bởi Nhi Trà

17
4
2397 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Chương 1


Chuyển ngữ: Tiểu Đinh (Nhi Trà)

Vào sáng sớm, ánh bình minh ló dạng ở phía chân trời, sông Thái Hồ mờ ảo như một tấm gương khổng lồ, nhàn hạ yên bình.

Tô Thành bên cạnh sông Thái Hồ cũng đang từ từ thức tỉnh trong ánh ban mai này, giống như một cô nương phấn trang ngọc trác, duyên dáng soi gương.

Bên trong Tô Thành, sương mù chưa tan, từ đầu đường đến cuối hẻm thỉnh thoảng truyền đến tiếng hò hét của những người bán hàng. Người bán hàng rong đẩy xe qua các con phố và la cà từ một con hẻm, cũng có thể kiếm được cả chục đồng tiền.

Phu xe xích lô kéo xe chạy lon ton qua cầu vòm đá, bánh xe chạy ngang qua đường đá xanh phát ra tiếng kêu cót két, vào thời gian cao điểm như đi học hay đi làm thì anh ta có thể kiếm được vài chuyến xe.

Không biết nàng dâu nào mới được gả, xách thùng quần áo xuống sông, nước trong veo đến mức phản chiếu hình ảnh của nàng, nàng dâu không biết suy nghĩ chuyện gì, mặt đỏ ửng. Cây liễu hai bên dòng sông đung đưa, chiếc thuyền mái hiên nhẹ nhàng lắc lư, nâng từng lớp nước lên.

Không biết trẻ nhỏ nhà ai nghịch ngợm, thức dậy sớm làm khung cảnh không được yên tĩnh, người lớn nghe thấy bực mình, vội bế nó lên đánh vào mông mấy cái, nó càng la hét vui vẻ hơn.

Thúy Bình cầm trong tay một cái bọc nhỏ, đi từ cửa sau của vườn hoa. Cô mặc trên mình chiếc áo vải bông - đây là kiểu áo truyền thống của nha hoàn, tóc thắt bím hai bên, một sợi dây đỏ được bện lên bím tóc trở thành điểm nhấn. Khi đi ngang qua khu vườn, cô hái một bó hoa thơm ngát, ghim sau tai, hương thơm lập tức tràn ra.

Đi ra cửa sau hướng đông tây chính là khu Bình Nhai, nơi đây rải rác những ngôi nhà lớn nhỏ, đều là những người có thu nhập khá hơn nên thường yên tĩnh và thanh bình.

Từ khu Bình Nhai đi về hướng đông, rẽ trái hẻm Ti Thủy - đó là một con đường dài lát đá xanh, đường không rộng, hai bên là nhà dân nhưng nhà thấp hơn hẳn, có thể thấy họ là những người có thu nhập kém. Khi đi trong hẻm Ti Thủy nên chú ý hơn, biết đâu có một chậu nước nào đó từ cửa nhà hất ra, xui xẻo thì cả người liền ướt nhẹp.

Đi ra khỏi hẻm Ti Thủy và rẽ vào lối khác sẽ dẫn đến khu Quan Nhai náo nhiệt.

Sắc trời còn sớm, nhiều cửa tiệm chưa mở cừa buôn bán nhưng nhiều quầy đồ ăn sớm đã đông khách.

Bánh bao, hoành thánh, mì vịt tiềm,...

Thúy Bình ngửi thấy mùi thức ăn quanh khắp góc đường, thèm chảy nước miếng đi tới cửa tiệm may Tập Xuân Đường, đúng lúc người thợ may trong tiệm vừa mở cửa. Cửa tiệm là mấy tấm ván gỗ ghép lại mà thành, mỗi tấm ván ước chừng dài hai gang tay và mỏng chỉ bằng một ngón tay. Khi đóng cửa thì lắp từng tấm ván với nhau và khi mở cửa thì tháo từng tấm. Các tấm ván cửa của Tập Xuân Đường được làm bằng gỗ lim, vì vậy tấm ván nào cũng rất nặng. Tiểu thợ may chỉ mười sáu hoặc mười bảy tuổi, thân thể gầy yếu, tháo ra có vài phần khó khăn.

Thúy Bình đứng một lúc lâu thì tiểu thợ may mới phát hiện, vội vàng nói: "Đây không phải là Thúy Bình tỷ của Lâm gia sao? Sớm như vậy mà tỷ đến đây mở hàng rồi? Vậy hôm nay tiệm chúng em sẽ buôn may bán đắt!"

Thúy Bình mím môi cười: "Miệng ngươi ngọt thật đấy!"

Tiểu thợ may nhanh nhẹn tháo các tấm ván đem vào tiệm, vội vàng mời Thúy Bình vào.

Tập Xuân Đường thường nhận đơn theo yêu cầu, các thợ may đến nhà để đo kích thước rồi đưa về xưởng làm thành phẩm rồi gửi đi. Các đơn đặt hàng kiểu này thường là các hộ gia đình lớn, có thể làm ăn cả năm, kiếm được khá nhiều tiền. Ngoài ra trong tiệm cũng có vài bộ quần áo đủ kích thước, nhưng đó là dành cho những người dân bình thường, chỉ duy nhất dịp lễ Tết, còn có một số trường hợp mua thành phẩm nhưng đó là vài lần hiếm hoi trong mấy trăm năm, lại còn là số lượng ít. Vì vậy, mặc dù tên tuổi của Tập Xuân Đường rất nổi tiếng ở Tô Thành nhưng thực ra cửa tiệm không lớn và không có nhiều quần áo may sẵn được trưng bày, tuy nhiên các kiểu dáng lại đa dạng, phong phú các loại vải như vải hoa, vải trơn và cả lụa gấm.

Thúy Bình lấy từ trong bọc hai chiếc áo choàng ngắn bằng gấm, đều rất tinh xảo và tỉ mỉ. Một chiếc thêu hoa mẫu đơn cùng màu trên nền xanh nước biển, chiếc còn lại màu xanh lá cây nhạt có thêu cây tre ở viền cổ và cổ tay áo. Kiểu cách này dường như phù hợp với các cô nương tuổi còn trẻ.

Tiểu thợ may nhanh chóng nhận ra đây chính là thành phẩm do chính tay ông chủ Tập Xuân Đường làm ra, liền vội vàng hỏi: "Hai chiếc áo này làm xong không được bao lâu, có chổ nào không hài lòng hay sao ạ?"

Thúy Bình đáp: "Tiểu ca đừng vội, chẳng qua phu nhân cho rằng cái nút thắt này không đẹp lắm, muốn đem sửa thành hai nút thắt."

Tiểu thợ may cầm lấy chiếc áo xem qua, sau đó cười nói: "Áo choàng màu này nên dùng một nút thắt để không lộ rõ vẻ phức tạp."

Thúy Bình nói: "Lão phu nhân nói muốn đổi, phận chúng ta cũng không nên nói nhiều, tiểu ca ngươi nói với thợ may sửa đổi một chút đi."

"Được rồi, tỷ có muốn để áo choàng ở đây, tí sửa xong thì đệ đem đến hay bây giờ tỷ chờ sửa xong rồi mang về?" Tiểu thợ may hỏi.

Thúy Bình suy nghĩ một chút rồi nói: "Tỷ ở đây chờ rôi mang về."

Tiểu thợ may lại nói: "Vậy thì tỷ chờ một chút nhé, một lát nữa thợ may mới đến."

Nói xong liền dẫn Thúy Bình đến ghế Thái sư, để nàng ngồi đấy chốc lát. Vốn dĩ tiểu thợ may chuẩn bị pha trà cho nàng nhưng nàng từ chối khéo vì sáng nay nàng chỉ ăn vội hai chiếc bánh bao, cũng không dám uống trà vào sáng sớm.

Tiểu thợ may sợ Thúy Bình buồn chán, một bên vừa dọn dẹp cửa hàng một bên bồi nàng nói chuyện phiếm: "Hai chiếc áo choàng này là Lâm lão phu nhân đã đặt cho Lâm tiểu thư ạ?"

Thúy Bình cười nói: "Đúng vậy, tiểu thư nhà ta là tâm can bảo bối của lão phu nhân, lão phu nhân hận không thể đem hết những thứ tốt nhất đưa cho nàng."

Tiểu thợ may nói: "Lâm tiểu thư đi du học, nói không chừng cô ấy không thích mặc những kiểu mẫu này. Đệ nghe nói ở Thượng Hải có nhiều quý bà, quý cô Tây phương đều mặc quần áo phương tây."

Thúy Bình khinh thường nói: "Bên ngoài đồ có tốt thế nào cũng không bằng đồ ở nhà."

Tiểu thợ may gật đầu tán thành, nói: "Đệ nghĩ Lâm tiểu thư là một người can đảm, tuổi còn trẻ đã dám đi ra nước ngoài. "Nói xong hắn còn giơ ngón tay cái lên.

Thúy Bình thở dài: "Thời điểm tiểu thư nháo lên muốn ra nước ngoài, lão phu nhân tan nát cõi lòng nhưng cũng không ngăn được tiểu thư."

"Hiện tại cũng tốt mà, nghe đâu tiểu thư sẽ quay lại, đi được hai năm rồi ạ?"

"Thiếu một tháng nữa là tròn hai năm, mấy ngày nữa thuyền sẽ cập bến." Thúy Bình trả lời.

Một lát sau, tiểu thợ may lại thay đổi chủ đề,  vẻ mặt bí hiểm, thậm chí còn hạ giọng nói nhỏ: "Tỷ có nghe chuyện Vũ Xương bên kia đánh nhau không?" Thật ra, tối hôm qua hắn đã nghe được tin tức này, hận không mau tìm người chia sẻ vào sáng sớm.

Thúy Bình kinh ngạc liền hỏi: "Tại sao lại đánh nhau, đánh nhau ở đâu?"

Tiểu thợ may đắc ý, nhanh nhẹn nói: "Chính là quân cách mạng cùng triều đình đánh nhau, lại còn đánh thắng, bây giờ Vũ Xương nằm trong tay của quân cách mạng."

Thúy Bình chỉ là một nha hoàn, mỗi ngày làm việc từ lúc mặt trời mọc và nghỉ khi mặt trời lặn, có cơm ăn mỗi ngày là được. Cho tới bây giờ nàng cảm thấy chiến tranh là điều gì đó xa vời, nhưng mà cái nơi chiến tranh thế kia lại là Vũ Xương. Xem như nàng không biết chữ đi nữa thì cũng biết Hồ Bắc và Giang Tô chỉ cách nhau bởi An Huy.

"Có đánh tới bên này không vậy?" Nàng lo âu hỏi nhỏ tiểu thợ may.

Tiểu thợ may lắc đầu, làm sao mà biết được chuyện này: "Bây giờ đâu đâu cũng có thanh niên tiến bộ, trong tối đều vận động cách mạng, khó nói lắm. Hồi trước có một người học nghề trong xưởng cắt bím tóc, ông chủ sợ gặp nạn nên đuổi hắn đi."

Thúy Bình than thở: "Thời thế giờ không yên ổn nổi rồi. Nghe nói Đông Bắc xảy ra chiến sự, bây giờ là Vũ Xương. Có lẽ thật sự sẽ đến Giang Tô, cơ mà chuyện cắt bím tóc, ngược lại ta thấy nhiều người cũng cắt."

Tiểu thợ may nói: "Thật ra đệ cũng muốn cắt lắm, cắt đi hẳn sẽ nhẹ nhàng, tiện hơn. Nhưng đệ lại sợ bị đuổi đi, đến lúc đó có mà chết đói."

Nói tới đây, hai người cùng nhau thở dài.

Trò chuyện không bao lâu, thợ may cũng đến tiệm, rất nhanh đem hai kiện áo choàng đi sửa lại nút thắc, vốn Thúy Bình muốn trả tiền nhưng thợ may lại bảo khách quen nên không lấy tiền, Thúy Bình nói cám ơn, hoan hỉ cầm bọc đồ rời đi. Cái gì mà chiến tranh, thời thế, rất nhanh liền bị nàng ném khỏi đầu, đối với dân chúng mà nói, có cơm ăn, có nơi ngủ là đủ rồi. Còn bầu trời trên đầu, dù có thay đổi hay không, dù có xoay sở được bao nhiêu, dù có sụp đổ thì vẫn sẽ có người cao tay đỡ lấy.

Trên vùng biển xanh bao la cách thành Tô Thành hàng nghìn dặm, một con tàu viễn dương có tải trọng hơn một nghìn tấn giống như một chiếc thuyền lá bằng phẳng, một mình lênh đênh trên biển, đích đến là nhà Thanh.

Trên tàu có những thương nhân, những quan chức cấp cao, cũng có vài người dân di cư. Tất cả đều là người nước ngoài, có cả người Trung Quốc, một số ít là du học sinh về nước.

Con tàu khởi hành từ châu Âu và kéo dài gần bốn tháng, đi qua Mũi Hảo Vọng vào Ấn Độ Dương, rồi vào Biển Đông qua eo biển Malacca, và cuối cùng đến Hương Cảng*, Quảng Châu và Thượng Hải - nơi quen thuộc với người Trung Quốc.

*Hương Cảng: Hồng Kông ngày nay.

Lâm Tập Tập tỉnh dậy khi tàu đến Hương Cảng, không gian rung chuyển khiến cô cảm thấy rất khó chịu. Từng cơn khó chịu đến buồn nôn cứ tấn công cô, xem như có mở mắt thì thân ảnh trước mắt rất mơ hồ.

Một cô gái mặc thường phục đỡ cô dậy và hỏi cô có muốn uống nước không, cô gái nói chuyện khẩu âm rất lạ nhưng bất ngờ là cô có thể hiểu.

Lâm Tập Tập nhấp một ngụm từ cốc nước trong tay cô gái, nhưng bụng lại cồn cào, cô nhanh chóng đẩy chiếc cốc trước mặt ra. Nhìn thấy bên cạnh có một cái chậu rửa mặt, lập tức nôn ra. Dường như trong bụng cô không có thức ăn gì, nôn một hồi cũng chỉ là nước chua.

Sau khi nôn mửa và lau mặt, tinh thần của Lâm Tập Tập có vẻ tốt hơn. Lúc này cô mới nhận ra dường như mình đang ở trong một căn phòng nhỏ giống toa tàu. Một bên có ba cái giường nhỏ thượng - trung - hạ,  bên kia để hành lý, vali kiểu dáng rất quê mùa, cô không nhịn được nhìn một lúc lâu.

Lâm Tập Tập nhớ rõ rằng cô đã cập nhật chương mới nhất cho cuốn tiểu thuyết của mình trên trang web Tấn Giang vào tối qua trước khi đi ngủ. Lúc đó, các độc giả bắt đầu tranh luận kịch liệt, làm thế nào mà bây giờ tỉnh lại thì cô đang ở đây? Hơn nữa còn là không gian quỷ dị này?

Đúng lúc này, có người ở bên ngoài đẩy cửa vào, là một người đàn ông, có thể nhận ra thanh âm mang theo sự thích thú, nói: "Thuyền rất nhanh sẽ cập bến Hương Cảng, hai người có muốn ra ngắm nhìn không? Khi đến đó, thuyền sẽ neo đậu một ngày."

Lâm Tập Tập bừng tỉnh, thì ra là cô đang ở trên thuyền, khó trách cô cảm thấy choáng váng đến vây.

Tác giả có lời gửi gắm: Có hố mới, cầu lưu lại, cầu bình luận.

Bối cảnh lấy năm 1911 năm Cách mạng Tân Hợi diễn ra, nhưng đa số là tưởng tượng, mọi người đừng quá chú trọng vào lịch sử, không nói đến chính trị, văn hóa, chủ đề nhạy cảm. Cám ơn mọi người.

[1] Sông Thái hồ.


[2] Giang Tô (Tô Thành)