Trở Về Đại Việt
Cô đi theo không nói lời nào. Ngọc Khiết lần nay mới thấy rõ trang phục của họ. Đa phần đều mặc đồ của người Việt mấy trăm năm trước mà cô chỉ có thể thấy trên ảnh và phim.
Người phụ nữ mặc váy đụp đen, bên trong mặc yếm trắng khoác bên ngoài áo dài ngắn, đầu tóc được quấn gọn gàng trong chiếc khăn màu đen, đàn ông mặc quần rộng ống cùng cái áo dài ngắn. Tất cả đều một màu nâu đất.
Có ba đứa trẻ không mặc áo người đen nhẻm, đầu tóc rối bù, khuôn mặt lộ vẻ sợ hãi, mệt mỏi.
Ngọc Khiết nhìn cảnh này không khỏi thương cảm. Nhìn đến người thanh niên đang cởi trần, cơ thể rắn chắc rám nắng dưới ánh mặt trời, từng giọt mồ hôi lăn dài trên cơ bắp đang chăm chú đắp lá thuốc cho ông lão mặt đã tái nhợt vì mất máu.
Ngọc Khiết vẫn cái tính thích ngắm trai đẹp, cô đứng trơ mắt ếch ra mà nhìn người đàn ông đó, không ngừng khen ngợi:"Người này thân hình thật đẹp, nếu ở hiện tại xác định sẽ là thần tượng dễ như trở bàn tay nha."
Lữ dường như cũng cảm nhận được ánh mắt nhìn mình, hắn ngước mắt nhìn về phía cô, Ngọc Khiết bỗng giật mình như người vừa bị bắt khi ăn trộm, lơ đãng nhìn đi nơi khác.
Cô đi đến bên mấy đứa nhỏ nhem nhuốc, vẫn hồn nhiên ngồi nghịch đất, mỉm cười với cô gái trẻ tuổi đang bế đứa bé ngủ say trong lòng, trên khuôn mặt lộ vẻ mệt mỏi, lo sợ. Ngọc Khiết hỏi dò:
"Tại sao mọi người lại khổ sở như thế này?"
Cô đã quan sát xung quanh, không hề có bất kỳ một cái máy quay hay dụng cụ kỹ thuật cùng như đạo diễn, đoàn làm phim ở đây.
Ngọc Khiết chỉ muốn xác định một lần nữa cũng như muốn biết chính xác đang ở thời đại nào.
Cô không nhận được trả lời, lại nghe được thanh âm của hắn hỏi ông cụ:
"Cô gái này đi cùng mọi người sao?"
Gia đình họ đều nhìn cô, đồng thanh đáp:
"Không! Gia đình tôi chỉ có mấy người, chạy nạn vào đây. May gặp cậu nếu không chắc gia đình tôi chết ở nơi này rồi."
Lữ không hỏi gì nữa, quay sang người đàn ông đứng cạnh bảo dìu ông, tiếp tục lên đường.
Một nhóm người đi về phía trước không nói lời nào. Cô cảm thấy buồn bực với không khí này, cô quay sang làm quen:
"Tôi tên Ngọc Khiết, năm nay hai mươi tuổi, anh tên gì, chúng ta làm quen một chút nha!"
Nhìn cô gái giơ tay về phía mình, ánh mắt trông chờ, cười với hắn. Lữ chưa bao giờ thấy phụ nữ nào ở Đại Việt không nhuộm răng.
Cô không thấy hắn nói gì, quyết định nắm lây tay hắn giật nhẹ nói:
"Đây là cách làm quen ở quê tôi, tôi nói tên rồi anh cũng nên nói tên cho tiện nói chuyện".
"Tôi tên Lữ họ Nguyễn, mười bốn tuổi."
Nghe người trước mặt nói. Cô trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi giật mình nói to:
"Cậu không phải em trai của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đó chứ?"
"Cô nói gì vậy, ta có hai anh nhưng không ai tên huệ cả. Anh cả tên Nhạc, anh hai tên Thơm"
"Ôi trời! Vậy tôi trở về quá khứ sao!"
Ngọc Khiết thật sự không tin nổi, những chuyện hoang đường như thế này chỉ có trên phim, truyện nhưng cô đang trải qua.
Nhìn cô gái thất thần sau lời nói khó hiểu, Lữ liền lên tiếng:
"Cô không sao chứ?"
Ngọc Khiết muốn khóc thật rồi, khi nghe cậu thanh niên nói thì khóc òa lên trong sự ngạc nhiên của mọi người.
Cô khóc như chưa bao giờ được khóc. Ngọc Khiết nức nở, giận dữ ngẩng mặt lên trời:
"Ông trời ơi! Sao ông cho tôi bài học thử thách quả sức tưởng tượng như vậy. Tôi phải làm sao mới có thể trở về!"
Nhìn cô gái trước mặt khóc lớn, không hiểu nguyên nhân. Hắn đứng như trời trồng không biết phải làm sao? Lần đầu tiên hắn thấy một cô gái khóc trước mặt mình.
Lữ năm này mười bốn tuổi, so với đám trai cùng làng đều đã có con bồng nhưng hắn thì dành nhiều thời gian cho việc luyện võ, đọc kinh thư. Nên đến giờ chưa có thành lập gia thất.
Hắn kiên nhẫn đợi chờ, sau khi khóc thỏa thuê, Ngọc Khiết cũng dần lấy lại bình tĩnh, Nhìn sang hắn hỏi:
"Đây là thời gian nào của khởi nghĩa Tây Sơn, cậu có thể nói cho tôi biết được không?"
"Khởi nghĩa Tây Sơn! Cô nói gì tôi không hiểu"
Nhìn thái độ ngạc nhiên của hắn, Cô cũng đoán ra hiện tại chưa xảy ra khởi nghĩa, Cô về trước thời điểm chiến tranh ác liệt.
"Trời sắp tối rồi! Chúng ta đi nhanh để ra khỏi vùng núi nguy hiểm này."
Ngọc Khiết giờ phút này chưa thể tìm được phương pháp trở về. Hạ quyết tâm bám đùi vị tiền nhân này. Cùng mọi người đi được khoảng ba mươi phút, thì ra khỏi được rừng núi vắng vẻ.
Trong ánh nắng chiều tà những cánh đồng lúa trải dài hiện ra đẹp vô cùng, tất cả đều như được rót lên bởi một màu vàng tinh khôi, con đường đất rộng được bao quanh bởi màu xanh của núi rừng hoà quyện cùng cánh đồng lúa tạo nên bức tranh thôn dã đẹp đến nao lòng.
Lúc này cô đã nhìn thấy một số người dân việt xưa giắt trâu, gánh cỏ đang vui vẻ đi về.
Khi đi qua, tất cả mọi người đều nhìn nhau, chào hỏi thân thiện ấm lòng người. Đi gần hết con đường nhỏ, nhìn thấy một cổng làng đơn sơ được dựng lên bởi những cây tre, bên cạnh có cây đa cao to.
Một hình ảnh đặc trưng không lẫn vào đâu của làng quê Việt. Cô hào hứng vô cùng, Bọn họ đi đến quán nước nhỏ ngay gốc cây đa đầu làng.
Hắn ngồi xuống, lúc này cũng có vài ba người đã ngồi uống nước ở đấy. Họ nói cười rôm ra, thỉnh thoảng có người còn hút thuốc lào, nghe được âm thanh vang lên giòn giã.
Ngọc Khiết nhìn đến mấy thứ đồ ăn để trên chõng tre, bụng lúc này đã kêu lên. Cô từ khi đến đây vẫn chưa được ăn gì, thời gian trước vì quá mức ngạc nhiên cũng quên luôn cả đói.
Nhưng giờ phút này, cô lại cảm thấy đói vô cùng. Nhìn đến mình không có một xu dính túi, Ngọc Khiết khẽ liếc nhìn sang cậu ta, khẽ nói:
"Cả ngày hôm nay, tôi gần như không ăn gì. Cậu có thể cho tôi mượn chút tiền được không?"
Lữ xuất thân từ gia đình buôn bán, nên cũng không phải quá khó khăn. Ngày thường ngoài giờ học, hắn cùng với hai anh vẫn hay đi biểu diễn múa võ cho người dân quanh vùng kiếm được một số tiền. So với học trò khác vẫn rủng rỉnh.
Quán nước đầu làng chủ yếu bán nước cho người dân làng đi làm đồng, không có nhiều đồ ăn nên Lữ mua vài cái bánh đa cho mọi người ăn đỡ đói. Sau khi vào làng sẽ đến gặp lý trưởng xin cho bọn họ ở lại.
Hắn nhìn cụ bán nước rồi hỏi:
"Cụ ơi, cháu học trò làng bên đi qua đây, gặp mấy người nay bị cướp. Không biết lý trưởng ở đâu? Cháu xin phép cho họ ở lại làng"
"Mấy ngày nay, làng cũng có một vài tốp người dân đàng ngoài chạy vào đây. Trông bọn họ vô cùng hoảng sợ"
Cụ nói rồi thở dài, khuôn mặt hiện lên nỗi bất an, lo lắng. Lữ thấy vậy cũng không hỏi nhiều nữa.
Chúng tôi theo chỉ đường của cụ tìm vào trong làng. Ngọc Khiết vẫn mải mê ngắm nhìn khung cảnh làng quê mộc mạc. Hầu như xung quanh làng đều được bao bọc bởi những rặng tre xanh thẳng tắp, vài ba mái nhà tranh lấp ló sau rặng cây.
Lúc này trời đã về chiều, cô nhìn thấy khói bếp lượn lờ bay.
Dừng trước ngôi nhà to. Nó nằm gần đình làng, so với các nhà khác trong làng thì nhà này được coi như sung túc.
Ngôi nhà ba gian được làm bằng gỗ mái nhà lợp bằng lá kè, sân gạch, xung quanh được bao bọc bởi cây xanh tự nhiên rất hài hòa, mát mắt.
Cô còn đang ngắm nghía, nghe thấy Lữ lên tiếng:
"Xin cho tôi hỏi, đây có phải nhà Lý trưởng Nguyễn không ạ. Học trò Nguyễn Lữ có sự việc muốn gặp ông"
Một lúc sau, từ trong nhà đi ra một người đàn ông mở cửa mời chúng tôi vào. Lữ cúi đầu chào một người đàn ông đã luống tuổi ngồi trên chiếc chõng tre ở ngoài hiên nhà.
"Chào ông, tôi học trò có việc về quê thăm bệnh. Khi đi qua vùng núi Tây Sơn gặp một gia đình bị cướp, Tôi cứu giúp nhưng đường về quê phải mất hai ngày đường không thể đưa họ đi theo. Tôi mong Lý trưởng có thể sắp xếp cho họ ở nhờ trong làng được không?"
Người đàn ông đó nhìn chúng tôi một lượt, rồi lên tiếng:
" Mấy ngày nay, làng tôi cũng có một vài gia đình ở đàng ngoài chạy vào đây. Có lẽ, tình hình không ổn. Vậy để sáng mai tôi sẽ dẫn họ đến đấy. Bây giờ, mọi người có thể ngủ ngoài đình kia"
"Cảm ơn lý trưởng, trời còn chưa tối nên tôi phải đi cho kịp thời gian về nhà"
Nguyễn Lữ không định ở lại trong làng, hắn nên tranh thủ đi đêm để về nhà cho kịp ngày giỗ họ.
Ngọc Khiết nhìn thấy hắn đi thì cũng chạy theo. Cô quyết định đi theo hắn thì sau này còn có nơi dung thân.
Hắn nhìn thấy cô đi theo quay lại nói:
"Trời sắp tối, tôi sẽ ngủ ngoài đường không hợp với phụ nữ. Cô nên ở lại đây cùng gia đình họ."
"Tôi không quen biết họ, cậu là người cứu tôi. Tôi sẽ không ở lại đâu."
Tỏ thái độ nhưng hắn vẫn để cô đi cùng. Trời đã ngả về chiều, hắn dẫn cô vào một quán ăn duy nhất ở làng.