bởi Chuột

41
2
1911 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Lá thư về rồi đi


Hành trình vượt núi không mấy đặc sắc vì tôi đã chuẩn bị trước những thứ cần thiết. Sau một khoảng thời gian đi ngang đồi, tôi khoác chiếc áo lông cừu vào và tiếp tục cất bước, khi mặt trời sắp hạ mình xuống bờ biển đằng xa đang lờ mờ hiện ra trong mắt tôi. Lúc đó, ánh hoàng hôn lần nữa tác động mạnh đến tôi, từng cơn hồi tưởng về vùng ruộng đẫm máu chốn thành trì Vọng Nguyên trôi bồng bềnh quanh bộ não. Thế là tôi phải ngồi xuống, ngắm nhìn rồi mới tìm chỗ ngủ. 


Ở dãy núi này, cụ thể là gần đỉnh Ông Ngọc, khá ít thú dữ vì thời tiết quái lạ của nó, một phần lý do để con đường tôi đang đi được tạo ra. Nhưng nhắc tới con đường vượt núi phải nhắc tới quân kháng chiến cũ, lão Đại từng trong hàng ngũ và chứng kiến quá trình lụi tàn do thiếu lương thực của họ, người dân gọi họ với cái tên Chạng Vạng. 


“Đừng gọi tôi là tướng quân nữa. Còn họ, giá như họ còn sống, Vạn, người anh hùng tôi noi gương, Vạn Phúc.” Vừa dứt lời, Đại liền dụi mắt.


Câu nói tôi nhớ nhất trong chuyện lão Đại kể. Và nhờ vậy tôi nghe về cái chiến thuật đánh cận tối hình thành là do Vạn, con đầu đàn của quân kháng chiến cũ. Cái hay của Vạn nằm ở khâu hậu cận, Vạn truyền lại cách dựng lều cho Đại, Đại chỉ dẫn lính của mình rồi tới tôi. Bấy giờ tôi đang tự động làm theo kiểu lều hình tam giác như thổ dân đó để qua đêm.


Dẫu cho đã cố ngủ trong túp lều an toàn nhưng tâm trí không hề muốn tôi yên giấc. Nắm lấy cáng kiếm bên phải mình, tôi hồ đồ nhớ về những kỉ niệm mà ông già này giữ. Lạc Hạ Dương mang một sắc thái bí ẩn bởi vì tôi chưa mua hết ký ức của ông ta, chỉ biết đôi chút và lưng chừng. Tựa tựa cảnh mặt sắp lặn rồi thôi, bất chấp vẻ đẹp đứng yên đó thì ở mãi một vị trí sẽ nhàm chán lắm, nên mỗi lần xem lại tôi có gì, thì y như rằng tôi chuẩn bị ngáp dài. 


Nghe bảo ông ta dùng được phép thuật, vậy cớ sao tôi phải đi bộ hết dãy núi mà không bay luôn cho nhanh? Thực ra tôi chưa học và chưa mua phân cảnh hoàng hôn ký ức nào chứa cách thi triển. Tuy vậy tôi lại biết giữa ngực mình, gần kề trái tim, có thứ nội tạng không ra nội tạng, xương cốt không ra xương cốt, cầu mong nó là trái tim thứ hai cũng vô ích,nó đơn giản nằm ở đó và trao cho tôi khả năng tôi chẳng dùng bao giờ. Nếu phải cho nó một cái tên, tôi sẽ gọi nó bằng những mỹ từ như trái tim của thần, bảo bối, hột xoàn.


Lần nữa chạng vạng, trong lúc bỏ lớp vải dài để làm lều vào hành lý, tôi chiêm ngưỡng bình minh và sương sớm. Dù nơi mặt trời đỏ thức giấc vẫn là bãi biển lờ mờ nhưng bị bao phủ trong tấm lưới bắt những con cá vùng vẫy dưới ách đô hộ. Vài giây sau, khi mọi thứ đã hoàn tất, tôi xua tay đuổi làn sương mù rồi lên đường. Thú thực, cái bình minh này không như mong đợi và tôi cũng chẳng tiếc chi việc bỏ nó sau lưng. Bởi vì trong túi có lá thư ấm gửi mẹ một cậu chàng, trên vai có đôi cánh bay tới bay lui chỉ để đưa những mẫu giấy cho người cần, lồng ngực có thứ quý giá, khó dùng mà giống loài nào cũng muốn sở hữu và đôi chân tôi nặng nề gánh vác tất cả. Hiện tại thì chả ai ép tôi học phép thuật rồi gia nhập chiến trường, nhưng tiếng nói của bộ phận đó trong người tôi luôn muốn thử sức, nó là đứa trẻ ngắm hoàng hôn mà tôi chẳng dám nhận nuôi.


Trên đỉnh đầu tôi, một cục hồng ngọc phát sáng, bụng tôi đói meo như một người già, và mặt tôi dán vào những thành trì dưới bóng râm thiêu đốt của cục hồng ngọc kia. Mấy thành trì đó nhìn từ đây, nhỏ bé và ôm lấy nhau, một gia đình đầy nô tỳ, để rồi bị nhốt giữa rừng, núi và sông. 


Chạm chân được vào gạch làm đường của chốn Hạ Sơn, tôi thở phào lặng lẽ. Nhanh chóng tìm một quán ăn, rồi  tôi ngồi xuống quán xong xuôi mới yên tâm mà suy nghĩ. Nhìn lên trời qua ô cửa nhỏ của quán ăn, tôi mới nhớ tới cậu Hạ Sơn ở đây, có lẽ sẽ tìm cậu ta để hỏi thăm về mẹ Vọng Nguyên. Làm gián đoạn tôi khi đó là cô phục vụ mặt mày lấm lem, đặt bát rau xuống và lui dần.


Nhìn bát rau, não tôi không thèm, vì nó bận, quá bận với bao nhiêu tư tưởng sâu xa của mình. Cứ thử hỏi bất kì ai là người hiện đại tự nhiên bị bắt cóc vào một thế giới cổ xưa thì có nắm lắng nghe não cả ngày không. Dù não tôi không bằng những giống loài ở đây, nó chỉ nặng trĩu mối tình với nỗi thống khổ dân chúng phải chịu. Thế là nó ghét cay ghét đắng những thành trì - nhà tù trong một nhà tù. Thành trì nhốt những con cá, núi rừng xiết chặt thành trì, rồi núi rừng lại bị lằn ranh của các vương quốc bó buộc. Tựa như tôi két trong thân xác ông già mà chẳng hiểu do linh hồn hay cái gì đó ma mị hơn.


Mặt khác, trái tim tôi lại đói, ăn sạch bát rau lạt nhách héo hon, tôi đi ra cổng thành, dọc theo bờ tường dày và cao, trên con đường xe ngựa qua lại. Hình ảnh trước mắt, tuy không phải đồng cỏ đồi núi nhưng làm tôi nhớ lại những ngôi nhà nhỏ hình tròn, nơi có một tráng sĩ tốt bụng yêu con gái mình. Bước vào ngôi nhà gần tường thành nhất, tôi thấy ngay anh nông dân có cùng một nỗi oán hận với tráng sĩ kia.


“Quý quá, ai tới đây, nghe bảo quân lão Đại cố đánh chiếm thành Vọng Nguyên bên kia dãy núi mà sao ông lại ở đây kiếm thư?” Cậu ngước lên từ chiếc ghế gỗ mòn mỏi, nở một nụ cười sau câu nói.


“Nào có, tôi chỉ tới để hỏi về mẹ của cậu đưa thư ở thành trì đó, chắc chú biết?”


“Cháu biết, bà ấy ở trong thành, theo hướng đài phun nước đi thẳng, có ngôi nhà đang tiếc thương cho con trai mình.” Cậu đứng dây, vừa nói vừa đi, chỉ tôi ngồi xuống cái ghế gỗ bên cạnh rồi ngó qua cửa sổ. “Ông tới đây có bị con chó nào rượt không?”


“Chó nào thèm xương giòn.” Tôi làm theo tay cậu, ngồi xuống và bình tĩnh đáp lại.


Cậu vẫn đứng, cạnh cái tủ nhỏ đã gãy nát phần cạnh trên bên trái. “Có khi chúng thích mê đấy. Một nhà khảo cổ không khảo cổ suốt cả tuần chẳng lẽ chưa đủ đáng nghi?”

“Tôi đang trong kì nghỉ trước khi chúng kéo tôi qua nước khác mò tìm.” Nhận lấy ổ cốc nước từ cậu ta, tôi nhìn vào bàn tay cậu và nói.


“Chà, có vẻ khó khăn.” Vì không còn cốc nào khác nên cậu đành bỏ qua buổi trà chiều bằng nước lã này.


“Thế còn chú?” Tôi chưa uống vội, do thứ nước dân cày bừa, thuế cao, ruộng mất sẽ mang máng những hạt đất thấm mùi mồ hôi.


“Làm việc rất nhiều.”


Nhìn dáng vẻ cũng biết, cậu khỏe khoắn, không cao to như chàng Vọng Nguyên, quần áo rách rưới và đôi mắt xanh nổi bật giữa những thứ tối mờ chìm nghỉm. 


Chúng tôi nói chuyện thêm một chút, tôi được cho hay rằng cái thành này bình yên đã một năm nên cậu quay về với công việc nông dân bình thường. Tôi trả lại cậu thông tin về vụ thất bại chấn động của quân lão Đại, cả hai mò mẫm cái tên cho trận chiến đó.


“Hoàng hôn máu?” Cậu bảo, sau khi tôi kể về khung cảnh tôi thấy trên tường thành Vọng Nguyên.


“Nghe hay đó.” Tôi nhận ra cậu có nhớ tới quân Chạng Vạng.


Lúc đã quá giờ trưa, tôi tạm biệt cậu chỉ để thấy bóng lưng dính chiếc áo đẫm mồ hôi đi ra cánh đồng, còn tôi thì vào lại “ngục tù” Hạ Sơn. Tìm tới căn nhà hoang tàn, trước nhà có một bà lão, vẫn còn minh mẫn, mái tóc ngả vàng, tìm kiếm bước chân người bằng đôi mắt đen ẩm ương. Tôi nhẹ nhàng đến bên cạnh bà lão, bà rõ ràng lớn tuổi hơn tôi, nên tôi cẩn thận cúi đầu và bà nhìn tôi hỏi.


“Con tôi? Con tôi về rồi đấy à? Sao già đi nhiều thế.” Tay bà đưa tới, cố nắm lấy cái hy vọng đã chôn dưới ngôi nhà mà bới móc lên một lần nữa.


“Không, thưa bà, tôi chỉ đưa lá thư của con trai bà.” Tôi lấy bức thư ra, đặt lên bàn tay nhăn nheo của bà, để lần nữa bà chôn cái hy vọng đó xuống, đắp lên bằng tờ giấy mới.


Bà cho bức thư chạm vào đùi mình, híp mắt nhìn tôi, đôi môi cố cười nhưng khó vì nó đã giữ mãi một dáng vẻ u buồn nên ngậm ngùi nói. “Cảm ơn nhiều.”


Dù lớn tuổi hơn tôi nhưng tôi nghĩ bà phải khỏe mạnh hơn kia chứ, về mặt trí óc tôi nghĩ bà vẫn tinh khôn, nhưng sức khỏe đã rơi rụng do nhiều lần đào lên chôn xuống niềm hy vọng. Bà hy vọng một ngày có thể ra cổng thành đón con mình dưới ánh mắt vui mừng vì chiến thắng của bầu trời sắp tối.


Tôi rời đi, khi bà vuốt ve bức thư, cúi đầu với tôi như lời tạm biệt. Trước đó tôi đã tự hỏi bà biết đọc hay không nhưng ngay lập tức có câu trả lời, nhìn qua ô cửa vỡ nát, những con chữ nằm rõ trên bức tường của ngôi nhà. Bà đã học, chỉ để biết con mình còn sống hay không, chỉ để cười vì bức thư của nó, chỉ để tìm cách viết lại một bức thư khác và chửi nó cái sai, cái dở.


Cầm trong tay bức thư của mẹ cậu thanh niên mà vừa rồi bà rút ra từ túi áo tả tơi đưa tôi, bức thư đơn giản là tờ giấy viết ẩu, vàng hoe và bẩn thỉu. Tôi nhìn thấy cả quá trình bức thư này ở trong túi áo, ngày qua ngày, đợi một người đưa thư biết cách chạy qua dãy núi, biết cách gửi tận tay con của bà.


Bức thư bẩn thỉu mà lại đầy tình thương.