bởi Chuột

38
3
1556 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Hành trình đưa thư


Đây là nghĩa vụ, những lá thư này, dù cơ thể tôi muốn trì hoãn việc giao thư, nhưng nó quá ý nghĩa đến mức tôi đã khởi hành ngay trong đêm. Và cũng bởi, thế giới này khi bị bao phủ trong nhung lụa của bóng tối, nó sẽ đẹp còn hơn trí tưởng tượng. Tôi đi trên con đường mà người ta qua lại nhiều rồi hình thành, tôi nghe tiếng vì sao nào đó thì thầm trong đêm, tôi ngửi thấy mùi trời, thứ hương thơm dịu ngọt đọng trên bờ môi, tôi cảm nhận giai điệu du dương của gió mùa hạ, tôi thưởng thức câu chuyện về loài quái vật qua quyển sách cổ của mình. Thật tiếc làm sao khi đồng bào tôi lại đi tin vào lời kẻ ba hoa mang tên cái sợ, nếu không họ có lẽ đã tìm thấy một lý tưởng mới. Dù họ cũng có phần đúng về quái vật.


Khung cảnh làm tôi nhớ lại lời kể của một người đưa tin, anh ta sống ở thành trì Hạ Sơn, thuộc Sơn Đông bộ. Lúc ấy, chỉ có hai người ngồi dưới mái nhà và ngắm bầu trời. “Ông có bao giờ cô đơn giữ mấy con thú hình người tựa tựa chúng ta hay không?”


“Có.” Tôi hơi sững người vì anh ta hỏi quá đúng câu.


Đoạn thoại sau đó tôi không còn nhớ rõ, chắc do ký ức như một ông già của tôi. Dẫu vậy, lời anh ta văng vẳng bên tai tôi bởi vì từng bước tôi đi chẳng có bóng người nào dòm ngó. May thay có cây, có cỏ, có trời, có đất. Tôi mặc kệ tất cả mà cười với cô đơn - người bạn thân nhất của tôi đấy. Cô đơn xuất hiện vào lúc tôi dậy thì, rồi bầu bạn và đeo bám tôi suốt đời. Nó tốt lắm, giúp tôi rời xa con người, không còn bó buộc với xã hội, cuối cùng lại biểu diễn cho tôi thấy nỗi mong ước bạn bè đến tột cùng, dần tạo ra trong tôi thói quen gánh trên vai những suy nghĩ thống khổ khi trăng lên, mà không có phong cảnh nào cứu vớt được.


Sáng sớm, sau một đêm không ngủ tôi tới được ngọn núi Bà Ngọc. Bất chấp sự mệt mỏi, tôi đi thăm hỏi quân kháng chiến ở đây, họ cùng hoạt động với nhóm gần nơi thành trì tôi từng ghé qua. Nhưng trước mắt tôi, những binh lính rầu rĩ đang ngã lưng vào mấy gốc cây và túp lều dựng tạm, họ quấn khăn kẻ ô, áo rách, tay giáo tay cung, vừa ăn vừa ngủ. Nhận thấy tình hình anh em kháng chiến thế này, tôi cũng hiểu họ đã có tin sớm từ trận thua của đội bên kia chiến tuyến. 


Lúc được dẫn tới cái lều lớn nhất, tôi lặng lẽ bước vào và ngắm nhìn dung mạo của tướng quân. Xuất phát từ cương vị, nên nhuệ khí lão không thay đổi, chứng minh qua đôi mắt màu nâu dẻ, quần áo xộc xệch, tư lự với đống giấy tờ, nét đặc biệt nhất của lão chắc là mái tóc đen huyền ánh lên giống màn đêm hôm qua, hoặc vóc dáng trong lùn tịt và hơi nhỏ nhưng cơ bắp đầy đặn và chân mày to béo. Thêm nữa là một vết thương trên trán lão, do bị bỏng nặng mà ra, ông còn vài chỗ giống vậy ở vai, cổ, ngực và ngón út bị thiêu cháy.

Tôi tiến tới, đưa lão lá thư đưa tin của cậu thanh niên, lập tức lão ngước lên như vừa trở lại thực tại, lão nở một nụ cười và cầm lá thư bằng tay phải bốn ngón. Vì phép lịch sự, tôi đợi quý ông trẻ hơn tôi, thấp hơn tôi, ấy vậy mà lại dũng cảm hơn tôi đọc cho xong mới hỏi han. 


“Đây là những tin tốt đấy, ông Dương.” Lão xem cử chỉ mắt của tôi, biết rõ tôi tính hỏi trước nên nhường lời.


“Tướng quân có biết gia đình chàng báo tin đó ở đâu không?” Tôi đáp lại dáng vẻ của lão.


“Đừng gọi tôi là tướng quân nữa, cứ gọi là Đại. Cậu Vọng Nguyên lạnh lùng và nghiêm túc đó ít tiết lộ lắm, theo tôi biết thì quê cậu ta ở Sơn Đông bộ.” Vọng Nguyên là cái thành trì cậu ta sống, những người đưa tin sẽ được gọi bằng tên vị trí hoạt động.


“Cũng gần đây, chắc tôi sẽ cố đi đưa thư cho mẹ cậu ta.” Tôi nhìn xuống lá thư trong túi áo.


Không dùng sức khỏe làm gánh nặng nữa, nhờ tướng quân, tôi có một chỗ ngủ và chút thức ăn dư thừa. Thỉnh thoảng, lúc ngồi ăn cùng binh lính, tôi ngắm nhìn họ để biết động lực của họ, dù sức tàn lực kiệt, phải bỏ lại vợ con, họ vẫn gồng mình cống hiến cho đất nước. Khi thì do người vợ phải kiếm thêm việc để trả tiền thuế cao của quân Bắc, khi thì mẹ già đã chết dưới tay giặc bởi vì bà đứng lên chống đối chúng. Chợt, tôi đổi suy nghĩ sang phía bọn nguyên thú, những gì tôi biết là từ sự thù địch xa xưa, từ cái lấn lướt của con người sinh ra chiến tranh. Tự nhận mình là người quái lạ, tôi có lúc đồng cảm với nguyên thú - tôi nhìn thấy tương lai của những nhân loại này, có lúc tôi cũng rơi nước mắt quá nhiều xuống thân thể đồng bào dưới màn đêm.


Về chiều, sau một giấc ngủ bao quanh bởi tiếng quân lính tập luyện, tôi chuẩn bị lại hành lý chỉ bao gồm vài bộ đồ, mấy quyển sách, vải dài và thanh kiếm được tặng để phòng thân của mình, rồi lên đường. Tranh thủ, tôi ngó qua lều lão Đại, trong có vẻ đang họp bàn nên đành thôi.


Không cần kế hoạch hay lộ trình gì, tôi cứ thế mà leo núi, được cho hay rằng, núi Bà Ngọc gắn liền với dãy Trường Ngọc, cứ theo đường núi mà lên rồi xuống sẽ tới Sơn Đông bộ. Mới đầu không hề khó leo, xung quanh đường mòn tạo ra bởi quân kháng chiến cũ còn có mấy nhà dân nhỏ lẻ. Xuất phát từ sự hiếu kỳ mà tôi lệch khỏi con đường đất, ghé vào khoảng sân cỏ của một ngôi nhà hình tròn, trước cửa có một người đang cạo da thú, hình như là da của con heo sừng trâu.


“Tôi là khách đi đường có chút chuyện muốn hỏi.” Tôi cố lễ phép nhất có thể dù mình trông lớn hơn.


“Ông cần gì ạ? Còn nếu hỏi đường, cứ đi thẳng lên núi, chẳng có đường tắt đâu.” Bề ngoài chú này hơi hung hăng, đủ dọa thú rừng nhưng giọng nói toát ra vẻ thân thiện.


“Tôi biết đường rồi, chỉ dò hỏi thời tiết, với xem anh đang làm gì.”


“Trên núi không có tuyết, nhưng đỉnh của núi Ông Ngọc thì có, thời tiết không thay đổi, theo những kinh nghiệm quan sát thú rừng thì tôi thấy vậy.” Đoạn sau chú ấy dùng một chất giọng rất khoe khoang.


Núi Ông Ngọc mà chú nói rất cao, đủ lạnh để có tuyết, nghe nói có những truyền thuyết về loài tiên sống trên đó.


Tôi không thấy phiền mà tự hỏi bọn giặc có làm gì chú không nên buộc miệng. “Sống bằng săn bắt thú, vậy anh có gặp giặc Bắc không?”


“Đôi khi xuống núi đi chợ tôi vẫn hay bị chúng đánh đập, toàn lén la lén lút.” Nãy giờ chú vẫn cạo lông thú, nhưng nói câu này lại thôi.


“Anh có áo lông không?” Tôi hỏi rồi giải thích. “Dù mùa khô nhưng tôi thấy núi sẽ lạnh.”


“Cũng đúng, vì ông sẽ đi chéo qua đồi núi, tôi có một cái đây.” Chú ấy đi vào và lấy ra một cái áo khoác lông cừu rất đơn sơ.


“Đây, từng này đủ chứ?” Tôi móc từ hành lý ra mấy đồng tiền.


“Quý quá, cảm ơn ông.” Chú ta vừa nhận tiền vừa cúi đầu.


“Tôi cũng cảm ơn anh nhiều.” Tôi đã hiểu được đại khái, bỏ cái áo vào túi và rời đi, dù không nhìn, tôi vẫn cảm thấy chú ta dõi mắt theo, vừa lúc nảy ra một ý tưởng, tôi quay đầu lại nói to. “Sao anh không đi kháng chiến?”


“Thứ lỗi cho, tôi còn con nhỏ.”


Tôi nghĩ đứa bé ấy chắc là con gái mới được dạy cho bố mình cách ăn nói tốt bụng, rồi khi cô bé lớn sẽ thích nghệ thuật lắm, do những đồi núi này, dòng sông bên dưới và tình cảm đầy đủ nuôi dưỡng mà thành. Chỉ tiếc là bạn bè đồng trang lứa của cô bé không hề có cuộc sống tốt như vậy, tôi từng nghe một binh lính kể về đứa con đã mất vào một đêm lửa cháy làm rực đỏ cả bầu trời, ngọn lửa của giặc.