3
1
3819 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Hồi 1: Khởi Đầu


Đông Kinh, Đại Việt năm Nhâm Ngọ 1442. 


Lê Thái Tông là một vị vua anh minh lỗi lạc của Đại Việt lúc bấy giờ. 


Cái thời tiết tháng chín se se lạnh. Lúc ấy, chẳng có ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tiếng cười cười, nói nói vẫn đang rôm rả ở khắp kinh thành Thăng Long. Kinh thành vốn dĩ là nơi nhộn nhịp, chẳng mấy ai để ý tới, chúng sắp bị đảo lộn. 


Một lão đạo sĩ đang gõ lách cách dọc trên đường đi náo nhiệt ở chợ, lão mặc kệ những thứ va chạm vào mình, tiếp tục bước tới. 


Người này có vẻ sang trọng, vải vóc trên người đều là thứ quý giá. Ắt hẳn là công tử quyền quý nào đó, chàng ta đang đứng trước mặt lão


Chàng lấy ra một nén vàng, đặt lên tay lão già này rồi dõng dạc nói:


"Này, hãy xem cho ta nước Đại Việt sau này." 


Nghe thế, lão đạo sĩ cười phá lên. 


"Dù tôi là đạo sĩ quèn, nhưng ai dám phán xét đất nước này như thế nào sau này, đấy là tội khi quân phạm thượng. Thứ lỗi, lão già đây không đền nỗi tội đâu."


Vị công tử suy nghĩ hồi lâu, cũng gật gù hiểu chuyện. Lấy ra thêm một nén nữa, lão ma đạo sĩ mắt sáng rực.


"Thế thì xem vận nạn của ta đi." 


"Được được được." 


Tên đạo sĩ lẩm bẩm gì đó lâu lắm, tên thị vệ bắt đầu không chịu nổi, liền nổi cáu:


"Rốt cuộc là ông có làm được hay không?"


Lão giơ tay chỉ lên trời: 


"Năm nay người sẽ gặp đại họa, trên dưới nhà quan đều trở nên loạn. Ngài đang có vong theo người."


Vị công tử cáu gắt nói:


"Đồ điên"


Vị công tử phất tay, ra hiệu cho tên thị vệ bỏ mặc ông ta, chẳng hề đoái hoài gì tới. Miệng không ngừng quở trách:


"Một lão già điên, một vị vua anh dũng đang mạnh mẽ thế này, lại bảo trẫm sắp chết vì bệnh. chẳng ai mà tin cho được, đã vậy còn có vong theo, vong nào cơ chứ. Hoang đường, chuyện này rõ ràng là hoàng đường."


Thị vệ kế bên cũng phụ họa theo trông như hiểu chuyện lắm.


Lê Thái Tông khoát tay, ung dung tự tại chắp tay sau lưng, đi lại giữa ‎chốn phồn hoa của kinh thành.


Ông nhẹ nhàng đưa cho người đánh xe ngựa tới, cẩn thận đưa ông ta một nén vàng. Một nén này có thể nuôi cả nhà ông cả mấy tháng. Được cuốc này, ông mừng lắm. Chiếc xe ngựa lăn bánh, Lê Thái Tông đến thăm Nguyễn Trãi tại viện Chi Viên. 


Nguyễn Thị Lộ vô cùng niềm nở khi thấy Lê Thái Tông, bà cúi rạp xuống đất:


“Muôn tâu hoàng thượng, vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.”


Người phụ nữ này là vợ của Nguyễn Trãi. Bà là người hiền lành, lại còn thông minh, tháo vát. Vua rất mến người này.


Nhưng bà đâu thể ngờ, đây là lần cuối bà gặp vị vua.


Ngày bảy tháng chín năm Nhâm Ngọ, Lê Thái Tông mất tại viện Chi Viên.


Triều đình trở nên rối ren, nhất thời tra xét cả gia tộc Nguyễn Trãi, đổ oan cho nhà họ giết sạch cả ba đời. Từ già, trẻ đến lớn bé, các quan không tha cho một ai. Chỉ trong một đêm, gia tộc nhà trung thần Nguyễn Trãi không một người bỏ sót.


Hoàng thái hậu lo lắng không thôi. Lại nghĩ tới chuyện, chém đầu thị chúng làm gương. 


Nhân dân ở kinh thành rối loạn không thôi, ngày nào họ cũng nhìn thấy các binh lính đi tuần, dân bán hàng rong, không ngày nào yên ổn. Đất nước rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”


Thông báo chém đầu thị chúng được ban xuống. Nguyễn Trãi trong lòng nặng trĩu bước lên pháp trường. Quan cho ông một ngụm nước rồi nói:


“Gần đến giờ hành hình, phạm nhân còn điều gì muốn nói?”


Nguyễn Trãi ngước mắt lên trời xanh, giọng ông vang vọng khắp bầu trời:


“Thử hỏi trời xanh nào có thấu, nỗi oan này khắc ghi từ tận đáy lòng."


Một tiếng đao phủ chém xuống khiến cả rừng khi gần đó rung mạnh, trời đất dần sập tới, tiếng sấm chớp như bùng nổ khắp pháp trường.


Tiếng khóc Chi Viên vang vọng, thấu tận trời xanh.


Các vị quan bắt buộc chọn một vị vua mới, đất nước không thể một ngày không có vua. Phe cánh của Nguyễn Thị Anh lúc này hành động. Các quan trung thần dựa theo luật, cứ thế đưa thái tử lên làm vua. Nguyễn Thị  lấy hiệu là Tuyên Từ Văn Hoàng Thái Hậu, thay vua nhiếp chính. Vì lúc ấy, Lê Bang Cơ mới có một tuổi. 


Bẵng một thời gian yên ả. Chắc cũng ngang ngửa mười năm. 


Hoàng thái hậu nói với tỳ nữ thân cận: 


“Lê Nghi Dân dạo đây chẳng thấy động tĩnh, ta lo sợ hắn ta có ngày làm phản.”


“Bẩm, nương nương, người hãy nghĩ xem, hoàng tử vốn không được lòng các quan, chẳng có phe cánh bao nhiêu. Vốn dĩ chỉ là một hoàng tử phế vật. Dù có làm phản, cũng chẳng ai giúp.”


Hoàng thái hậu nghe những lời đó cũng yên tâm phần nào. Bà nhẹ nhàng đặt lưng lên chiếc ghế êm ái của mình, thở phào nhẹ nhõm.


Lê Nghi Dân, người con trai cả của Lê Thái Tông, tất nhiên hắn được phong làm thái tử từ khi còn còn bé. Từ tấm bé, hắn đã được nuông chiều, nhưng lại bị trói buộc ở cái ngôi vị thái tử. Và hắn lấy điều đó là điều đương nhiên. Mẫu thân của Nghi Dân, được Lê Thái Tông là Dương Phi, một trong các phi tần. Dương Thị Bí vốn sắc đẹp trời ban, nên không thể không màng tới, sủng tận đến trời xanh. Ai cũng thế thôi, ỷ vua sủng ái sinh ra tính tình kiêu căng. Trong hậu cung, ai cũng ganh ghét. Bà ỷ sinh được con trai chắc chắn sẽ lập ngôi vị thái tử, càng thế vua còn yêu chiều bà hơn. Bà chẳng cần ngôi vị hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ, cứ thế mà sinh ra cái tính kiêu căng. Gặp hoàng hậu, bà cũng lờ đi, không thèm cúi mình thỉnh an, những phi tần khác bà tỏ thái độ hạ cố. Lê Thái Tông cũng muốn bỏ qua nhưng càng ngày quá quắt, vua chẳng chịu nổi giáng xuống làm Chiêu Nghi, cũng mong cho Dương phi thay đổi tính tình. Người người hậu cung kêu rằng, bà cậy thế kiêu căng, lăng loàn lắm. Nào ngờ, Dương phi sinh ra trong lòng căm phẫn, ngày càng làm những chuyện tày trời, Lê Thái Tông giận quá, giáng xuống làm thường dân. Đã thế, vua còn chiếu cáo thiên hạ rằng này ngôi vị thái tử chưa định. Bà tức lắm.


Xảy ra việc đó, Lê Nghi Dân càng căm ghét triều đình. Nay vua cha mất, các quan lại đưa một đứa trẻ vắt mũi chưa sạch lên ngôi, vốn dĩ Dương Thị Bí và Nguyễn Thị Anh cũng là kẻ địch, ngay khi mẫu thân bị phế xuống làm thứ dân, bà ta và Bang Cơ được phong làm hoàng hậu và thái tử. Nghi Dân trong lòng càng nảy lên ý tưởng điên rồ.


Người ngoài nói, Nghi Dân có cái vẻ đẹp của mẹ hắn. Khuôn mặt này khiến nhiều thiếu nữ rung động. Ngay cả quận chúa An Lạc ngỏ ý giúp hắn giành ngôi, nhưng tên đó vốn là một kẻ kiêu căng, không chịu khuất phục. Chẳng lẽ để một tên chư hầu dắt mũi quay vòng vòng.


Vào năm 1459. Cái ngày cậu nhóc lên 12 tuổi, có thể tự nắm chính quyền. Thái hậu Tuyên từ lui về. Tuổi còn trẻ, nhưng lại được lòng các quan. Tài không đợi tuổi, chẳng thể đoán được, Lê Bang Cơ là một vị vua chứng trực như thế nào. Và họ có thể cảm nhận, vị vua trẻ này giống hệt tiên hoàng đã mất. Nhưng sự việc tốt đẹp chưa được bao lâu, anh trai chàng lại có động tĩnh xấu. 


Nghi Dân dẫn theo một toán binh lính hắn mua chuộc từ trước, tiến quân về phía cung cấm, giết sạch đám thị vệ.


Sau cùng, cô đơn độc mã, kéo lê thanh kiếm trải dài khắp cung của hoàng thái hậu. Hắn đứng trước gương mặt của bà đang trở nên sợ hãi:


"Ngươi rốt cuộc cũng đến sao?”


Đêm hôm trước, bà gặp ác mộng, cũng là lúc cái cảnh này xuất hiện trong đầu của bà. Bà chẳng thể nào ngờ, hắn ngông cuồng, dám tiến vào cung cấm. Nghi Dân chỉ lạnh nhạt trả lời:


“Bà biết sao?.”


Tuyên từ thái hậu mỉm cười nhìn hắn, rồi lại liếc nhìn thanh kiếm trên tay:


"Đáng lý ra, ai gia không nên tha cho mẹ con hai ngươi." 


Nghi Dân cười khẩy:


"Xuống hoàng tuyền đoàn tụ cùng chồng bà đi. Bà vốn dĩ thông minh mà." 


Vừa dứt lời thanh kiếm hạ xuống, máu bắn nhuộm đỏ cả khung cửa trắng.


Hắn ta nhoẻn miệng cười, gương mặt đầy máu tanh. Chậm rãi đi về hướng tẩm cung của Lê Bang Cơ. 


Hai tên thị vệ bên ngoài bị giết sạch, thái giám nghe tiếng động lạ mà dòm ra ngoài. Chợt thấy bộ dạng gớm ghiếc của Lê Nghi Dân, thái giám cảm thấy chuyện chẳng lành. 


"Bệ hạ, người mau đi đi. Nhanh lên!" 


Lê Bang Cơ đang tĩnh dưỡng, nhìn bộ dạng gấp gáp của tên thái giám mà cười trừ:


"Ngươi làm gì mà gấp gáp thế, là ai ngoài cửa?" 


Thái giám mặt mày tím ngắt, nói không ra hơi:


"Dạ bẩm...là..."


"Là ta!" 


Tiếng nói phía sau vọng vào, không biết hắn đã vào tự lúc nào. Lê Bang Cơ thấy anh mình, người ngợm đầy máu trong lòng như lửa đốt, vội vàng lao tới ôm chầm hắn:


"Anh, cái bộ dạng đó. Làm sao." 


Hắn cười một tràng, khuôn mặt lộ rõ dáng vẻ thích thú khi thấy cái bộ dạng ngây thơ vốn có của nó. Hắn biết mà, em trai hắn. Lê Nghi Dân hiểu rõ hơn bất kỳ ai. 


"Em trai, ta bị đám binh sĩ đó tưởng lầm là một tên tạo phản đã ra tay với ta, em trai không để ý, ta lỡ tay giết người của em chứ?" 


Lê Bang Cơ cảm thấy có chuyện gì không đúng lắm, hai tay buông thõng, ánh mắt có chút sợ hãi. 


"Em thông minh mà em trai, chắc là đã hiểu." 


Gương mặt Lê Bang Cơ trông kinh hãi lắm, ngay khi thái giám đổ gục xuống dưới chân mình, chàng đang run rẩy sợ hãi, quang cảnh đột nhiên tĩnh lặng đến lạ thường:


"Tại sao?" 


"Làm sao đây. Chính ta, cũng chẳng biết vì sao?" 


Lê Bang Cơ nằm sõng soài ở đất chỉ vì một lưỡi đao kiếm vô tình. Ánh mắt khi chết không hề nhắm lại, bàn tay cố gắng gượng nắm chặt lấy gấu áo hắn không hề buông:


"Anh...trai...em..."


Hắn lạnh nhạt đá thi thể đang dần lạnh ngắt của em trai sang một bên:


"Đừng có gọi ta là anh trai ngươi. Đừng bao giờ!"


Đầu năm 1460, trời không một giọt mưa. Đến khi đưa linh cữu của hai vị hiền đức vào Kinh Niên, ông trời mới khóc thương, mưa trút nước không ngừng. 


Hôm sau, Nghi Dân ung dung bước lên ngai vàng, mặc long bào trước sự bất mãn từ các quan đại thần, nhất là phe cánh của Nguyễn Thị Anh.


Đầu năm 1460, suốt thời gian đó không hề có một giọt mưa. Thời tiết hanh khô, cực kỳ khó chịu. 


Các quan đều cho rằng, giết vua là điều trái với luân thường đạo lý nên không chịu khuất phục ông này. Còn có ý độ tạo phản, lật đổ Nghi Dân. 


Lúc này Tư Thành cũng đủ 18 tuổi, người con trai thứ của Thái Tông. Một người văn võ song toàn, còn phải nói, chàng là một kiểu người vừa có đức, vừa có tài. Các quan nghĩ đến thế, lật đổ Nghi Dân đưa Tư Thành lên ngôi, lấy hiệu là Lê Thánh Tông. 


Cũng thật mừng, Đại Việt lúc ấy cũng trở nên yên bình. Tuy nhiên, những câu chuyện ở cung đình, đều bị người ta đồn đại khắp nơi ngoài kinh thành, ai ai cũng biết. 


Nghi Dân bị quan lại lật đổ ngay sau đó, các quan lại đề bạt Tư Thành. Một người chính trực và cầu toàn. 


Năm Canh Thìn, 1460, Tư Thành lên ngôi lấy hiệu là Lê Thánh Tông.


Tư Thành đã thể hiện được là một vị vua anh minh lỗi lạc, không khác gì tiên hoàng. Ngay khi lên ngôi, bản thân ngồi họp cùng các quan, thay đổi đất nước, ngày một tiến lên. Ngay từ buổi lên triều đầu tiên, Lê Thánh Tông lặp lại lời Lê Thái Tông từng dạy


“Đạo làm vua cốt yếu hai điều Trên yêu vua, dưới yêu dân. Yêu vua phải hết lòng, yêu dân phải hết lòng thành mới thôi. Nay ta ban phát, miễn phí thuế cho dân trong vòng một năm, xem như đây là quà ta ban tặng cho dân chúng.”


Các quan nghe thế lại vô cùng hài lòng, chắp tay cúi rạp người cung kính:


“Thánh thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.”


Mà có mấy ai biết, Lê Khắc Xương, hiện nay được ban Tân Bình vương là em trai ruột của Lê Nghi Dân, ấy vậy mà lại thân thiết với Tư Thành hơn cả anh mình. Tân Bình vương không để bản thân cuốn vào vòng xoáy tranh chấp của các anh trai, cứ lẳng lặng mà sống qua ngày. Muốn thế, cả gia đình dời chỗ ở, rời xa chốn xa hoa của Thăng Long, ẩn dật mà sống.


Lê Thánh Tông cũng giống với Lê Thái Tông ngày trước, ông thích đi ngao du đâu đó hơn là vùi mình trong cái đống tấu sớ và hôm nay ông cũng phải trốn đi cho bằng được. Cũng đâu thể ra ngoài mà không mang theo thuộc hạ. Lê Thánh Tông chọn thái giám Lê Đức theo hầu. Tên này phục vụ cũng hề tệ.


Văng vẳng bên tai là tiếng trống kèn, tiếng đàn sáo trông thật rộn ràng. Kinh thành tổ chức hội xuân, mừng đất nước yên bình, cầu cho nhà nhà bình an. Vua thấy thế cũng vui lây. Nhưng cốt yếu chuyến đi này không nằm ở hội xuân của kinh thành, mà là  hướng đến con đường về tới làng Phan, cũng cốt yếu thăm nom người anh trai đang ở xa nơi đây.


Làng Phan cách kinh thành cũng phải 10 vạn dặm, mất cả một ngày đi ngựa. Cảnh đìu hiu của vùng quê làng Phan được hiện ratrước mắt vua. Ông chỉ có thể thở dài tặc lưỡi. 


“Làm sao có thể khác một trời, một vực thế này?”


Tuy nhiên, tiếng cười nói của trẻ con làng này vẫn còn. Chúng líu lo nhảy bước chân sáo giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát. Cũng chẳng hề quan tâm đến vị khách lạ mặt này bước vào làng. Căn nhà của anh trai sâu tận cuối làng, ông đã đến đây một lần, xem ra họ không chào đón như lần đầu gặp mặt.


Căn nhà tranh được hiện ra trước mắt, trông nó còn khá khẩm hơn những nhà khác nhờ có cái hiên trước sân nhà. Vợ của Lê Khắc Xương còn đang lúi cúi quét sân, mặc một chiếc áo chỉnh tề bằng lụa làng Vạn Phúc. Bà chợt thấy bóng dáng của Lê Thánh Tông từ ngoài xa, gương mặt trông rạng rỡ hẳn. Bà chạy vội vào nhà, tâm trạng phấn khởi mà bảo với chồng.


“Chàng mau ra xem, hôm nay có khách quý đến thăm.”


Mà lúc này, Lê Khắc Xương còn đang phân phát phần tiền mừng tuổi cho hai đứa trẻ. Cũng là tập tục của làng Phan từ cha ông đời trước. Ông cười cười nói với vợ:


“Khách quý nào chứ, hai đứa nhỏ đang đang đợi tiền mừng tuổi sáng mắt ra đây.”


Bà mỉm cười tươi hơn, bà đánh yêu chồng một cái:


“Là em trai ông đấy, còn khách quý nào chứ.”


Ông dừng lại một chút, bản thân đúng là có phần ngạc nhiên. Đặc biệt dặn dò hai đứa nhỏ ở yên trong nhà. Chúng đều là những đứa trẻ ngoan. Một nam, một nữ, chung đều là học trò của Lê Khắc Xương. 


Ở đây cũng có phần chán chường, Lê Khắc Xương mới bàn cùng vợ, dạy miễn phí cho những đứa trẻ trong làng, một thầy đồ tốt bụng. Sách trong nhà, còn nhiều lắm, ông cứ nom theo đó mà dạy. Quanh đi quẩn lại, hội xuân mới có hai đứa trẻ này tới thăm và ông trưởng làng.


Ông ăn mặc chỉnh tề, chỉnh chỉnh phần tóc, chiếc mấn đội trên đầu cũng được vợ chỉnh lại giúp.


Ông xởi lởi bước ra, trông hân hoan lắm. Mà á, những đứa trẻ này có phần ngỗ nghịch, một khi đã dặn dò cẩn thận, chúng lại càng thêm tò mò. Hai đứa trẻ còn nấp sau cánh cửa, chồm nhau mà ngó ra ngoài, thắc mắc vị khách quý này như thế nào.


Trên người tỏ ra một khí chất của những công tử giàu có đến từ kinh thành, tụi nhỏ đoán thế. Gương mặt trông sáng sủa, tinh tế lắm. Chiếc mấn đội trên đầu cũng thuộc dạng đắt tiền, cũng phải mấy nén vàng.


Hai người ôm chầm nhau:


"Cũng đã lâu không gặp, hoàng huynh."


"Hoàng đệ, lại đến tận đây sao. Đường xá đã vốn xa xôi.”


Lê Thánh Tông khụt khịt mũi, bắt tay lia lịa. Mắt dáo dác nhìn xung quanh căn nhà. Thật, tại sao anh trai có thể sống ở một nơi thế này, ông không hiểu được. Hai cái đầu nhỏ xíu lấp ló đằng sau cánh cửa gỗ khiến ông có chút tò mò.


“Hai đứa trẻ kia?”


“Chúng đều là học trò của ta.”


Lê Thánh Tông mơ hồ nhìn Khắc Xương. Không nghĩ rằng ông sẽ nhận học trò. Trong lòng lại như lửa đốt, không thể không nguôi.


Vua cúi xuống hai đứa trẻ, đưa cho mỗi đứa hai nén vàng, mặt chúng lại cau mày nhìn chằm chặp vị công tử trước mặt, trong khi còn đang giấu sau lưng phong bì lộc ở đằng sau lưng:


“Ta mừng tuổi hai con.”


“Không thưa đại nhân, chúng con muốn nhận bằng phong bao màu đỏ.”


Hai đứa trẻ nói, rồi nhanh chóng đi, để lại cho vua còn đang bất ngờ về hành động của chúng. Vua còn  nghe loáng thoáng chúng nói về mình trước ngoài sân trước, từ chính miệng thằng nhóc trên đầu chỉ có chỏm ba lá.


"Tôi nói cho Rùa nghe, ông ta là một kẻ dê xồm. Xem kìa cái gương mặt hắn ta như thế này này. Gào gào." 


Vua im lặng hồi lâu, chắc đang tức giận lắm, thử hỏi một vị vua anh dũng thế này lại bị đám nhóc chê bai thành một anh chàng dê xồm. Chúng lại có thể nói to như thế, cốt yếu để vị công tử này nghe. Lê Khắc Xương biết em trai mình đang tức giận, còn đang cố kìm nén chúng, trông Khắc Xương vui lắm, cười tủm tỉm hoài.


“Thôi nào, chúng ta vào trong.”


Ngộ nhận là một kẻ không nhỏ nhen, vua chắc chắn lại phải mỉm cười thật tươi cho qua loa chuyện.


“Trẫm không nghĩ, hoàng huynh lại nhận học trò đấy?”


Khắc Xương rót một tách trà nóng, đưa cho Thánh Tông:


“Nơi đây không hề có lấy một thầy đồ trong làng, ta lại là một kẻ biết chữ duy nhất. Chẳng lẽ để dân chịu thiệt.”


Thấy vua lại gật gù làm thinh, Khắc Xương mới hỏi.


“Việc gì làm cho hoàng đệ đây lại phải rầu rĩ thế?”


“Trẫm đã giải quyết gần hết vụ án Lệ Chi Viên, nhưng trong lòng vẫn thấy bứt rứt lắm.”


Khắc Xương gật gù:


“Cũng phải thôi, vụ án đó đồn đọng lại cả mấy năm. Thử hỏi xem, lòng người không ai oán trách, ai mà ngờ, vua cha chết vì bệnh. Đệ đã làm tròn bổn phận của một vị vua rồi.”


Vua ngập ngừng một chút, ngước mặt lên nhìn phản ứng của anh trai:


“Lê Nghi Dân, hắn sẽ bị xử trảm vào sáng mai.”


Lê Khắc Xương im lặng, rồi lại đánh trống lảng:


“Sau này hoàng đệ tính làm thế nào?”


“Trẫm có dự định quét sạch tàn dư của Nguyễn Thị Anh, phe cánh của bà ta, mọc ra như nấm. Phải giải quyết triệt để, không còn sót lại mồng móng nguy hại nào.”


“Các quan triều đình công minh thì ít, tham quan thì nhiều. Nay trẫm muốn mở cuộc thi, chiêu dụ người tài như phụ hoàng ngày trước. Trẫm nghĩ mức thời gian này thực sự ổn định.”


Lê Khắc Xương nghe thế, mặt mày mừng rỡ:


“Ta muốn cho đệ xem thứ này.”


Vua thấy ông mang hai tập sách, chữ viết ở trên chi chít, nét chữ như rồng bay phượng múa, nhìn cứ một một cậu học trò giỏi viết vậy.


Lê Khắc Xương đưa cho vua hai tập thơ, vua nhìn chằm chằm vào nét chữ, có đôi lúc nét chữ bị nhòe vì mực lem ra. Nhưng trông vẫn đẹp lắm:


“Chẳng lẽ, hoàng huynh còn học trò tài giỏi nào khác sao, hay là một thầy đồ? Nhìn nét chữ ở đây xem, trông chúng thật như biết múa. Văn thơ rất có vần. Bên đây là nét chữ của một cô gái, văn thơ tuy không xuất sắc, nhưng không phải là quá tệ.”


Lê Khắc Xương hơi cau mày:


“Đệ đánh giá thấp năng lực của học trò ta thấp quá rồi đấy.”


“Đây vốn là nét chữ của một người trưởng thành. Thế sao lại...”


Lê Khắc Xương hân hoan lắm, ông nhún vai, vô cùng tự mãn.