Chương 3
Châu Ý Nhi không ngờ rằng mình ngã xuống dòng nước mát lạnh trong một lúc bất cẩn. Cô chỉ kịp hô:
- Bớ người ta cứu tôi với! Tôi không biết bơi, cứu với…
Lê Xương Bình nghe tiếng kêu cứu thất thanh, vội cởi áo giáp, xoay ngược đầu thương cắm xuống đất, cầm thân cây chuối hòa mình vào con sông, bơi kiểu ếch ộp nhanh như một mũi tên được bắn ra.
- Đạo cô, dây thừng.
Ngọc Trâm vội quăng một sây dây thừng đã được buộc thòng lọng về phía Bình. Anh đưa tay bắt lấy dây, buộc vào eo tiếp tục công việc cứu người. Đây là sợi dây đặc biệt có tên là Như Ý Thừng, có khả năng dài ngắn theo ý muốn, chuyên khống chế một số loại yêu ma. Xương Bình nhanh chóng tiếp cận Ý Nhi, vội nói:
- Xin lỗi cô nương, ta bất đắc dĩ, mong lượng thứ.
Bàn tay của anh khép lại chặt với lực vừa phải đánh vào gáy của Ý Nhi khiến cô ngất đi, rồi đưa lên “bè” chuối đẩy tới chỗ thuyền. Tì nữ hốt hoảng vội vã hỏi liên tục:
- Tiểu thư ơi, người có làm sao không ạ? Tiểu thư tỉnh lại đi, đừng làm em sợ, tiểu thư ơi!
- Yên tâm đi, tiểu thư của ngươi chỉ ngất đi thôi, lát cho cô ấy ăn một viên đan định tâm của ta tâm trí bình tĩnh trở lại. Bác lái thuyền nhanh mau vào bờ.
Thuyền cập bến, Xương Bình cõng Ý Nhi lên bờ. Đạo cô Thục Trầm lúc bấy giờ đang căn dặn người nhà của Tèo:
- Ta đã cho cậu ta uống Hoàn Hồn đan rồi, sẽ tỉnh lại sau nửa canh giờ (một tiếng ba mươi phút hiện đại). Lúc đó gia đình nấu một nồi cháo nếp đặc, gạo nếp có tính thuần dương cao giúp ổn định hồn phách. Lúc tỉnh dậy thì nhớ cho nằm yên, tuyệt đối cấm dựng dậy để xảy ra méo mồm không chữa được. Ăn hết một bát cháo thì muốn làm gì thì làm.
- Tạ ơn thầy đã chỉ dạy.
Nguyễn Ngọc Trâm dặn dò xong, quay lại phát hiện một điều đặc biệt. Cổ tay của Nhi có một vết bớt đỏ hình ngọn lửa. Cô chợt nhớ ra lời của sư phụ trước lúc khởi hành.
Cùng lúc này ở một bãi lau sậy âm u gần con sông.
Một người mặc một bộ đồ trắng toát, đeo một chiếc mặc nạ hình quỷ đang cười cũng màu trắng, lạnh giọng:
- Nói đi, sao lần này lại thất bại?
Con ma da kia nói với chất giọng trầm đục:
- Thưa ngài, con đang dẫn thằng kia đến bờ sông thì một thằng tóc trắng mặc giáp đen cầm thương từ đâu xông tới ngăn cản. Con đánh lui được nó thì có một mụ pháp sư ra phá đám, trước đó bị trúng máu chó mực, nên con phải thoát thân.
- Hừ, tên đó là Lê Xương Bình, Phó Thống lĩnh quân Dạ Hành, một thằng trọng nghĩa khí, mưu mô nhưng bẩn bựa, có phần nóng vội. Đánh không lại người ta thì chạy với phương châm tránh voi chẳng xấu mặt nào rồi tính kế thắng lại. Còn pháp sư kia không biết thuộc triều đình hay ẩn thế. Tạm dừng hoạt động lại.
- Dạ vâng.
Con ma da biến mất trong dòng nước. Tên đeo mặt nạ thổi một tiếng sáo. Một con rắn siêu to khổng lồ dài 3 trượng (khoảng 12m thời cổ), vẩy đen óng ánh, có một chiếc sừng đỏ trên đầu, thở ra một mùi hôi hám xuất hiện. Hắn ra lệnh:
- Hắc Cự Xà, tối nay bắt một lượng gia súc của làng này cho ta. Đánh đắm tất cả thuyền đi đánh ca đêm.
Con rắn như hiểu tiếng người phì một cái rồi trườn đi mất.
Lúc bấy giờ ở quan nha, Lê Xương Bình đang trong phòng trà nói chuyện với quan tri huyện của huyện Trúc Tre tên là Đặng Văn Trí về tình hình xảy ra sáng nay ở sông Tinh Lô và việc mất trộm vật nuôi. Quan tri huyện thưa rằng:
- Truyện của quan Phó nói, hạ quan đã sai cho xã trưởng dẫn lính đi kiểm tra về việc mất trộm gia súc, lúc đầu chỉ nghi là do một nhóm cướp vặt nào đó làm, rình phục hai đêm nay nhưng không phát hiện có bóng người mà gia súc vẫn cứ mất. Còn việc người chết đuối ở sông Tinh Lô, hạ quan đồng ý với ý kiến có một thế lực vô hình nào đó ra tay. Lúc kiểm tra thi thể, ở đôi mắt tỏ ra vẻ hoảng sợ, chân tay co quắp lại như bị khống chế.
- Cảm ơn thông tin quan huyện. Bây giờ thế này, ông giúp ta tập trung hết toàn bộ lính của huyện trước sân vào đầu giờ Mùi. Chuẩn bị một số đồ ta ghi trong giấy, càng nhiều càng tốt. Kinh phí ta đã cho chim ưng đưa thư về triều đình. Chi viện của quân Dạ Hành sẽ có mặt vào lúc hoàng hôn. Tối nay ta và quan huyện có mặt ở bờ sông Tinh Lô. Từng việc khi chưa hoàn thành phải ở chế độ "Mật", không được tiết lộ ra ngoài.
- Hạ quan đã rõ, sẽ tiến hành theo lời quan Phó.
Lúc bấy giờ ở một căn phòng, Châu Ý Nhi và Nguyễn Ngọc Trâm sau vài câu làm quen vào chuyện chính:
- Chị* Ý Nhi, chị là đệ tử duy nhất của thầy Tô chỗ quen với sư phụ em, em xin nói thẳng. Sư phụ dặn em tới đây trao chị chiếc vòng tay Hỏa Hồ này.
Trâm lấy ra trong tay nải một chiếc vòng tay được làm bằng bạc có khắc một dòng chữ cổ tượng hình, gắn một viên đá đỏ hình hồ ly, tỏa ra từng luồng khí ấm áp có chút mị hoặc. Ý Nhi vội xua tay:
- Chắc có sự nhầm lẫn gì ở đây? Chị chỉ là một cô gái bình thường như bao cô gái khác, được sư phụ thương tình dạy một số thứ như xem tướng, bấm độn, làm phép lặt vặt và võ công phòng thân. Sao dám nhận vật quý giá này.
- Chị giải thích cho em vết bớt ở cổ tay chị. Sư phụ dặn kĩ em phải đưa tận tay người có vết bớt hình ngọn lửa. Đây là ý trời mong chị đừng chối từ.
- Vết bớt này năm chị lên mười xuất hiện. Sư phụ nói đây là vết bớt đặc biệt, tuyệt đối cấm xóa nó. Chị sợ sức mình chưa đủ để nhận vật quý này.
- Sư phụ em đã dặn thì không sai được, chỉ người có duyên mới sử dụng được. Mong chị tiếp nhận. Chị rỏ máu ngón tay vào vòng để làm nghi lễ nhận chủ là sử dụng được.
- Thôi thì cung kính không bằng tuân mệnh. Nể em lắm đấy.
Châu Ý Nhi cắn đầu ngón tay trỏ, rỏ máu vào vòng Hỏa Hồ. Chiếc vòng toát ra một ánh sáng đỏ tối rực rỡ, tự động bay lên rồi luồn vào cổ tay của cô. Một luồng nhiệt nóng hổi tỏa ra trong người của Ý Nhi rồi biến mất, từng chiêu thức sử dụng lửa hiện lên trong tâm trí của cô. Ngọc Trâm vội đưa một tấm gương cho Châu Ý Nhi soi. Cô nhìn vào gương vội giật mình, mái tóc đen chuyển sang màu đỏ hồng, trán xuất hiện một hình trăng lười liềm nhỏ. Đạo cô Thục Trầm nói:
- Quan Phó có nhắc em, chị em ta tham gia chính hành động tối nay. Em muốn chị em ta cọ xát vài chiêu để đảm bảo phối hợp tối nay thành thục.
Hai người ra trước khoảng sân trống. Châu Ý Nhi dùng tay phải rút ra một cây roi cá đuối, bàn tay trái nắm lại thu về thành thế thủ; chân phải co lên cao gập một góc bốn mươi năm độ lại ra thế hạc tấn. Nguyễn Ngọc Trâm tay phải cầm phất trần, tay trái cuốn dây thừng Như Ý; bàn chân trái xoay ngang, chân phải co lên với ngón chân cái chạm hờ mặt đất ra thế kim kê tấn.
Ý Nhi chủ động ra đòn trước, một đường roi từ trên cao đánh xuống nhằm vào phần vai. Ngọc Trâm lùi lại tránh, ngả người dùng mũi chân tung cú đá đồng thời đánh tạt ngang một đường phất trần. Nhi cười nhẹ, dùng roi gạt phất trần ra, đá quét vào chân trụ còn lại của Trâm. Cô trúng đòn ngã ngửa ra đất nhưng nhanh chóng lộn sấp lại bật dậy thủ thế.
- Em gái, chị đắc tội rồi.
- Không sao, chỉ là so chiêu. Chị tiếp chiêu nè.
Ngọc Trâm niệm chú, bụi xung quanh cuồn cuộn lên tạo thành cây tên bắn ra (đối tập chỉ dùng sát thương nhẹ). Ý Nhi cũng niệm, tay trái xuất hiện một quả cầu lửa ném trả.
Oành
Một tiếng nổ vang lên. Sau một nén nhan, cả hai kết thúc đối luyện, ôm nhau cười khúc khích.
Buổi chiều vào đầu giờ Mùi.
Lê Xương Bình mặc áo giáp, tay cầm thương Hắc Xà, đứng nghiêm trang, hô lớn:
- Quân lính huyện Trúc Tre thành ba hàng ngang tập hợp.
Binh sĩ mặc chiến bào xanh lá cây ngắn tay có hình cây lúa bên bắp tay phải; trang bị áo giáp không tay hình vẩy cá, mũ Tứ Phương Bình Đinh*, giáp ống tay và giầy cao gót, toàn bộ màu đen. Mỗi hàng binh lính có mười người, cầm gươm giáo sáng ngời.
Chú thích:
*: theo quy định riêng của hoàng thất Thiên Nam, gọi huynh, đệ, tỷ, muội chỉ áp dụng với hoàng thất kết nghĩa với người ngoài.
*: loại mũ làm bằng da, đỉnh mũ phẳng, bốn bên khâu giáp lại, trên hẹp dưới rộng.