125
24
1945 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Chương 1: Hồi tưởng


Thời gian cứ thế trôi

Chẳng dừng lại bao giờ

Kỉ niệm nhiều ước mơ

Nhớ thờ còn ngây thơ.


Ngồi dưới gốc phượng già 

Hát lên bài ca cũ

Xao xuyến chẳng rời xa

Người bạn thân thuở nhỏ.


Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng có một thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên. Những kỉ niệm còn lưu lại trong những dòng nhật kí, để khi đó ta mở ra cả một thế giới tuổi thơ ùa về...
Buổi sáng trong tôi thật đẹp! Những cánh hoa e ấp từ từ nở tung như bàn tay đang đón tia nắng đầu tiên. Giọt sương sớm còn vươn lại trên đám cỏ xanh dưới chân đồi. Đàn chim nhỏ hót líu lo trên cành, cùng đàn bướm bay lượn bên các bông hoa hồng.
Tôi vươn vai bước ra khỏi nhà với "con ngựa sắt" thân yêu. Thanh đã đứng đợi tôi từ trước, thấy tôi tới, mỉm cười. Tôi cười đáp và theo thói quen tôi đưa tay lên đầu gãi rồi cúi mặt xuống đất.
Thanh là bạn thân hồi cấp II, cậu ấy có mái tóc rất nam tính, rất hợp với khuôn mặt con trai của cậu ấy. Thật ra Thanh tên thật là Hoàng Anh, tôi thích gọi cậu ấy là Thanh hơn vì tôi nghỉ tên Thanh là đứa con trai. Cậu ấy học rất giỏi, chơi thể thao xuất sắc còn hơn những đứa con trai thật thụ. Sở trường của Thanh là môn bóng rổ, con trai lớp tôi chơi không lại. Và mỗi lần nhà trường tổ chức thi thể thao, tụi nó không ngần ngại đăng ký môn bóng rổ rồi ghi tên Hoàng Anh vào sổ tham gia. Thanh biết chuyện chỉ cười chẳng nói gì.
Hai đứa lặng im đạp xe bên nhau chẳng nói dù chỉ một từ. Chúng tôi học lớp 10a8 đã được một học kì. Tuy các bạn có hòa đồng nhưng tôi còn thấy ngại khi nói chuyện với họ.
Thanh vỗ vai tôi hỏi:
- Sẵn sàng cho một ngày mới chưa?.
Tôi lắc đầu đáp:
- Mình hơi sợ.
Thanh lúc nào cũng hỏi câu đó. Nó có nghĩa là "Cậu tự tin khi học anh chưa?" Không hiểu sao khi lên cấp III tôi lại rất sợ học môn anh. Hồi còn cấp II tôi học anh rất bình thường như những môn khác. Đôi khi còn tự tin hỏi bài hay nộp vở để cô dò xem làm đúng hay sai. Vậy mà bây giờ tôi chẳng dám làm mấy việc đó nữa. Mỗi lần thấy cô bước vào lớp là tim tôi đập loạn xạ và sau khi làm bài tập xong, mặc dù nó đúng nhưng nhịp tim lại tăng gấp đôi còn hơn khi chưa làm. Thanh hiểu ra vấn đề, cậu ấy tận tình tối nào cũng ôm tập sang nhà tôi kềm cặp. Thế mà trình độ chẳng khá hơn trước là bao, đôi khi còn tệ hơn và "căn bệnh" vẫn vậy.
- Từ từ rồi sẽ ổn!.
Thanh buồn, tôi buồn gấp đôi. Hai đứa tôi đi vào lớp, bất ngờ gặp cô anh đi qua. Chúng tôi cúi đầu chào:
- Em chào cô!.
Nhịp tim lại một lần nữa tăng nhanh. Thanh vội kéo tôi vào chỗ ngồi. Tôi từ từ bình tĩnh lại, thở phào nhẹ nhõm. Thanh đẩy mảnh giấy vào tay tôi, trong đó chỉ vỏn vẹn một câu:" Mọi chuyện rồi cũng ổn thôi!" Tôi quay sang Thanh thì cậu ấy đi đâu mất.
Hoa đến ngồi kế bên tôi, thấy mảnh giấy trên bàn, cậu ấy liền trêu ngay:
- Á à! Thư của anh chàng nào đây?.
Tôi quá quen thuộc với trò đùa này:
- Thích thì cho cậu đấy!.
Hoa là lớp phó học tập và cũng là hàng xóm cùng nhà với tôi. Hoa nổi tiếng là người chơi đàn giỏi, loại nào cậu ấy cũng chơi được. Đặt biệt là piano, cậu ấy có tham gia câu lạc bộ âm nhạc của trường, hầu hết các tiết mục văn nghệ đều có Hoa ở đó.
Hoa cười đùa:
- Ai lại lấy thư của người ta chứ. - Hoa thắc mắc hỏi - Bạch mã hoàng tử nào vậy.
- Hỏi chi, lớp mình có cả khối đứa mà! Với lại...
Tôi chưa kịp nói hết câu thì trước mắt tôi xuất hiện hai người y chang nhau. Tôi không phân biệt được đâu là Thanh thật và đâu là học sinh mới. Hoa há hốc nhìn tôi như có ý hỏi:" Thế là sao?". Tôi lắc đầu, xung quanh mấy đứa khác xì xào bàn tán. Từ trước tới giờ tôi chưa gặp tình huống này nên chẳng biết làm sao.
Tiếng trống vào lớp vang lên, tất cả học sinh trở lại chỗ ngồi của mình. Đến lúc này tôi mới để ý, học sinh mới là người nãy giờ giấu cặp đằng sau lưng còn Thanh, cậu ấy đi về phía tôi.
Thấy tôi ngạc nhiên hoài, Thanh nói nhỏ vào tai tôi:
- Anh trai song sinh với mình đó! Đừng gọi mình là Thanh nữa.
Tôi vẫn chưa hiểu gì:
- Sao vậy?
- Anh mình tên Nguyễn Minh Thanh
- Hả?
Tôi như không tin vào tai mình, tôi đâu biết rằng cái tên mà hằng ngày tôi vẫn gọi cậu ấy lại là của chính anh trai Hoàng Anh. Hèn gì, cậu ấy không có phản ứng trước điều này, còn cho tôi gọi thoải mái nữa chứ.
- Sao trước đây mình không biết?. (tôi hỏi)
Hoàng Anh nhìn vào mắt tôi cười:
- Bí mật! Sao này cậu sẽ gặp rắc rối đó.
Tôi phớt lờ lời hù dọa của Hoàng Anh và tiếp tục hỏi:
- Vậy làm sao mình phân biệt được đây?.
- Đơn giản thôi! Cậu nhìn tráng mình đi.
Tôi làm theo rồi "À" lên:
- Ý cậu là cái xoáy ở chính giữa hả?.
Hoàng Anh cười:
- Ừ, anh mình không có. Cậu nhớ phân biệt kẻo nhầm đó!.
Tiết học bắt đầu sôi nổi, chúng tôi tranh nhau làm bài tập trên bảng. Lần nào cũng vậy, hễ làm bài tập là giơ tay năn nỉ để được lên bảng, còn được cộng điểm nữa. Chúng tôi học cả ngày từ thứ Hai đến thứ Năm nên đa số học sinh ở lại trường, tôi cũng vậy.
Sau giờ ăn trưa, tôi ngã lưng trên ghế nghĩ vu vơ. Tôi giật mình nhớ ra chiều hôm nay có tới hai tiết anh. "Làm sao bây giờ?" Tôi tính tới tính lui một hồi chỉ còn một cách duy nhất là nhờ trợ giúp.
Tôi phóc ra khỏi ghế chạy đi tìm Hoàng Anh. Mắt tôi dáo dác tìm xung quanh và vui mừng thay cậu ấy đang đi chung với Thanh, đang từ thư viện bước ra, trên tay ôm vài cuốn sách. Tôi chạy đến, Hoàng Anh thấy tôi cười:
- Làm gì mà như ma đuổi vậy!.
Tôi đi vào thẳng vấn đề cần giúp:
- Giảng mình cách làm câu điều kiện loại ba đi, chiều nay cô kiểm tra đó! Mình không muốn bị thêm con ze-ro nào nữa đâu.
Hoàng Anh an ủi:
- Đừng lo, mình sẽ giúp cậu!.
Tôi thở dài chán nản, ước gì mình có thể học khá hơn một chút thì đâu có khổ sở như thế này.
Ở trường thì bạn bè kèm cặp, về nhà có anh tôi kè kè sát bên, vậy mà chẳng bao giờ với lấy được con bảy. Cứ tàn tàn bốn, năm, sáu có khi còn tệ hơn là ba điểm. Trình độ thế này làm sao mà thi tốt nghiệp được.
Tôi đang nhẩm tới nhẩm lui cho thuộc công thức rồi sau đó lắng nghe cách giải và bắt đầu làm bài. Bên cạnh Hoàng Anh còn có Thanh, cậu ấy tuy là bạn mới nhưng tiếng Anh chẳng thua kém gì Hoàng Anh. Được hai "Thầy giáo" hướng dẫn tận tình tôi đỡ lo hơn phần nào.
Chiều hôm đó tôi làm bài rất trôi chảy, tuy không được cô khen nhưng tôi rất vui. Người vui nhất có lẽ là Hoàng Anh, tôi thầm cảm ơn các cậu ấy!.
Trên đường về nhà tôi ghé xuống chợ mua ít đồ cho buổi tối và một món quà nhỏ tặng anh tôi. Hoàng Anh đưa tôi bức tranh thêu đôi chim bồ câu cho tôi xem:
- Cậu thấy thế nào Minh?.
Tôi cười và gật đầu:
- Đẹp đó! Cậu định mua nó hả?.
Hoàng Anh chần chừ:
- Không biết nữa - rồi quay sang Thanh hỏi - ý anh thế nào?.
Thanh vừa lấy bịch sô-cô-la vừa đáp:
- Anh thấy nó cũng đẹp, nếu em muốn thì cứ mua.
- Dạ.
Hoàng Anh đang vui bỗng nhiên buồn xo. Tôi tiến lại gần, thì ra giá cả hơi mắc nên cậu ấy quyết định để nó về chỗ cũ.
Thế là tôi nghĩ ra một ý rất hay. Tôi chạy vù xuống nhà gì Năm bán vải, tôi mua một ít chỉ thêu và cái khăn trắng. Tôi gói chúng lại cẩn thận rồi quay trở lại cùng hai cậu ấy về nhà.
Tối đến, sau khi học bài và chuẩn bị cho ngày mai xong. Tôi cầm túi chỉ qua nhà Hoàng Anh. Nhà cậu ấy nằm kế bên nhà tôi nên không tốn nhiều thời gian. Tôi tìm Thanh và nhờ cậu ấy giúp. Thanh gật đầu đồng ý:
- Được thôi! Mình sẽ cố gắng hết sức.
Trước khi về tôi không quên dặn dò Thanh kĩ lưỡng:
- Cậu nhớ không được để Hoàng Anh biết nha!
Tôi đã chui tọt vào nhà khi nghe Thanh nói vọng lại:
- Yên tâm, mình hứa!.
Tôi bước xuống phòng bếp nhìn anh tôi đang chăm chú làm bài. Tôi tiến lại gần:
- Anh Hiền!.
Anh quay lại nhìn tôi tay vẫn không rời quyển sách:
- Có chuyện gì sao?.
Tôi chìa tay ra, trên tay tôi là mấy viên kẹo bạc hà mà tôi mua lúc ở chợ.
- Sao hôm nay em có hứng vậy?.
Tôi cười và nhanh chóng đặt tất cả số kẹo đó lên bàn học của anh.
- Dạo này anh thức tới khuya mới ngủ, đã vậy sáng sớm anh đã dậy rồi. Anh ăn mấy viên kẹo đó đi để có sức học chứ.
Anh Hiền xoa đầu tôi mỉm cười:
- Cảm ơn lòng tốt của em nhưng mà kẹo "Đầu độc" anh sâu răng mất.
Tôi không nói gì, lặng lẽ bước đi. Lúc sau tôi trở lại với ly sữa trên tay.
- Vậy anh uống cái này đi!.
- Thôi, được rồi đó nhóc! Đi ngủ đi, mai còn có sức đi học.
Tôi vào phòng và cảm thấy rất vui khi giúp cho anh trai mình. Tôi quyết định từ mai trở đi sẽ thức dậy sớm hơn để tự nấu bữa sáng để anh tôi đỡ mệt hơn.
Anh Hiền lớn hơn tôi một tuổi, cả ngày đi học và thỉnh thoảng đi làm thêm vào những buổi nghỉ để có tiền đóng học phí, phụ thêm cho mẹ. Bận rộn như vậy mà kết quả học tập của anh luôn luôn đứng đầu lớp, không chê vào đâu được. Đôi lúc anh bận không thể kèm tôi môn Anh thì tôi chạy sang nhà nhờ Hoàng Anh chỉ bảo. Nghĩ mà thương anh!