Truyện Lịch Sử Là Gì? Ranh Giới Giữa Tôn Trọng Và Xuyên Tạc

Vào 10/06/2022


Truyện lịch sử từ lâu đã là chủ đề nhạy cảm mà ít tác giả nào dám viết vì có thể sẽ nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Có người nói viết truyện lịch sử trong văn chương chính là tính sáng tạo. Một số khác cho rằng các nhà văn đang “xuyên tạc” lịch sử, bôi bác một thời quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc.

  1. Truyện Lịch Sử Là Gì?

Truyện lịch sử là thể loại truyện dựa trên khuôn mẫu có thật, là một tiểu thuyết trần thuật bao quanh bởi các sự kiện đã từng xảy ra. Tác giả sẽ dựa theo đó để sáng tác, neo đậu câu chữ, và xây dựng cốt truyện mà không làm thay đổi quá khứ. Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng làm như vậy chính là đang không tôn trọng lịch sử, đang biến những quá khứ hào hùng của ông cha ta trở thành một thứ ủy mị, thiếu sự đanh thép, không thể hiện được sự mạnh mẽ.


Đứng trước những dư luận đó, tác giả của cuốn sáchVăn Chương Và Lịch Sử - Phác Thảo Một Cách Nhìnđã đưa ra quan điểm rằng: Sự tồn tại của văn chương và lịch sử có mối liên kết với nhau và mang tính kế thừa. Những gì được nói trong văn chương là những thứ mà lịch sử không đề cập tới. Còn những gì trong lịch sử như một cuốn tiểu thuyết đã được thực hiện hóa.

Như vậy có thể nói rằng văn chương không nhất định phải chuẩn 100% theo như lịch sử. Mà văn chương dựa theo cái chuẩn mực của lịch sử để phát huy tính sáng tạo của mình. Nếu không liên hệ với quá khứ văn chương sẽ mãi mãi dừng lại. Nhưng nếu văn chương không thể sáng tạo sẽ không được gọi là văn chương.

  1. Những Thể Loại Truyện Sáng Tạo Dựa Trên Lịch Sử

  • Truyện tái hiện chân thực hiện thực lịch sử: Đây là thể loại ít có sự sai lệch và sáng tạo nhất. Hầu hết những cuốn truyện này đều giống như những cuốn sách lịch sử, ghi chép lại thời đại và quá khứ của ông cha ta. Trong đó tác giả sẽ lựa chọn từ ngữ trau chuốt hơn, mượt mà hơn, không còn khô khan như nguyên bản nữa.

  • Truyện lý luận lịch sử: Các nhà văn dựa trên những sự kiện lịch sử, những câu chuyện lịch sử để nói nên suy nghĩ, cảm nhận, những chiêm nghiệm và triết lý đúc kết từ văn hóa và con người.

  • Truyện ngắn lịch sử xen lẫn kiếm hiệp, huyền thoại và thần thoại: Đây chính là viết lại và sáng tạo lịch sử. Người đọc sẽ được đắm chìm vào câu chuyện của những anh hùng thời đại, bên cạnh đó vẫn cảm nhận được giá trị lịch sử cốt lõi (cũng chính là nội dung của truyện)

  • Truyện ngắn lịch sử phong tục: Dựa trên những phong tục tập quán, văn hóa của con người thời đại đó mà sáng tác những thể loại có liên quan. Ví dụ nhưNgười hát ca trù, Sông Cạn,...


Truyện lịch sử luôn là chủ đề khiến cả độc giả, nhà văn, nhà sử học bàn tán xôn xao mỗi khi một cuốn truyện lịch sử, dã sử được ra mắt. Đây là chủ đề nhạy cảm nên hiếm có nhà văn nào đủ can đảm để sáng tác dựa trên những sự thật bất biến đó. Vì thế là thể loại truyện lịch sử luôn kén người xem và có số lượng hạn chế.


4 lưu ý cơ bản khi biên tập truyện dành cho người mới bắt đầu

vào 22/04/2022

Kinh nghiệm viết
4 lưu ý cơ bản khi biên tập truyện dành cho người mới bắt đầu


Một ngày đẹp trời, bạn đã hoàn thành bản thô của truyện rồi, trước khi đăng tải tác phẩm hoặc gửi tới một nơi quan trọng thì bạn phải qua khâu biên tập. Vậy thì khi tự biên tập lại tác phẩm, chúng ta cần phải chú ý những điều gì nhỉ?


1. Lỗi đánh máy/ lỗi...

Truyện Hiện Đại Và Những Xu Hướng Đọc Của Giới Trẻ

vào 11/06/2022

Giới thiệu sách

Bên cạnh những cuốn tiểu thuyết xuyên không, truyện cổ trang, huyền huyễn,... Một thể loại cũng rất được ưa chuộng, đi cùng thời đại và phù hợp với xu hướng hiện nay đó chính là truyện hiện đại. Được bao quanh bởi những nhân vật, bối cảnh tình tiết vô cùng thời thượng, mới mẻ, có tình thực dụng và gần gũi thực tế.

...