9
2
1620 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Căn nhà cổ của ông lão - Tác giả: Mạnh Meo Meo


#osach #omini_tuan1 

- Chủ đề: Màu xanh

CĂN NHÀ CỔ CỦA ÔNG LÃO


Tôi ngước lên nhìn cái đèn giao thông đang dần chuyển màu, định sẽ qua đường.....

Tôi 26 tuổi, công việc của tôi là suốt ngày ngồi vào bàn giấy với hàng đống thứ bản vẽ, thiết kế và ý tưởng. Người ta nói, những người trong ngành thời trang hay thiết kế nói chung thì đều có một cặp mắt nhìn màu khá là chuẩn, họ có thể phân biệt được nhiều màu sắc khác nhau, nhiều hơn người bình thường. Do đó, họ có sự cảm nhận về thế giới quan về màu sắc tỉ mĩ và chi tiết khiến cho những thiết kế và sáng tạo của họ đa dạng hơn, tinh tế hơn. 

Cũng lâu rồi, công việc bận rộn nên tôi chưa có mấy dịp ra đường tản bộ thế này. Hôm nay được một dịp "tốt" chiếc xe đang chạy bon bon ngon trớn thì lại chết máy, tôi phải gửi lại chỗ sửa xe, lại cao hứng thôi thì đi bộ về, cũng không xa quá. Quả thực, chỉ khi đi bộ dọc những con phố mới thấy được hết nét đẹp của nó. Thay vì ngồi trên xe lướt vù qua mấy con phố, thì giờ đây khi dạo bước trên mấy cái vỉa hè, nhìn những viên gạch lát thẳng tắp tôi mới thấy chúng thật hoàn hảo, thật đẹp, còn nữa, cây trên vỉa hè cũng đều đều thẳng tắp, với một người đòi hỏi sự hoàn hảo như tôi, đây đúng là 1 sự thư giãn trong tâm hồn.


Mấy căn nhà dọc đường hằng ngày lướt qua, nay được chiếu vào mắt tôi một cách từ từ, cũng chi tiết và đẹp đến lạ. Kể cả đó là một căn nhà cũ, nhưng những mảng tường loang lỗ, những mảng rêu phong hiện ra sự cổ kính, tinh thần hoài cổ đến lạ lùng. Giờ tôi mới hiểu tại sao mà giữa những căn nhà mới khang trang và hiện đại này lại có một căn nhà cũ kĩ không thèm sơn phết lại, có lẽ chủ nhà cũng là một người hoài cổ, người tôn trọng nét đẹp của thời gian.


"Hay là do họ lười, không, chắc không phải đâu! Có lẽ họ quá yêu căn nhà đó, trong kí ức họ nó đã như thế và thời gian sẽ khiến nó như thế này, làm cho họ càng muốn lưu giữ những cái vốn có ấy". Tôi thầm nghĩ rồi lôi cái điện thoại ra tranh thủ chụp lại vài tấm ảnh của căn nhà ấy, từng mảng rêu phong, hoen ố, biết đâu nó sẽ là chất liệu để tôi phát triển những thiết kế sau này.


Loay hoay phút chốc thì trong căn nhà có bóng người dần tiến đến tôi quát lớn: "Cậu thanh niên kia, cậu làm cái gì đấy!". Bóng một ông lão quá tuổi trung niên tiến đến chỗ tôi mặt mày có vẻ nghiêm nghị, khiến tôi cũng có chút e dè:

- Dạ, tại con thấy nhà ông đẹp, con chụp lại vài tấm làm kỉ niệm, xin lỗi ông, con chụp mà không xin phép. Dạ, đây ông xem, con vừa chụp đây ạ! 

Tôi vội đưa những tấm hình cho ông lão xem. Ông nhướn cặp mắt lên cố nhìn rồi quay đi bảo: 

- Thời tiết tháng tư này oi bức cậu nhỉ, vào uống cốc nước với tôi không?

Tôi lấy làm lạ, sao tự dưng ông lão này lại mời tôi vào uống nước, hay ông ta tính xử lý tôi, hay bắt tôi xóa hình đi à? Không sao, thì tôi chụp lại cũng được, dù gì mình cũng hơi sai, thôi thì nghe theo ông lão vậy:

- Dạ, vậy thì con xin phép ạ.

Vào bên trong nhà, quả đúng là một căn nhà cổ, ngay cả bộ bàn trà, cái ti vi, cái đài cũng là của những thập niên trước đây, đơn xơ nhưng ấm cúng lạ thường, bỗng một chút kí ức về tuổi ấu thơ tôi vụt qua, ngày xưa, nhà tôi cũng có những món đồ này. Tôi cứ đứng tần ngần đó cho đến khi ông lão gọi vào bàn ngồi.

- Cậu thấy sao, nhà cũ kĩ quá làm cậu ngạc nhiên lắm hả. Ngồi xuống uống trà đi cậu.

Giọng ông lão cứ trầm trầm kéo tôi về với thực tại. Ông lão ngồi đó, hớp ngụm trà rồi châm điếu thuốc hít một hơi dài:

- Cậu uống trà đi, trà bắc đấy, thanh niên giờ chắc cũng chẳng biết uống đâu, nên tôi cố tình pha nhạt chút, uống cho có vị thôi. Uống đi!

Tôi hớp một hơi trà, quả thực tiết trời oi bức, đi bộ nãy giờ, uống 1 ly trà nóng thực sự đã khát, vị trà ban đầu có chút đắng, nhưng thơm, uống vào rồi thì mới vương lại vị ngọt, thật là đã. Tôi mơn trớn húp một hơi cạn cả cốc trà

- Đây, uống thêm đi, từ từ mà uống cậu. 

Ông lão với tay lấy cái ấm châm thêm trà cho tôi, rồi bắc chéo chân lên ghế làm một hơi dài thuốc vẻ sảng khoái lắm rồi nhìn tôi hỏi:

- Cậu chụp đẹp đấy, cậu là thợ ảnh à, hay là sinh viên ngành thiết kế, dạo gần đây cũng có mấy đứa sinh viên hay qua đây xin chụp ảnh.

Tôi vội nuốt ngụm trà đang hớp giữa chừng rồi đáp lại:

- Dạ không phải sinh viên ạ, con đã đi làm rồi, làm kiến trúc được mấy năm nay, thấy nhà ông đẹp quá nên con chụp lại, dù có rêu phong nhưng trông vẫn tinh tế và đẹp lắm ông ạ!

- Haha! Thế thì là đồng nghiệp, đồng nghiệp rồi, tôi cũng là kiến trúc sư nhưng về hưu được hơn 20 năm nay rồi, căn nhà này xây cũng đã hơn 50 năm rồi. Căn nhà này là món quà mà tôi dành cho vợ tôi đấy!

- Thế bà, bà đâu rồi ông

- Bà hả! Mất rồi! Bà mất cũng hơn 10 năm nay rồi. Ông lão lại tiếp tục rít một hơi thuốc rồi bồi hồi:

- Không giấu gì cậu, vốn dĩ khi thiết kế căn nhà này, tôi chọn màu chủ đạo là trắng và đen những màu tạo ra sự tương phản rõ nét nhất, kết hợp với kiến trúc phong cách Pháp để xây căn nhà này. Bởi lẽ, bà là một người mù màu, chỉ thấy hai màu đen và trắng thôi.

Nghe ông kể đến đây tôi chợt hiểu ra nhiều điều hơn về cái nghề của mình, không phải là làm ra cái đẹp mà chính là để mọi người có thể thấu cảm được nó, hiểu nó. Thật sự, không phải mình thấy đẹp là được....

- Vậy rồi ông sống với ai ạ, con cái ông đâu?! Hỏi ra câu này, chợt tôi thấy ông lão có chút biểu cảm trên mặt, hút cạn điếu thuốc như che giấu đi cảm xúc nói:

- Hồi đấy, đáng ra chúng tôi đã có một người con, nhưng bà nhà khó sinh, tôi giữa quyết định con và người vợ của mình. Tôi chọn bà ấy. Sau lần ấy, bà trở nên trầm cảm, cũng càng cay ghét tôi, về lâu thành bệnh. Bác sị chẩn đoán bà bị parkinson, càng ngày trí lực bà càng yếu đi, kèm theo căn bệnh mù màu nữa, khiến cuộc sống trở nên vô vị khôn cùng. Tôi thương bà ấy, ngày nào cũng dẫn bà đi dạo phố, đến đèn giao thông thì tôi phải dặn di dặn lại, trên cùng là màu đỏ, giữa là vàng, cuối là xanh, màu đỏ mới qua đường được. Chuyện gì đến thì nó cũng đến, một ngày nọ khi đi ngang đường thì bà bị tai nạn khi băng qua đường. Vợ mất, con cái cũng không, tôi thiết nghĩ căn nhà này cũng chẳng phải sơn sửa làm gì, vì với tôi nó là kỉ niệm thì nên đi cùng năm tháng, nên mang dấu ấn của thời gian cậu à!


Nghe đến đây tôi cũng không khỏi bồi hồi trước câu chuyện của ông lão. Cũng không khỏi thích mê cái vị trà và căn nhà cổ kính ấy. Những câu chuyện đời chuyện nghề cũng dần tàn bên cốc trà. Hôm nay quả là một ngày ý nghĩa, tôi hứa sẽ thường xuyên sang thăm ông lão, như thăm một người thầy trong nghề vậy, cũng là để san sẻ với ông vị trà ngon ngọt này, hay đúng hơn là để ông lão bớt cô độc trong căn nhà ấy. 

Tôi lại dạo bước trên đường với những suy nghĩ về cuộc sống, thật may mắn khi mình có thể cảm nhận được thế giới muôn màu này và còn chi tiết nữa. Nhưng quan trọng phải là tình yêu thương, sự mẫu mực của mình với nghề.... Tôi đứng trước cái đèn giao thông rồi thầm lẫm bẩm: Trên cùng là đỏ, giữa là vàng, cuối là xanh, nhắm mắt lại và suy ngẫm giờ tôi mới hiểu ra, sao ông lão không chỉ đơn giản là đèn nào dừng mà đèn nào được đi. Ông ta muốn vợ mình cảm nhận được sự hiện diện của màu sắc, dù có không thấy, nhưng vốn dĩ thế giới là muôn màu, ông muốn bà có thể hiểu được qua những gì mà ông nói. 


Mạnh Meo Meo!