2
0
3391 chữ

Cỡ chữ

Màu nền

Hồi 2: Học trò Lê Thanh


Thằng nhóc Lê Thanh, trên tóc chỉ có mó chỏm ba lá. Chiếc quần dài mỏng nó xắn ngang đến đầu gối, cái áo bà ba trên người là những lỗ rách chắp vá với đường kim mũi chỉ vô cùng chắc chắn và đẹp mắt.


Nhà nhỏ Rùa to hơn nhiều so với nhà thằng Thanh. Ấy thế mà, lúc nào thằng nhóc cũng phải dắt con bé về nhà, chẳng là nó bị yếu bóng vía. À, có lẽ chỉ trước mặt thằng Thanh thôi.


“Ôi trời, đó là vườn chuối nhà tôi. Ai lại, đi cắt thế bao giờ.”


Gần khu nhà nhỏ Rùa, có cả một vườn chuối bự, thứ này có từ tổ tiên nhà nó rồi. Cả làng ai cũng biết. Mà muốn lấy cũng phải nhờ tới nhỏ này. Bởi thế, không thấy không thấy nói với nhỏ, Rùa bực lắm. 


Nhỏ xắn tay áo lên, Lê Thanh lại có cảm giác chẳng lành, lôi nhỏ về liền. Chẳng dám cho bước thứ hai.


“Để tôi.”


Nó nói, vỗ ngực tự hào với nhỏ. Thằng nhóc này muốn chứng tỏ cho nhỏ Rùa xem sự thông minh của nó. Thằng Thanh không ngại phô trương cái sự thông minh vốn có này của mình. Thường thì nó hay bị gọi là một kiêu ngạo ngút trời, nhưng mặc kệ sự đời. Thì cứ thế mà kiêu ngạo thôi, vì nó làm được.


Nó tự tin như vậy.


Nhìn từ đằng xa, đó hình như là hình ảnh của một tên lính ở chỗ quan huyện. Thằng Thanh thầm chửi thề trong lòng. Tuổi còn nhỏ, nhưng nó biết rằng những tên quan này đều là những kẻ ức hiếp dân làng. Người ta hay nói quan như từ mẫu, nhưng thật chất, tên quan này là một lão già với cái đầu trần trụi với thân hình béo ú ục ịch. Chủ nào thì tớ đấy, tên lính này quả thật đang trộm chuối nhà nhỏ Rùa. Còn làm chuyện xằng bậy, xấu hổ này ngay ở ban ngày.


"Anh đang làm gì ở chỗ này. Nếu muốn đi đại tiện, không lựa chỗ khác mà đi." 


Bị Lê Thanh nói thế, tên lính này đỏ mặt tía tai, quát tháo thằng nhỏ. 


"Mày thì biết cái gì, mày không biết quan trên huyện à. Quan sai tao đi hái chuối đấy. Chỉ có bên này, chuối mới to và ngon thôi." 


Nhỏ Rùa nghe thế, cũng tức lắm, nó sửng cồ:


"Anh nói thế mà nghe được. Đây là vườn chuối của nhà ai anh biết không? Này gọi là ăn cắp đấy." 


Tên lính này nghe thế, cũng nổi đóa lên:


"Ha, mày biết quan huyện là như thế nào không. Tao ăn cắp đấy rồi sao? Mà cũng đâu phải ăn cắp, nằm trong tay quan là của quan." 


Tên lính nói rồi lại đi một nước. Lê Thanh cũng nổi cơn điên, cầm một cục đá mà nó thấy ở cạnh cây chuối. Chun cột tóc thì nhỏ Rùa luôn luôn có sẵn, chỉ cần mượn của nó bắn một phát. 


Hắn la oai oái, quay đầu lại trừng mắt nhìn Lê Thanh. 


"Mày đụng tới tao, là đụng tới quan huyện. Cha chả nhà mày. Vườn này bây giờ là của tao. Tao lính của quan Từ Hải đây."


Lê Thánh Tông lúc này cũng đang trên đường trở về, nghe tiếng la oai oái ngoài đầu làng. Cũng trở nên hiếu kỳ, ra lệnh cho tên Lê Đức, xem xét tình hình ở phía trước. 


Lê Đức trở về, lão nói:


"Bẩm, hoàng thượng. Phía trước là hai đứa trẻ học trò của Tân Bình vương. Chúng đang cãi nhau với tên lính của quan huyện, nghe đâu là hái trộm vườn chuối của ông thầy thuốc trong làng."


Vua cũng bất bình thay, Thánh Tông trả lời:


"Giữa ban ngày ban mặt, ăn cắp trắng trợn nhà người dân. Lính lác kiểu gì thế kia."


Vừa rảo bước tới nơi, cái gậy của tên lính đã vung tới gần những đứa trẻ. Chân Lê Thanh cũng gạt phắt cây gậy sang một bên, tên thị vệ lúc nãy bên cạnh vua từ đâu lao tới che chắn cho hai đứa trẻ. 


"Ngươi làm cái quái gì thế?" 


Sức ép từ bốn phía bủa vây tới tên lính. Thật sự mà nói, hắn nhìn người này từ trên xuống dưới. Không phải là một phú ông giàu có, thì lại là một chức quan cao trọng. Không phải là một người dễ đụng, còn cả tùy tùng theo phía sau. Thị vệ này, cũng là một kẻ không tầm thường.


"Dạ bẩm, người xem, hai đứa trẻ này đi la cà, xen vào chuyện của người lớn, thật chẳng biết phép tắc." 


Vua nổi trận lôi đình, ông nói:


"Đừng có mà kinh thường một đứa trẻ. Ngươi là lính lác của ai mà dám gây chuyện, cướp của người dân." 


"Dạ bẩm, con là lính của quan huyện Từ Hải. Quan rất yêu thương dân ạ, quan sai chúng con hái ít chuối về để đãi dân ạ." 


"Nói láo, rõ ràng tên đấy nói láo." 


Rùa không chịu ngồi yên, xắn tay áo chuẩn bị tinh thần vặt trụi tóc của tên lính. 


"Ngươi về nói với quan của ngươi, Đại Lý Tự sẽ có cách giải quyết." 


Lê Đức đưa một lệnh bài ra, Lê Thanh không biết đó là gì nhưng chạm khắc tinh xảo. Bên trên có nạm hình rồng vàng. 


Tên lính sợ xanh mặt, tay chân luống cuống chạy vọt đi. Vua nhìn hai đứa trẻ tay chân lấm lem bùn đất rồi hỏi chúng:


"Đây là vườn của ai, ta đền thay mấy nải chuối." 


"Dạ bẩm, đây là vườn chuối nhà cha con ạ." 


Thằng Lê Thanh cau mày, trông ghét người đứng trước ra mặt, không những thế tay kéo con bé Rùa sang một bên. Lê Thanh nghĩ rằng đám người này chẳng tốt lành gì, thử nghĩ xem, chẳng ai đưa tiền của mình ra cho không như thế. Dù cho là anh em của thầy chàng cũng không khinh suất, ăn mặc trông thật đắt tiền, đoàn tùy tùng theo bên cạnh cũng đông đảo. Một tên thiếu gia giàu có này thật sự không nên tin tưởng. Ừ đấy, vì có lẽ hắn ta là một tên dê xồm.


“Ta đền cho con một thỏi vàng, coi như xin lỗi thay người bạn của ta. Khi trở về, ta sẽ cho hắn một bài học chính đáng.”


Con bé Rùa kêu lên:


“Vậy thì tuyệt, chắc chắn chắc chức vụ của đại nhân cao hơn cả hắn ta.”


Vua nghe thế, cũng tự đắc vô cùng. Trong lòng thầm nghĩ, quả là một cô bé thông minh, chỉ cần nhìn sơ thôi cũng biết điều đó. Vâng vâng, ta đây chính là dưới một người, trên vạn người đấy.


“Đại nhân có chắc điều đó hay không?”


“Gì cơ?”


“Đại nhân có chắc chắn rằng chỉ cần khiển trách thì hắn ta sẽ không tái phạm không. Điều đó khó xảy ra lắm thưa đại nhân.”


Chàng dõng dạc nói tiếp:


“Đại nhân nghĩ rằng, một con người có thể sửa đổi ngay khi bản thân không hề nhận ra lỗi sai ấy ngay cả khi bị trách phạt nhẹ nhàng sao? Thầy con đã dạy rằng: “Quốc phải có quốc pháp, gia phải có gia quy.” Như thế mới được lòng dân chúng, thiên hạ thái bình. Kẻ có tội càng phải chịu phạt nặng, để làm gương ạ.”


Nghe những lời đó từ đứa trẻ 12 tuổi, vua cũng lấy làm kinh ngạc. Rồi lại suy nghĩ tới lui, không bao giờ ngừng lại những lời nói đó. Ông rất ấn tượng với chúng ngay cả khi quay về kinh thành, một suy nghĩ táo bạo vụt ra đầu của Lê Thánh Tông một cách bất chợt:


“Nếu giả sử chúng chúng ta dùng Lê Thanh làm một con cờ?”


Lê Đức có phần ngạc nhiên nhìn hoàng thượng trước mặt:


"Chẳng lẽ, hoàng thượng muốn dùng một đứa trẻ 12 tuổi sao?" 


"Không, trẫm sẽ nuôi dưỡng nó thành người của trẫm. Nếu như thế, Lê Khắc Xương chẳng còn dám lộng hành gì nữa".


Lê Đức đưa tách trà lên dâng cho vua rồi nói:


"Có lẽ, nô tài có ý này hay hơn. Thái tử cũng trạc tuổi họ. Không mấy...?" 


"Ý khanh là muốn để cho đám trẻ này trở thành bạn sao?" 


"Bẩm hoàng thượng, thái tử dù sao cũng chỉ nghe theo lời của người. Cũng tình nghĩa anh em, cớ sao lại không giúp đỡ. Đứa trẻ đó cũng có tài, sau này rất có ích cho đất nước ta. Người thử nghĩ xem, những đứa trẻ này nói chuyện lại dễ dàng hơn."


Vua gật gù cũng đồng tình, thái tử Lê Hiến Tông con trai ông nay cũng đã mười hai tuổi. Là một đứa trẻ có nét đẹp, hiền lành và ngay thẳng. Quả thật là một đứa trẻ triển vọng, nếu đi theo Lê Khắc Xương, không chừng lại giúp ích được cho ngôi vị sau này. Vua nghe thế biết là có một món hời bèn cho gọi thái tử:


"Khởi bẩm phụ hoàng, người cho gọi con?" 


"Chuyện học của con, từ lâu ta đã không màng tới. Lâu nay, trẫm tin tưởng về cái nghề Ngự sử đài Nguyên Bính. Nhưng có lẽ cũng đã đến tuổi, không còn minh mẫn như trước. Nay con hãy đến ở cùng Tân Bình vương, anh trai của ta để học hỏi đi. Khi nào trẫm ra lệnh, ngươi mới được trở về." 


"Nhưng, thưa phụ hoàng!" 


Nghe thế, Lê Hiến Tông có chút bất mãn vô cùng. Mới đi vi hành cách đây không lâu, vua cha lại có suy nghĩ kỳ lạ đó. Thử hỏi xem, người hoàng thúc đó của cậu đang ở nơi xó xỉnh nào đó xa kinh thành. Lại bắt mình học tập ở đó, đùa sao? Cậu nhóc không muốn!


"Ý trẫm đã quyết đừng mong thay đổi." 


"Nhưng thưa phụ hoàng, rõ ràng con đang học rất tốt?" 


"Sức của con không bằng tiên hoàng em trai ta khi còn đang trị vì, còn dám nói câu đó sao? Ý trẫm đã quyết thì đừng mong thay đổi. Dẹp cái ý nghĩ chơi bời của ngươi lại. Ngươi nghĩ trẫm không biết ngươi làm gì ở Ngự sử đài hay sao!"


Vua tức giận, cầm ngay tách trà nóng hổi mà Lê Đức vừa đưa cho, ném thẳng vào người Lê Hiến Tông. 


Anh chàng này, thông minh và tài đức. Đứa trẻ y hệt như Lê Thanh vậy, nhưng lại thích vẽ. Sự mê muội về vẽ tranh bị Nguyên Bính nhìn thấu, thật sự thái tử vẽ rất đẹp, từ khi còn là tấm bé. Chàng ta có thể vẽ lại cái bản đồ Đại Việt ngay cả khi chỉ mới 12 tuổi. 


Nhưng Lê Thánh Tông nào muốn cho chàng theo cái niềm đam mê cháy bỏng của vẽ. Chàng thích vẽ, thích cầm bút, đó là thú vui khiến Hiến Tông không còn cô độc trong chính hoàng cung lạnh lẽo này. Chẳng có lấy một người bạn. 


Nguyên Bính cho phép chàng vẽ, một ngày chàng vẽ những mười hai bức liền. Đều là những tranh phong cảnh hữu tình, những tập tranh lại được cất giấu kỹ càng. Ấy thế mà phụ hoàng giờ đây lại phát hiện ra nó. Hiến Tông không thể chối cãi:


"Nhưng thưa phụ hoàng, chuyện vẽ vời thì liên quan gì tới quốc sự, con có thể làm tốt cả hai việc." 


"Im miệng, ngay bây giờ cùng thị vệ Mạc Lê Hoành đến với Tân Bình vương đi. Ở đó cho đến khi thành tài." 


Lê Hiến Tông bức xúc lắm, nhưng phụ hoàng nói thế thì nào dám cãi lời. Đến bước này, chàng chỉ có thể mè nheo với Hoàng thái hậu. 


Hoàng thái hậu vốn dĩ yêu thương chàng, luôn yêu chiều từ khi còn bé. Cũng biết về những bức tranh mà chàng vẽ, Hiến Tông một mực tìm hoàng tổ mẫu. 


Thái hậu là người hiền lành, lại vô cùng thương cháu. Chẳng cần Lê Hiến Tông báo cáo, tin tức đã tới tai thái hậu. Bà bực lắm, đùng đùng nổi trận lôi đình đến điện Cần Chánh.


Điện Cần Chánh cách cung hoàng thái hậu cũng gần đi chừng vài bước là tới. Điện Cần Chánh có cái sự uy nghi của nó, những thứ chạm khắc vàng ròng, biểu tượng rồng lại càng trở nên phổ biến. Đầu rồng to hơn thân, cả thân uốn lượn như như bay lên trời. Bên tả, bên hữu lại hai tì nữ cầm chiếc quạt mo mà quạt liên tục. Thái giám liên tục bưng những tách trà nóng hổi, hoàng thượng liên tục bận bịu tấu chương không để ý một chút tới Lê Hiến Tông đang run cầm cập ở dưới. Vua mặc áo hoàng bào, đội mũ Xung Thiên tráng lệ, ngồi lên Bảo tọa. Thường phê duyệt tấu chương, ông cũng an toạ tại nơi đây. Ông chỉ ngẩng đầu lên khi nghe tin thái hậu hạ giá. 


Bà khóc lóc kêu rằng:


"Hỡi ôi con tôi, dù sao Hiến Tông cũng là cháu của ai gia. Ai gia làm sao nỡ để cho thằng bé đến nơi xó xỉnh như phủ Tân Bình vương được chứ? Con lại có suy nghĩ kỳ lạ như thế?"


Lê Thánh Tông bước xuống, nhìn chằm chằm vào Lê Hiến Tông rồi tươi cười chào đón Hoàng thái hậu:


"Mẫu hậu, người đừng nói thế. Con chủ yếu cũng để thằng bé học hỏi." 


Thái hậu không tin, cứ vặt lại:


"Trong cái Tử Cấm Thành này, chẳng lẽ những quan lại không lấy một anh tài kiệt tuấn. Nguyên Bính rõ ràng đang dạy dỗ rất tốt, ai gia thật không hiểu được."


Lê Hiến Tông núp sau lưng hoàng thái hậu, đầu liên tục gật gù rồi tránh né ánh nhìn của Lê Thánh Tông:


"Mẫu hậu, người không khoẻ, thì cứ nghỉ ngơi, trẫm còn dự định thăm người đây."


Bà vỗ một cái đét vào đùi Lê Thánh Tông, bà nói:


"Đừng có mà đánh trống lảng, trả lời ai gia. Ai gia không đồng ý việc cháu cưng của ta đến cái nơi xó xỉnh đó đâu." 


"Ây gia, mẫu hậu. Con nói người nghe, ở cái Tử Cấm Thành này, thằng bé ít người bạn chơi cùng. Mẫu hậu không biết chứ, hoàng huynh nhận thêm hai đồ đệ khác nữa, trông cũng là những đứa trẻ ưu tú lại rất hiền lành."


Nghe Lê Thánh Tông nói thế, hoàng thái hậu cũng có chút mềm lòng. Nhưng rồi lại sực nhớ điều gì đó rồi nói:


"Nhưng mà, cũng đâu sánh được với con của các quan lại trong triều đình. Ai ai cũng tri thức..."


"Được rồi, mẫu hậu. Không bàn cãi nữa, ý trẫm đã quyết như thế."


Lê Hiến Tông phụng phịu bước về cung thái tử. Mặc cho Hoàng thái hậu can ngăn, Lê Thánh Tông không bao giờ đổi ý. 


Vào buổi thiết triều sáng hôm sau, các quan lại đều có mặt đông đủ. Các quan hôm nay lại vẫn mặc Công phục Phốc Đầu cổ trụ, mũ Ô Sa, ăn mặc chỉnh tề, đầy đủ mà thiết triều. Duy chỉ trừ Nguyên Bính cáo bệnh xin nghỉ. Lê Thánh Tông biết ý, nhưng chẳng nói gì. Cuộc họp thường niên thì chỉ có thể, bá quan văn võ lại cứ đấu khẩu nhau ngay giữa triều. Còn ra thể thống gì. 


Phạm Lê Dực, là đại tướng quân hào hùng nhất của Lê Thánh Tông, cầm quân ngoài biên cương, nhiều lần thắng trận trở về. Vốn dĩ Phạm Lê Dực chỉ cần báo cáo bằng tấu sớ, nhưng rồi lại có mặt ở đây, các quan lại cũng tỏ ra bất mãn. Họ cho rằng Lê Dực là người không biết trời cao đất dày, còn cho rằng là một người kiêu căng. Nhưng mấy ai biết, chàng lại là người trung thành phò tá vua nhất. Phạm Lê Dực còn có quan hệ tốt với Lê Khắc Xương, có nhiều tin đồn cho rằng Phạm Lê Dực mưu đồ tạo phản cùng. Tin đồn này đều lan truyền ở bá quan văn võ, ngày ngày lên triều chỉ chỉ trỏ trỏ, nói to nhỏ mỗi ngày. 


Kẻ thường xuyên đối đầu với chàng là Mạc Văn Sử, có người nói rằng hắn văn hay chữ tốt, trình độ còn hơn cả Ngự sử đài Nguyên Bính. Đó là nhận xét của Lê Thánh Tông. Tuy văn hay chữ tốt, nhưng con người hắn cũng kỳ lạ. Luôn đấu khẩu với Phạm Lê Dực, một ngày không cãi nhau, là không chịu nổi.


Bắt nguồn từ vụ việc này cũng là do cháu gái của Văn Sử.


Cháu gái Văn Sử tình cờ được Lê Dực cứu bởi con trâu điên. Nên cũng từ đó mà sinh ra tình cảm ái mộ, nàng là đệ nhất mỹ nhân kinh thành, người người săn đón. Ấy thế mà lại tương tư Lê Dực. Mạc Văn Sử biết chuyện, lại còn cưng cô cháu gái này, nên xin hoàng thượng ban hôn. 


Lê Thánh Tông thấy việc này cũng không tệ, bản thân lại thích nghe chuyện tình yêu nam nữ. Nghe được chuyện tốt như thế, làm mai cho. 


Nhưng ngờ đâu, Phạm Lê Dực từ chối thẳng thừng. Mang cả sính lễ cưới hỏi trở về phủ nhà họ Mạc, nên ông tức lắm. Hoàng thượng nổi trận lôi đình, hỏi chuyện Lê Dực mới biết việc anh ta không có tâm trí dựng vợ gả chồng. Dù là trung thần, nhưng lại làm trái ý thánh chỉ, nên Lê Thánh Tông cũng giận lắm


Lê Dực dù sao cũng là vị tướng trẻ, lại còn được lòng hoàng thái hậu lẫn Lê Khắc Xương, Lê Thánh Tông không trách tội. Rồi Lê Thánh Tông không bàn tới chuyện cưới xin của Lê Dực nữa. Cho nên, từ đó Lê Dực và Mạc Văn Sử như nước sông không phạm nước giếng. Mãi mãi không đụng chạm. Mà có lỡ gặp nhau, cũng không thể không có lời ra tiếng vào. Cả hai cứ như thế thì có mà "già neo đứt dây." 


"Bẩm hoàng thượng, nước Chiêm đã có ý như thế. Chi bằng chúng ta cứ nhận lời. Hậu cung còn trống trải, nạp thêm một phi tần, cũng không vấn đề gì?" 


Đó là lời của Mạc Văn Sử, ông bước ra từ bên tả, cúi mình nhận xét. 


Chuyện là trong buổi thiết triều lần trước, đại tướng nước Chiêm đến thăm Đại Việt. Chúng nói rằng để chúc mừng vị vua mới của Đại Việt, nhưng thực chất ý đồ của nước Chiêm, Lê Thánh Tông hiểu rõ. Ông vừa mới đăng cơ, lại đến thăm hỏi nhiệt tình, nếu không đánh một cái trước. Nước Chiêm cứ thế mà coi Đại Việt không ra gì.  Hôm đó, vị đại tướng đó cũng nói rằng:


"Nước Chiêm cũng chẳng có vật phẩm gì đặc biệt, chỉ có một cô công chúa khuynh nước khuynh thành, vẻ đẹp của nàng có một không hai. Nay vua nước Chiêm có ý tặng cho Đại Việt, xem như là quà đăng cơ của vị vua mới Đại Việt. Kính chúc toàn thể Đại Việt an khang."


Đấy là nguyên văn lời của đại tướng nước Chiêm. 


Lê Thánh Tông cũng trả lời:


"Nhờ vị đại tướng hùng mạnh của nước Chiêm đây gửi lời cảm ơn từ vua Chiêm. Trẫm hết sức biết ơn và vui mừng. Còn chuyện công chúa, trẫm sẽ cho vua nước Chiêm một câu trả lời chính đáng. Hãy sắp xếp cho đại tướng đây một chỗ ở tốt nhất." 


Tên đại tướng ra vẻ mặt tự mãn lắm, hắn ta cúi chào theo phong tục nước Chiêm, rồi ung dung bước đi.