Làm thế nào để viết tiểu thuyết 80000 từ?
Vào 21/02/2022
💠 Viết 80.000 từ có khó không?
80.000 từ cho một cuốn tiểu thuyết, thoạt nghe sẽ thấy thật là nhiều.
Nếu viết 80.000 từ trong 1 ngày hay 1 tuần, chắc hẳn sẽ rất khó. Ngay cả ad nếu chỉ có một mình chắc chắn cũng sẽ không làm được.
Nhưng nếu viết trong vòng 9 tháng thì có còn khó không?
Ad sẽ làm một phép chia nhé.
80.000 từ chia cho 9 tháng, mỗi tháng mình sẽ viết khoảng 8889 từ.
Mỗi tuần mình viết khoảng: 2074 từ.
Mỗi ngày mình viết khoảng: 296 từ.
Đây là cách mà ad thường làm để giảm tải áp lực công việc, đó là chia nhỏ mục tiêu, mình sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều.
Mỗi ngày đều đặn viết 296 từ, trong vòng 9 tháng bạn hoàn toàn có thể hoàn thành một cuốn tiểu thuyết 80.000 từ.
Có nhiều cách để viết 80.000 từ trong vòng 9 tháng, bạn không nhất thiết phải viết đều đặn mỗi ngày 296 từ cho tới khi hoàn thành. Mà có thể chia từng khoảng thời gian cho từng mục tiêu cụ thể.
Ad có thể gợi ý cho bạn một cách này:
1. Xây dựng đề cương
- Hãy dành khoảng 1-2 tuần để làm đề cương và xây dựng hệ thống nhân vật. Đề cương giúp bạn định hướng được lộ trình sẽ viết. Hệ thống nhân vật giúp bạn có thể nhìn tổng quan được mối quan hệ nhân vật và viết bám sát vào đặc điểm của họ mà không bị chệch hướng ra khỏi đường ray của mình.
Ad có một tip nho nhỏ dành riêng cho việc xây dựng nhân vật, bạn có thể tham khảo tại đây: https://osach.net/chapters/2-lam-the-nao-de-xay-1084
Bạn có thể không cần viết đề cương, hoặc viết đề cương xong nhưng quá trình viết sẽ thay đổi và điều chỉnh đề cương. Nhưng tin ad đi, đề cương sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình viết, bạn sẽ không quên tình tiết chính ngay cả khi ngưng viết trong một khoảng thời gian, hoặc là viết song song nhiều tác phẩm cùng một lúc.
2. Viết nội dung chính của tiểu thuyết
- Sau khi có đề cương rồi thì bắt tay vào viết thôi. Đặt mục tiêu viết bao nhiêu chữ mỗi ngày, hoặc bao nhiêu chữ mỗi tuần, mình sẽ dành 1 đến 2 ngày trong tuần chỉ để tập trung viết. Khi viết thì chỉ mở đề cương và tránh xa các phương tiện có thể khiến bạn phân tâm xao nhãng việc viết. Hãy tưởng tượng ra bối cảnh tác phẩm trước mắt, bạn là một nhân vật trong đó để viết với những dòng cảm xúc chân thật nhất.
3. Biên tập tác phẩm
- Sau khi viết xong, việc quan trọng cuối cùng chính là biên tập lại tác phẩm.
Có 2 cách biên tập, cách 1 là ngay sau khi viết xong một chương, bạn đọc và soát lại lỗi trong chương. Thông thường cách này phù hợp cho việc soát lỗi chính tả và trình bày của chương.
Cách 2 là sau khi viết được nhiều chương, hoặc sau khi hoàn thành toàn bộ tác phẩm, bạn nghỉ ngơi vài ngày để quên đi tác phẩm bạn đã viết. Và sau đó đọc lại với tư cách một độc giả, để có thể cảm nhận tác phẩm theo một cách khác mới mẻ hơn.
4. Lắng nghe nhận xét
- Nếu có bạn đồng hành, cũng đừng ngại đưa cho họ đọc và nhờ họ để lại cảm nhận sau khi đọc tác phẩm của bạn. Không có bạn đồng hành thì bạn cũng có thể nhờ những độc giả trên Ổ Sách, hoặc chia sẻ link truyện lên facebook để lắng nghe ý kiến từ “bạn phây búc”. Hãy lắng nghe những ý kiến tích cực nhé, đó sẽ là động lực giúp chúng mình có thêm niềm vui khi viết lách đấy.
Lời cuối cùng, ad xin chúc các bạn sắp xếp được kế hoạch thành công để hoàn thành tác phẩm một cách tốt nhất nhé.
Viết lách có phải là hành trình cô đơn?
vào 09/03/2022
Câu chuyện người viếtCó khi nào bạn cảm thấy cô đơn khi viết lách không?
Khi nửa đêm lọc cọc gõ chữ giữa bốn bề yên tĩnh, còn cả nhà thì đang say ngủ?
Khi không ai hiểu tại sao giữa bao nghề ổn định và kiếm được nhiều tiền hơn mà bạn lại chọn viết lách?
Khi bạn viết bằng đam mê nhưng lại không...
Truyện Đông phương là gì? Những thể loại truyện Đông phương phổ biến
vào 31/05/2022
Giới thiệu sáchHiện nay rất nhiều độc giả lựa chọn truyện Đông phương để hiểu rõ hơn về văn hóa, tín ngưỡng và tập tục nơi đây. Thể loại truyện này luôn có một sức hấp dẫn riêng biệt. Ngoài ra, tiểu thuyết Đông phương cũng được chuyển thể thành phim và thu hút một lượng lớn khán giả. Vậy truyện Đông phương là gì? Những thể loại...