia tăng độ thú vị cho câu chuyện.
Nhưng đừng đi quá đà. Một ví dụ cho trường hợp này đó là: "Bầu trời có chút ánh chàm nhẹ, pha thêm màu mã não bị đốt cháy trong cát, điểm thêm một vài lớp bọt trắng xóa của lớp sóng vỡ màu ngọc xanh biển nhuốm màu vàng chanh".
Thêm thắt quá nhiều sẽ khiến bạn trông như đang cố gắng quá mức (và có lẽ là bạn đang cố gắng như vậy). Hãy sử dụng từ ngữ sống động và nhẹ nhàng, và bạn cũng có thể thêm chất thơ vào câu chuyện của bạn.
Trên đây là 6 yếu tố không thể thiếu khi đặt bút viết tiểu thuyết, hãy kiểm tra xem bạn có bỏ quên gì không nha. Chúc các bạn sẽ có một tác phẩm thật hay, để lại thật nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Đừng quên ghé thăm Ổ Sách để đọc những tác phẩm hay nhé!
Admin
Truyện Dị Năng Là Gì? Có Gì Mới Mẻ So Với Những Thể Loại Khác?
vào 10/06/2022
Giới thiệu sáchTruyện dị năng là một trong những thể loại truyện siêu nhiên huyền bí, mang yếu tố viễn tưởng, hoang đường và kỳ ảo. Nghe có vẻ giống truyện xuyên không, tiên hiệp hay võng du,...nhưng chỉ khi đi sâu vào từng thể loại ta mới nhận ra điểm khác biệt và nét độc đáo của mỗi thể loại, mới ấn tượng với chúng.
Truyện Dị...Truyện Trọng Sinh Là Gì? Trọng Sinh Có Giống Xuyên Không?
vào 10/06/2022
Giới thiệu sáchNhiều độc giả thường nhầm lẫn giữa truyện trọng sinh, trùng sinh, xuyên không, xuyên nhanh,... Nghe qua có vẻ chúng có phần giống nhau nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn về từng thể loại, các bạn sẽ thấy mỗi thể loại đều có nét độc đáo riêng của nó. Vậy thì truyện trọng sinh là gì? Điều gì ở trọng sinh khiến “con dân” điên...