bởi Châu Ý Nhi

138
10
1775 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Chương 2


Cách đây 24 năm về trước. Ở phía bắc thành Liêu Mã cạnh kinh đô Long Uyển của quốc gia Thiên Nam có một gia đình phú hộ họ Châu có tiền bạc nhiều như nước, lương thực đầy kho, hay giúp đỡ người khó khăn. Tuy nhiên hai vợ chồng chỉ sinh được một cô con gái, đặt tên là Châu Ý Nhi. Cô gái này lúc mới sinh ra thì cả phòng tỏa ra mùi hương hoa quỳnh. Châu phú hộ thấy điềm lạ liền nhờ một thầy bói già xem hộ vận mệnh của đứa con. Ông thầy bói xem tướng, lấy giờ sinh tháng đẻ, bấm độn tay một lúc lâu, nét mặt có chút bối rối trả lời: 

- Đứa bé này sau này sẽ trở thành một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, không chỉ rạng danh gia đình mà còn tiếng thơm với đất nước. Nhưng sinh vào ban đêm lúc giờ Tuất, quỳnh là giống hoa nở về khuya, sẽ thiên nhiều về mặt âm phần. Lúc cháu nó 7 tuổi thì gia đình nhớ tìm ta để rõ thêm một số việc. Thiên cơ lúc này chưa tiết lộ nhiều. 

- Đa tạ thầy. Trăm sự sau này nhờ thầy giúp, gia đình mãi không bao giờ quên công ơn.

 - Tôi chỉ tiếc mình không thọ đến lúc được nhìn thấy một ngọn Lửa Hồng cháy rực xua tan Đêm Đen, đem lại sự ấm áp năm mươi năm.

...

Khi Châu Ý Nhi lên bảy,

Cô cảm giác mình nghe một số âm thanh như tiếng người nói chuyện vang vọng bên tai khi đi trên đường vắng. Lúc đầu, Ý Nhi tưởng mình nghe nhầm nhưng việc này cứ lặp đi lặp lại. Không chỉ thế, buổi tối cô có nhìn thấy một số người đi thất thểu, da trắng toát, tóc xõa dài gần cổng nhà; cô thấy bà nội đã khuất hồi mình mới 5 tuổi hay đi về thăm. Cô bé không lấy làm hoảng sợ mà hay tâm sự với bà. Bà nội nét mặt hiền từ, nói:

- Ý Nhi ngoan của bà, đến năm cháu tròn mười tám tuổi bà sẽ rời xa cháu mãi mãi. Cháu bảo cha mẹ báo ông thầy bói già năm xưa và bái làm thầy. Tương lai của cháu sẽ làm rạng danh gia đình, bà tin cháu làm được.

Gia đình Châu phú hộ nghe con gái kể lại, vội tìm ông thầy bói năm xưa thuật lại sự việc. Nghe xong, ông ngửa mặt lên trời than:

- Đây là duyên phận sư đồ trời cho, ta nào chối từ. Châu Ý Nhi đã mở được mắt Âm Dương, trước khi tỏa sáng phải rèn qua nhiều thử thách khó khăn tựa như cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Gia đình về chuẩn bị cho tôi một mâm xôi gấc, một cái thủ lợn và một đĩa trầu cau, ngày tới là ngày đẹp để làm lễ bái sư.

- Đa tạ thầy. Cá chuối đắm đuối vì con, mong thầy dạy cháu điều hay ý đẹp để mai này lên người, không thẹn với tổ tiên…

Quá khứ kể thế, quay lại với hiện tại.

Cô bé Châu Ý Nhi hồi đó nay đã hai mươi tư tuổi, ra dáng một thiếu nữ. Cô sở hữu một nước da trắng ngọc, vóc dáng thon gọn, cao khoảng ba thước chín tấc cổ (khoảng 1m55 hiện đại); khuôn mặt tròn với đôi má phúng phính, đôi mắt đen láy to tròn, chiếc mũi nhỏ, đôi môi hồng mỏng kết hợp với mái tóc đen dài chấm eo buông thả. Lúc này Ý Nhi mặc một bộ váy trắng dài đến cổ chân cùng chiếc yếm hồng thêu hình đàn bướm, giầy và thắt lưng cũng trắng; cô cùng tì nữ đang đi trên một chiếc thuyền độc mộc ngắn nhìn khung cảnh dòng sông Tinh Lô vào gần giờ Ngọ, mặc dù trước đó đã được người chèo thuyền khuyên can. Những tia nắng vàng chiếu xuống dòng nước xanh long lanh, trầm mặc.

Cùng lúc này, Lê Xương Bình đang cưỡi chiến mã tới chỗ này để thăm dò tình hình. Anh xuống ngựa, cảm thấy khát nước, mở tay nải ra lấy một cái ống tre xanh ra. Mở nắp ống tre, một mùi hương cam thơm nhẹ tỏa ra. Bình tiện tay mở bức thư của Phạm tiểu thư gửi kèm, nội dung vẻn vẹn mấy dòng:

- Biết Bình về vội, Trang chỉ làm kịp ít sữa pha nước cam cho vào ống tre để Bình mang đi. Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ sớm nhé, Trang cùng Bình đi tới lầu Hồ Điệp ngắm hoa đăng.

Lê Xương Bình mỉm cười, nghĩ thầm: “Nhất định ta sẽ hoàn thành sớm”, cất thư đi uống hai ngụm sữa cam. Sau đó anh đi tìm, chào hỏi lễ phép một số người dân quanh đó thì được một bô lão cho biết:

- Thưa quan lớn, lão gắn bó với con sông này năm mươi năm nên hiểu nó trong lòng bàn tay. Buổi sáng sớm thì con sông nước cuồn cuồn như đàn trâu rừng chạy; gần trưa thì yên ả như người mẹ hiền cũng là lúc thả lưới bắt cá để bán ở chợ, vớt bèo để muối dưa; chiều thì thủy triều rút mạnh để lộ ra bãi bồi để bà con bắt còng bắt cày để kiếm kế mưu sinh; tối thì con nước lên mạnh rất nguy hiểm. Bây giờ là mùa hạ, thỉnh thoảng ở một số chỗ có xoáy nước nên thuyền bè hạn chế đi lại.

- Ta xin cảm ơn thông tin của cụ. Thưa cụ, dạo này gần đây vào giờ Ngọ có một số người ra đây bị chết đuối, cụ có thể cho ta biết nguyên nhân là gì ạ?

- Không giấu gì quan Phó, những ngày gần đây có một số thanh niên trong làng giống như tà nhập, đi một cách vô thức ra sông rồi biến mất trong dòng nước. Dân làng đem thuyền ra tìm thì thấy đã chết đuối, da trắng bệch, khuôn mặt có nét sợ hãi như gặp phải một cái gì đó khủng khiếp lắm. Bà con chỉ biết hỏa táng để tránh bị tà khí…

Xương Bình đang nghe ông kể thì bỗng thấy một người thanh niên tóc rũ rưỡi đang đi rất nhanh tới bờ sông, dân làng hô hoán gọi to:

- Tèo ơi. Tèo đi xa quá, Tèo đi xa mọi người quá. VỀ ĐI TÈO ƠI!

Nhưng có vẻ người thanh niên không quan tâm vẫn đi thẳng về phía trước. Lê Xương Bình biết có điều không ổn, vội lấy trong tay nải ra hai ống sắt chập lại hóa thành một cây thương có các sợi tua rua đen. Mũi thương làm bằng bạc có yểm trừ tà, khắc hình một con rắn hổ mang. Anh đuổi theo, quát lên:

- Yêu tà phương nào? Sao dám đến đây hại dân lành?

Người thanh niên kia đứng khựng lại, quay lưng, hai con mắt đỏ ngầu, cất lên một giọng nói lạnh lùng:

- Thằng đầu trắng kia, không phải việc nhà mày? Thằng này tao thấy hợp tao bắt thôi.

- Giống tà ma ngông cuồng, xem chiêu.

Bình đâm mũi thương nhắm vào chân đối phương.

- Keng.

Mũi thương đâm trúng chân nhưng tóe lửa rồi bật ra. Con ma cười lớn:

- Mày nghĩ cây thương ghẻ này đâm được tao. Khi tao ở trong cơ thể người khác thì đao thương bất khả xâm phạm nhé. Khặc khặc.

Lê Xương Bình đánh tạt ngang một đường thương nhưng đòn chưa đến nơi thì bụng của anh quặn lại đau đớn, than thầm: “Thế quái nào? Mình nhớ sáng ăn có đĩa bánh cuốn của cha làm thôi mà. Không lẽ Trang pha chế sai công thức. Thế này thì khác gì hai đánh một, toang thật rồi!”

- Hắt xì…

Phạm tiểu thư hắt hơi rõ mạnh, mắt phải giật liên tục: “Sao mắt ta giật liên tục thế nhỉ? Hay có chuyện gì?“

Bốp.

Con ma da tung một cú đá nặng tựa núi đè trúng bụng của Bình. Bình vội lùi lại để giảm lực sát thương, đồng thời tay cho vào túi nhỏ lấy ra một bọc nhỏ đen sì sì ném mạnh về phía nó.

Bụp.

Bọc nhỏ trúng mục tiêu vỡ ra, máu chó đen bắn tung tóe vào người Tèo. Con ma da kêu lên thảm thiết:

- Mẹ kiếp, là máu chó đen. Thằng mất dạy chơi bẩn không vui chút nào!

- Hơ, cho mi chừa. Trong lúc này ta uống thuốc chống đau bụng đã, ha ha.

Bình nhịn đau lấy một viên thuốc màu tràm vàng vàng ra uống, chuẩn bị cầm thương tiếp tục ứng chiến. Bất ngờ có một đạo bùa màu vàng có vẽ chữ Trấn đỏ bay tới phía ma da. Con ma thấy bất lợi vội rời khỏi cơ thể của Tèo bay ra bờ sông. Một cô gái da trắng, tóc đen búi gọn cài một cây trâm đính hoa cúc, mặc áo đạo sĩ xám, cầm phất trần, quát lớn:

- Vong kia chớ chạy!

Cô với sức chạy kinh người đuổi theo hòng bắt ma da. Bình vội lao tới ngăn cản:

- Đạo cô khoan hãy đuổi tận. Con ma này chúng ta chưa rõ hang ổ ở vị trí cụ thể nào, có đồng bọn không? Chúng ta điều tra kĩ lưỡng rồi hành động.

Bình có chút ngưng giọng, quan sát biểu cảm trên mặt cô gái, đây là một đạo cô, nói tiếp:

- Ta họ tên là Lê Xương Bình, Phó Thống lĩnh Dạ Hành quân, Tử tước. Xin phép được biết quý danh của đạo cô.

Đạo cô dừng lại không đuổi nữa, khoanh tay hành lễ:

- Bần đạo quý danh Nguyễn Ngọc Trâm, pháp danh là Thục Trầm, tân đệ tử của Tả Quốc sư Tạ Hàn Linh, phụng mệnh của sư phụ tới tìm hiểu sự tình của sông Tinh Lô và tìm người có mệnh Hỏa Hồng.

Cùng lúc đó, Châu Ý Nhi đang đứng nhìn cảnh thấy một bóng đen từ xa vụt lại. Bản tính tò mò nổi lên, cô vội nhìn theo hướng chạy không để ý sóng nước bắt đầu cuộn lên mạnh mẽ khiến thuyền chòng chành. 

Tủm!

Ý Nhi xẩy chân ngã cắm đầu xuống sông.