bởi Son Quang

1
0
2095 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Chương 2: Đồng Dậu (2)


Đã tám năm kể từ lần cuối Dũng và Tuân gặp nhau. Một kẻ chốn thị thành xa hoa, một người làng quê chân chất mộc mạc. Tuân sớm giờ đây đã trở thành một kẻ giàu có chốn phồn hoa, là kẻ doanh nhân khiến bao ánh mắt đố kị, thèm thuồng. Bao năm nay từ một tên nhà quê chân đất mắt toét, Tuân như con ngựa ô phi mã, như con chim xổ lồng thăng tiến trên đường đời. Trở thành một trong những cái tên tiêu biểu của xã Thái Đào, Bắc Giang.


Tuân chân ướt chân ráo bước chân lên đại học kiến trúc Hà Nội, một cậu sinh viên mới lớn còn bỡ ngỡ với sự đời thành thị. Bỏ qua những cám dỗ nơi thủ đô, cậu vùi mình vào học tập và nghiên cứu. Tuân liên tiếp trong bốn năm dành học bổng toàn trường, cậu còn được vinh dự đứng đầu giải nhất cuộc thi sáng tạo kiến trúc của toàn quốc. Cậu tốt nghiệp và được mời thẳng vào làm cho tập đoàn xây dựng quốc gia, sự nghiệp với Tuân cứ thăng tiến vèo vèo khiến cho bao kẻ phải trầm trồ ngưỡng mộ, xen lẫn đố kị ganh ghét. Chẳng mấy chốc, từ một kẻ vô danh quê mùa đã biến thành một trong những sếp tổng của tập đoàn Mộc Ưng do Tuân tạo ra, danh tiếng vang dội khắp miền Bắc.


Trong khi đó Dũng chỉ là một anh chàng cơ khí hàn xì ở chốn làng quê, công việc nặng mùi sắt thép và cơ cực. Tốt nghiệp cấp ba với bằng tốt nghiệp trung bình trong tay, Dũng xin đi ngay phụ việc cho xưởng cơ khí làng bên. Khoảng thời gian đầu học việc đối với anh là những tháng ngày vất vả mồ hôi và máu. Tiếng rày la không ngớt của chủ, tiếng mắng chửi của khách. Dũng cũng không ngừng từ bỏ, anh cứ thế lầm lũi bước đi.


Đôi bàn tay sần sùi chai sạn vì khuôn vác nặng ngày một dày thêm. Làn da xạm đen ám khói, đầu ngón tay dần biến dị đen kịt vì dầu mỡ. Có lần vì sự cố máy khoan khiến suýt nữa Dũng mất đi bàn tay trái vĩnh viễn. Tuy khổ sở, nhọc nhằn với đồng lương ít ỏi là vậy, Dũng vẫn cố gắng học và làm, niềm đam mê với những món đồ tái chế nghệ thuật khiến cậu vượt qua tất cả, những bức tượng rèn ra từ phế thải ngày một nhiều hơn trong nhà anh. May mắn đã mỉm cười khi Dũng được một đại gia có tiếng ghé thăm và hứng thú với đống nghệ thuật đó. Đã tám năm, từ một cậu bé học việc đen xì đen kít cậu đã bỏ hẳn nghề cơ khí, chuyên tâm vào làm tác phẩm nghệ thuật từ sắt thép, Dũng giờ đây đã có một xưởng tiệm riêng và ổn định cơ ngơi.


  Cả hai người bạn cứ thế chia cắt cho đến nay đã lâu, con người ta khi nhìn vào không thể không nghĩ tới sự cách biệt về địa vị. Tuy nhiên với cả hai người, trong mắt họ đối phương vẫn là đứa chiến hữu phá làng phá xóm ngày nào mà mình dong duổi cùng. Cả hai cứ như vậy, trong họ hiện lên hình ảnh hai đứa thiếu niên cùng nhau vui đùa, vào sinh ra tử với đám choai choai cuối xóm, trộm bưởi hái xoài bên nhà dì Tân. Tuân bất giác thấy hơi bùi ngùi trong lòng. Đi xa như vậy? Đi lâu như vậy? Vậy mà giờ mới gặp lại bạn chí cốt. Anh vội cất tiếng:

"Mày ngủ đéo gì ngủ lắm thế? Bạn đến nhà chơi chủ nhà đi ngủ, nhanh nhanh xuống hầu rượu tao đi!"


Dũng chạy xồng xộc xuống nhà, thấy bạn nói vậy thì cười ha hả. Giọng hắn âm vang hào sảng, thân thể rắn rỏi nâu xạm vỗ mạnh vào lưng của Tuân khiến anh ta nhăn mặt vì đau điếng.

"Mày về không báo với tao tiếng nào sao tao biết được! Cũng hay ở đây rồi tối tao thịt con gà tiếp đãi mày."

Tuân vội xua tay, anh còn phải về gặp bố mình nữa. Hơn nữa hôm nay anh cũng có dự định riêng của mình, bất quá suy nghĩ một thoáng, cậu liền tiếp lời:

"Hôm nay thì không được, tao phải về nhà thăm bố tao. Có gì mai tao sang sau, mới về quê nên phải từ từ đã." Vừa nói anh vừa lục trong đống hành lí của mình. Loay hoay một lúc thì nhấc ra một chai rượu tây, Dũng thấy vậy hai mắt sáng lên như đèn ông sao. Tuân thấy vậy liền nói:


"Có chút quà tao mang cho mày nè Dũng. Đây là chai Chivas 38 năm, mày đem thưởng thức thử xem ngon không." Nói rồi anh lại quay sang bên Ngọc, cô gái từ lúc nào đã ngồi lướt điện thoại không còn để ý gì đến hai anh em kia nữa. Chợt Tuân lên tiếng với cô:

"Ngọc này, anh không biết em lại ở nhà Dũng nên chưa chuẩn bị quà gì. Thôi thì đợi mai anh đi tìm xem có gì mang cho em."

Ngọc lúc này vẫn chăm chút vào điện thoại, cô không nhìn vào mắt hắn mà vẫn cúi xuống lẩm bẩm:


"Dạ anh không phải khách sáo, em chỉ là tới chơi thôi chứ quen biết gì mà tặng. Anh không phải phiền phức thế đâu."

Tuân đang cao hứng nên cũng không để tâm. Dũng thì lúc này đã ngồi phịch xuống bàn uống nước, đôi tay hắn nhanh chóng giật chai rượu khỏi tay Tuân và xem xét tỉ mỉ. Tuân lúc này mới cười:

"Mày làm cái đéo gì mà như nghiện rượu vậy? Từ giờ thích thì cứ kêu tao mua cho, mà uống ít thôi rượu này nặng lắm! Mày cứ nốc như nước lã là chết đi viện đấy." Vừa nói vừa nhìn tên Dũng đang cười không khép được miệng kia, anh vừa quay sang Ngọc đối diện:


"Mà Ngọc này, em bảo em học ngành công an phải không?"

Cô cái tên dâm tặc này cứ săm soi đời tư mình mãi. Bao nhiêu ấn tượng tốt lúc đầu đã tan vỡ bởi khoảnh khắc đáng khinh bỉ lúc nãy. Ngọc cố kiềm giọng thật trong trẻo mà trả lời:

"Dạ đúng rồi, có việc gì không anh?" 

Tuân lúc này mới gãi đầu gãi tai, tỏ vẻ ngượng ngùng. Đôi tay anh bấu chặt lấy đùi, hết nhìn xuống chiếc balo lại nhìn lên cô gái trước mắt:


"Có... Nhưng là việc hơi quan trọng, nên là ở đây không được. Để chiều mai anh sang đưa em đi ra quán cà phê nào đó được không?"


Nói xong, cậu ta lại săm soi vào người của cô khiến cho Ngọc bất giác rùng mình, thầm nghĩ: "Tên dâm tặc này định giở trò đồi bại gì đây?" Nghĩ tới đây thôi cô vội lắc đầu từ chối:

"Xin lỗi anh, hai đứa mình chưa quen biết nhau, nhờ vả chuyện gì thì hơi khó nói." Bất giác cô lại thu mình lại, hai tay chắn ngực cầm điện thoại lên. Đôi mắt vẫn dè chừng nhìn chằm chằm vào Tuân khiến anh ta chợt ngớ người như nhận ra gì đó. Tuân hơi xấu hổ, anh ta vuốt vuốt mũi:

"Không phải như em nghĩ đâu... Anh là anh đang chú ý cái vòng tay của em thôi." Tuân đôi mắt sáng rực, vừa nhìn ngực Ngọc vừa đấm ngực mình thề thốt các kiểu.


Trên tay của Ngọc là một sợi dây buộc đỏ có đính hai đồng xu theo kiểu tiền đinh ngày xưa để trang trí. Giữa hai đồng xu là hai viên đá màu đỏ trong và sáng như ngọc, sợi dây vòng tay trang trí theo kiểu Trung Quốc cổ nên nhìn rất bắt mắt. Nhưng mọi lí do với Ngọc đều như là chỉ để ngụy biện, mức tin tưởng với cái tên trước mắt này đã giảm xuống bằng không đối với cô. Ngọc vội tiếp lời:

"Dạ thì ra là như vậy. Đây là vòng của mẹ anh Dũng cho em, em không cho mượn được vì sợ hỏng."

Nói rồi cô lại quay mắt vào điện thoại lần nữa. Tuân cũng không còn ý định hỏi thêm, anh quay sang từ biệt hai người rồi ra về. Dũng một hai câu tạm biệt níu kéo rồi cũng tiễn anh ra cổng. Tuân lúc này lại từ từ bước đi, anh tạt ngang qua một tiệm tạp hóa, ghé vào mua một bó nhang thơm rồi tiến về phía cuối làng. Những căn nhà ba gian cổ kính dần dần biến mất, trước mặt Tuân giờ đây là một cánh đồng bát ngát xanh. Trời lúc này đã ba bốn giờ chiều, Tuân rẽ vào con đường mương đất ở ruộng, đi thêm tầm năm phút thì tới một bãi nghĩa địa cách xa thôn xóm. 


"Đã đến đồng Dậu rồi à? Nhanh hơn mình tưởng nữa chứ" Tuân dừng lại trước một ngôi mộ mới đắp, trên có một tấm bia đá mới được dựng vẫn còn rất mới. Nhìn dòng chữ tên tuổi ở trên bia mộ, anh rút thẻ hương ra và châm lửa. Ngọn lửa cháy bùng lên năm đầu que hương dữ dội, Tuân vẩy nhẹ để nó dập bớt đi sau đó cắm vào mộ kia. Đôi tay anh chắp lại lâm râm khấn vái:

"Chào ông nội, là con Tuân đây...".


Từ khi biết tin ông nội mất, Tuân đã sắm sửa công việc để về quê một thời gian. Trong nội tộc thì chỉ có hai người mà anh quý mến nhất, đó là bố anh và ông nội. Cả gia đình cô bác đều là những kẻ ham vinh ham hoa, gia đình anh là con út trong nhà nên bị mọi người tranh hết đất đai. Tuân từ nhỏ đã cùng bố mẹ sống ở nhà ông bà nội trong một căn nhà ngói hai gian chật hẹp, tối tăm. Trong khi các cô dì chú bác của anh đều có mảnh đất riêng, nhà cao cửa rộng, kẻ thì ô tô đón rước, kẻ thì làm ăn phát đạt. Ấy vậy mà ông bà nội thì chả ai thăm nom, nuôi dưỡng, tất cả đều dựa vào gia đình Tuân chăm lo cho ông bà. 


Những kẻ máu mủ ruột già mà Tuân phải xưng hô bề trên kia, không những tha cho gia đình Tuân mà còn rắp tâm hãm hại. Chúng thủ thỉ những lời dối trá, độc ác vào tai bà nội hòng đuổi cổ cả nhà anh đi để độc chiếm mảnh đất ông bà khi hai người mất. Lời nói gió đưa, ngày một ngày hai nước chảy đá mòn, biết bà là người nóng tính, độc đoán nên những lời dối trá đó lâu dần thành thật.


Bà nội cũng vì vậy mà trở nên ghẻ lạnh, chửi bới không chừa một ai. Hễ ai làm trái ý bà là bà mắng chửi, đánh đập khiến Tuân hồi nhỏ lúc nào cũng rất sợ bà. Ông nội thì khác, ông luôn là người điềm đạm và khoan thai. Hồi đó, Tuân thường hay liên tưởng ông nội đến những lão tu tiên trong truyện của Tàu. Ông luôn khoác bộ áo nho nhã cổ kính, ngồi trên án nghiên cứu sách cổ chữ nho. Ông thường dạy cậu những triết lí sâu xa khó hiểu đối với một đứa trẻ, ông cũng là người đốc thúc và bắt Tuân phải đi học võ nghệ bên ngoài, bắt cậu học chữ, học chữ Nôm trong cuốn sách cổ của ông. Một người mà cậu nhận xét là ít nói, nghiêm khắc nhưng cũng rất nuông chiều, cũng có lẽ vì vậy cậu lại quý ông hơn. Nhớ lại những kỉ niệm xưa, thầm cảm ơn ông nội đã dạy cho cậu thành một con người cứng rắn, giỏi giang như ngày hôm nay.


Nhìn năm thẻ hương đã tàn một nửa, Tuân vái thêm ba vái rồi quay lưng ra về. Chợt một giọng nói vang lên sau lưng khiến cậu giật mình.