Show, don’t tell - Đừng kể lể, hãy miêu tả!
Vào 30/04/2022
Show, don’t tell - Đừng kể lể, hãy miêu tả!
"Đừng nói với tôi là mặt trăng đang chiếu sáng; hãy chỉ cho tôi ánh sáng lấp lánh trên mảnh thủy tinh vỡ" - Đây là câu nói nổi tiếng của nhà soạn kịch (biên kịch) người Nga Anton Chekhop, và người ta vẫn thường nhắc đến nó khi nói về thủ pháp "Show, don't tell - Đừng kể lể, hãy miêu tả!"
Show, don't tell là một thủ pháp, một biện pháp tu từ (kỹ thuật) thường được sử dụng trong nhiều loại văn bản khác nhau, giúp cho độc giả trải nghiệm câu chuyện thông qua hành động, từ ngữ, ý nghĩ, cảm giác và cảm xúc... hơn là qua sự cắt nghĩa (giảng nghĩa), tổng hợp và miêu tả của tác giả. Mục đích không dìm chết độc giả với một mớ tính từ nặng nề, mà là để giúp độc giả (tự) trải nghiệm những chi tiết đáng kể (độc đáo) trong bản văn, thơ... Kỹ thuật này áp dụng giống nhau cho mọi thể loại, trong đó có truyện.
Có lẽ một số bạn đã nghe về thủ pháp này, nhưng làm thế nào để vận dụng cho tốt thì mình tin là kha khá bạn chưa nắm được điều đó.
1. Trước tiên, bạn cần phân biệt giữa miêu tả và kể lể.
Kể lể là dùng từ ngữ trực tiếp nói về vấn đề đó như: cô ấy đẹp, cậu ấy thông minh... Còn miêu tả là chỉ ra cụ thể cô ấy đẹp như thế nào (mắt to, mũi cao, môi trái tim), cậu ấy thông minh ra sao (qua cách xử lý tình huống cụ thể). Miêu tả là vẽ ra một bức tranh cụ thể và đặt người đọc vào trong đó, giúp họ hình dung ra toàn cảnh thông qua văn bản.
Kể lể là những câu văn mang tính gượng ép, nhồi vào đầu người đọc những quy định về nhân vật, sự vật mà tác giả đặt ra. Nhưng làm sao để độc giả cảm nhận nhân vật ăn khớp với quy định đó thì phải nhờ miêu tả.
2. Một vài gợi ý giúp miêu tả tốt hơn mà ad có thể chia sẻ với mọi người:
- Sử dụng tính từ miêu tả, phó từ bổ nghĩa cho động/tính từ chính, sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ hay so sánh. Khi đặt vào sự so sánh, bạn có thể mường tượng ra nhân vật hay sự vật một cách cụ thể và giàu hình ảnh hơn.
Ví dụ: Mái tóc cô ấy dài mượt mà như dòng suối.
-> Đây chắc chắn là mái tóc đẹp, bạn không cần phải dùng từ "đẹp" mà người đọc tự liên tưởng tới dòng suối mượt mà và liên hệ đến cái đẹp.
- Đặt nhân vật, sự vật trong những tình huống cụ thể. Có những thứ mắt không nhìn thấy, bạn khó có thể miêu tả trực tiếp, khi đó bạn cần dùng đến tình huống để miêu tả gián tiếp.
Ví dụ như bạn tả một người hà tiện. Bạn có thể nghĩ ra tình huống anh ta đi chợ không dám mua đồ tươi, chỉ chờ tan chợ để mua thịt ôi rau héo cho đỡ tốn kém, thậm chí ốm đau cũng cố chịu chứ nhất định không chịu mua thuốc.
Hay bạn nói về một cô gái mạnh mẽ bản lĩnh, đừng để cô ấy khóc trong phòng một mình và chờ nam chính đến giúp đỡ, hãy xây dựng tình huống hợp lý để miêu tả cái mạnh mẽ bản lĩnh đó.
- Để không sa vào kể lể khi viết truyện, không còn cách nào khác là phải luyện viết, đọc lại và sửa chữa. Trau dồi vốn từ vựng phong phú sẽ giúp bạn không bị bí từ khi miêu tả.
- Cuối cùng, hãy thử thách bản thân với bài tập nhỏ này xem: Viết một đoạn văn miêu tả một đặc điểm gì đó của nhân vật hay sự vật mà bạn mong muốn, nhưng không nhắc trực tiếp từ ngữ chỉ đặc điểm đó. Hãy đi đường vòng và sử dụng từ ngữ, cách biểu đạt khác, để xem độc giả có nhận ra đặc điểm ban đầu bạn muốn nói là gì không nào.
--
Đọc thêm những bài chia sẻ khác tại đây, hoặc theo dõi fanpage Ổ Sách bạn nhé!
Hạ Dương
Truyện Kinh Dị Khiến Độc Giả Phải Ám Ảnh
vào 11/06/2022
Giới thiệu sáchTruyện kinh dị từ lâu đã không phải đề tài mới mẻ nhưng vẫn luôn làm độc giả đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, khiến người đọc phải rùng rợn và để lại nỗi ám ảnh dai dẳng. Đây là thể loại đặc trưng, ít có sự qua trộn và kết hợp giữa các thể loại khác như ngôn tình. Chỉ tập trung chủ yếu vào yếu tố kinh dị.
...Truyện Convert Là Gì? Liệu Có Thể Tồn Tại Lâu Dài?
vào 11/06/2022
Giới thiệu sáchTruyện ngôn tình Trung Quốc đã quá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Thông thường đối với các tác phẩm gốc này phải trải qua nhiều quá trình để hoàn thành việc chuyển sang ngôn ngữ Tiếng Việt. Và một trong những cách khá phổ biến hiện nay đó chính là convert truyện. Truyện convert tuy mới nhưng luôn có cái hay của...