Hồi 4: Nhỏ Rùa
Nhỏ Rùa hay chú ý bàn học mới toanh ở phía dưới, nơi có chàng ta đang ngồi.
Lê Tranh bày biện mọi thứ cực kỳ đơn sơ, đối với chàng là thế. Nhưng thử nghĩ mà xem, chiếc bút đó chính là thứ mà nhỏ thường mong ước, nó có xuất xứ từ nước ngoài. Nước sơn bóng loáng, đầu cọ mượt vô cùng. Dưới đuôi bút còn khắc chữ Lê Tranh.
Lê Thanh không cảm thấy tò mò về chàng ta, chỉ thấy Lê Thanh liếc nhìn Lê Tranh với dáng vẻ bất mãn. Lê Tranh có chút rùng mình.
Tiết học trải qua rất êm đềm, tiếng dạy của Lê Khắc Xương cứ vang bên tai. Lũ trẻ ở dưới ghi ghi chép chép, tĩnh lặng như mây trôi.
Lê Thanh thích sự tĩnh lặng này, cái gió của mùa thu cứ thoang thoảng bay vào. Mùi của trái mận ngoài vườn chín quả, chàng có chút lơ đễnh nhìn ra phía vườn.
"Lê Thanh, Lê Tranh. Nhà ta có hai con gà, chúng khác nhau từ thể chất cho đến màu lông. Người ta nhìn vào cũng đủ biết chúng khác biệt. Ta hỏi hai con, hai con gà đó cần làm gì để chúng trở nên giống nhau. Vì người ta hay nói, chúng giống nhau quá mức không thể phân biệt?"
Chúng đều suy nghĩ một lúc, Lê Thanh lại trả lời nhanh hơn:
"Bọn chúng đều là gà mà thầy, mọi người đều giống nhau."
Lê Tranh hơi kinh ngạc một chút về chàng, nó nhìn chằm chằm rồi thấy ánh mắt của thầy như đang trông đợi câu trả lời của mình, chàng ta mới nói:
"Hai con gà đó quá khác biệt, người ta sẽ thường cưng con gà đẹp hơn. Con gà xấu thì bị làm thịt. Nhưng người ta đâu biết, bó đều có ích trong một lúc nào đó. Đúng không thầy? Theo con, hai con gà đó chẳng cần làm gì hết, chỉ cần làm đúng nhiệm vụ của mình mà thôi."
Thầy cười một tràng trên bục giảng, bỏ quyển sách đang cầm trên tay. Khắc Xương đi vòng vòng xung quanh, lại dừng chân ngay bên bàn nhỏ Rùa. Phát hiện con bé còn đang mải mê những sợi dây chun nhiều màu sắc. Thầy cầm lấy, nhét vào túi mặc cho sắc mặt của Rùa không được tốt cho lắm, điều đó khiến Lê Thanh phì cười bởi chàng đang muốn làm một người thật nghiêm túc. Lê Khắc Xương thao thao bất tuyệt
"Giống như người của bề trên và người dưới mặt đất. Họ đều khác biệt từ cách nói đến cách đi đứng, nhưng họ giống ta ở chỗ đều là con người. Nó là như thế."
Đám trẻ gật gù trông hiểu chuyện lắm.
Tiết học cũng đã kết thúc, hai đứa trẻ dọn bàn ghế lại vào một góc. Chúng nhìn chằm chằm Lê Tranh khi chàng đứng dậy và đi luôn.
Nhỏ Rùa hỏi:
"Này, tại sao ông lại không dọn bàn ghế."
Lê Tranh nói một cách đó là lẽ đương nhiên:
"Sẽ có người làm cho tôi thôi."
"Cái đồ..., nếu có chân có tay sao không làm. Ai rảnh mà làm cho ông."
Lê Tranh trừng mắt nhìn Rùa, trần đời chưa thấy ai như nàng ta. Dám nói một thái tử cao quý như thế. À, mà cũng phải nhịn, vì nàng ta đâu biết mình là thái tử.
Lúc này, thị vệ Long Đĩnh lúi cúi dọn dẹp, nhìn chàng ta có vẻ mệt nhóc lắm. Nàng Rùa đưa một tách trà nóng cho Long Đĩnh, chàng cảm khích không thôi, bẽn lẽn nhận lấy. Nó bưng những hộp bút trên bàn Lê Tranh, cất gọn vào một chỗ, ngúng nguẩy bước đi. Lê Khắc Xương đều thầy cả, ông chỉ buồn cười nhìn cái vẻ mặt tức tối của Lê Tranh.
Hai đứa trẻ luôn đi cùng nhau, Lê Tranh không dám nói lời nào. Cứ chốc chốc, người con gái lại quay lưng lại nhìn chàng.
Dì đưa cho hai đứa trẻ hai trái bắp luộc vừa nóng hổi, nó to và tròn những hạt bắp đều tăm tắp xung quanh. Trái bắp còn nóng hổi vì dì mới luộc.
"Dì à, trái bắp to quá."
Ở nhà nhỏ Rùa, làm gì có bắp luộc mà ăn. Bắp hiếm có lắm, phải ra tận kinh thành thì may ra những trái bắp nó mới to tròn như thế này.
Liễu Thị trả lời:
"Chỉ có ở kinh thành mới có thôi đó. Hồi trước, dì được người trong mang đến cho."
"A, hồi trước dì nói có người nhà ở kinh thành ha dì. Mai mốt, lớn thiệt lớn, con sẽ lên kinh thành để học thành tài cho coi."
Lê Thanh cốc đầu nhỏ Rùa, chàng nói:
"Rùa muốn đi, thì phải có tôi theo cùng. Con nít con nôi."
Rùa ngúng nguẩy hái bím mái tóc nó nói:
"Thanh cũng bằng Rùa mà. Còn chê ai, cha Rùa nói á, mai mốt Rùa lớn Rùa sẽ học thật giỏi, cha Rùa mới mua áo mới cho."
Lê Thanh bĩu môi, chàng nói:
"Dì thấy đó, Rùa như vậy, sao con dám để một mình."
Rùa hứ một cái, nó bất mãn lắm.
"Đã bảo, Rùa một mình được."
Dì cười tươi, tay vẫn lột những trái bắp nóng hổi:
"Mai mốt, Thanh phải chăm sóc Rùa đến cuối đời đó nhé."
Thanh vỗ ngực đầy tự hào:
"Đó là điều tất nhiên, thưa dì."
Lê Tranh nhìn hai người họ, trong lòng bỗng chốc có cảm giác bị bỏ quên. Từ trước đến giờ, liệu có ai đó nói với chàng rằng: "Yên tâm đi, tôi sẽ chăm sóc bạn đến suốt đời."
Một người cũng chẳng có.
Cái cảm giác cô đơn len lỏi cứ đọng lại bên trong, cổ họng cứng nghẹn lại. Đôi mắt bâng quơ nhìn ra cửa sổ, những suy nghĩ trước giờ chưa từng có lại hiện ra:
"Này, muốn ăn cùng không?"
Đó là Lê Thanh, chàng có vẻ chẳng quan tâm điều gì nhưng lại đưa nó cho Lê Tranh. Chàng còn nói thêm:
"Tôi lột vỏ hết rồi đấy. Tôi biết một người như cậu chẳng dễ dàng gì, này có muốn làm bạn với chúng tôi không?"
Nhỏ Rùa kế bên còn cái dáng vẻ tức giận, nhưng nhanh chóng hòa nhập cùng hai chàng trai.
Nàng nhí nhảnh nói:
"Tôi nghe thầy bảo ông thích vẽ tranh và rất giỏi hở, này tôi muốn xem lắm đấy."
Lê Tranh có chút ngượng ngùng, thì nào đến giờ làm gì có ai khen tranh của chàng đẹp. Cái tai của thằng bé đỏ ửng khi nhỏ Rùa sát lại gần, chàng muốn tránh né nhưng lại muốn gần hơn nữa. Này, như vậy là quá tham lam rồi.
Tình bạn cứ thế diễn ra giữa những đứa trẻ. Nó ngây ngô dễ thương đến thế, những trái bắp luộc mới hay còn nóng đó, chúng đã chén sạch sẽ.
Lê Thanh nhìn người bạn mới, trông có chút tội nghiệp. Nghe thầy nói, cha của Lê Tranh bỏ rơi chàng ta, ngăn cấm cả chuyện chàng ta thích. Lê Thanh nghe thế còn chút đồng cảm. Thôi thì, hội của chúng ta, gia nhập thêm một người.
Nhưng có vẻ nó khó hơn chàng tưởng tượng. Một chàng công tử có lúc trông thật hiền lành, có lúc lại như một thiếu gia kiêu ngạo xấu xa. Nhưng chung quy lại, vẫn là người tốt.
Mới ngày nào còn không đụng đến việc dọn bàn ghế, quái lạ hôm nay lại tự động làm hết mọi việc. Long Đĩnh bối rối lắm:
"Thái à không, thiếu gia, người hãy để thần làm."
"Không để ta tự làm, như thế mới là đấng nam nhi."
Hai đứa trẻ kia đã dọn xong, chúng nhìn Lê Tranh khự nự bê bàn ghế của mình lại một góc thì không khỏi buồn cười. Có vẻ chưa quen. Lê Thanh huých vai nhỏ Rùa, hai đứa sáp lại. Một người cầm ống đũa, một người lại cầm sách vở:
"Để tụi tôi dọn cùng."
Lê Tranh cười tươi roi rói.
Quan sát Lê Tranh suốt một tuần. Lê Thanh ngộ ra được một vài điều về chàng ta. Cái khoản mà Lê Tranh giỏi nhất có vẻ là vẽ vời. Cái thứ mà nó vẽ không phải là con gà, cũng chẳng phải con vịt, hay những nét nguệch ngoạc như nhỏ Rùa, mà lại là tranh thủy mạc. Những lúc nổi hứng, nó còn vẽ cả một con rồng. Họ đều kinh ngạc nhìn chằm chằm nó, nhưng với cái vẻ mặt của Lê Tranh lại kiểu:
"Bức này chẳng đẹp tý nào?"
Lê Thanh ghen tị với nó, ừ đấy. Trước giờ chàng chưa từng có cái cảm giác ghen tị này. Hơn được Lê Tranh cái gì, là chàng tự mãn lắm.
Chẳng hạn như việc cậu ta chẳng biết một chút gì về những chiếc bánh ở phiên chợ nổi tiếng nhất nhì.
Các bạn chắc không biết nó, chứ quê Lê Thanh, nổi tiếng là cái bánh lá gai.
Lê Tranh đã chê chúng ngay từ cái nhìn đầu tiên, chàng ta bảo nó bị đen. Tức là ôi thiu rồi, chẳng dám ăn. Lê Thanh với nhỏ Rùa bèn phải tận tình giải thích:
"Nó là do màu đen của lá gai ở trong bột nếp đấy, trời ạ. Chẳng lẽ, một chiếc bánh lá gai mà ông chưa ăn sao?"
Rùa lột cái vỏ bánh gai, đưa cho chàng ta. Cũng đã biết rõ cái tính nó đã như thế. Nhưng vẻ mặt chàng ta lại trông khá giận, có vẻ đang bị quê quá luôn rồi. Chàng lấy một cái khác từ bà bán gánh, tự lột vỏ rồi ăn. Trông cách lột của nó có chút lọng ngọng, nhưng không sao, tự làm đã là rất tốt rồi. Thiếu gia, hôm nay không còn là thiếu gia nữa, ấy thế có phải hay không cơ chứ. Chàng móc trong túi cả mười quan tiền đưa cho bà gánh, bà giật nảy mình nhìn đứa trẻ trước mặt. Lê Thanh vội vàng móc một đồng ra, tay kia che lại số tiền mà Lê Tranh vừa đưa ra.
Lê Tranh bất giác nhìn xung quanh, ánh mắt những người bán gánh, các lính, hãy kể cả những tên ăn xin nằm rải rác ở trên thị trấn đang nhìn chằm chằm.
Lê Thanh dõng dạc nói:
"U tôi mới cho tiền, để dành dăm ba bữa nay. Hôm nay để tôi bao."
Nhỏ Rùa tấm tắc khen ngợi:
"Đúng là chuyện vui không thể bỏ lỡ, ấy thế mà có ngày ông lại bao tụi tôi."
"Rùa nghĩ tôi là người kẹt xỉn tới vậy đó à?"
"Ôi, không dám đâu, không dám đâu."
Nói rồi nó rụt cổ lại, như một con rùa đang rúc vào cái mau cứng cáp. Thật ra, đó cũng là lý do, mà mọi người hay gọi nó bằng cái tên thân thương là Rùa.
Ăn xong mớ đó, chúng căng no cả bụng. Lê Thanh dắt hai đứa trẻ đi đến gần chỗ ruộng. Đây cũng là nơi mà cha của Lê Thanh đi cấy. Ông Ba Hoè, nổi tiếng là người hiền lành nhất cái làng Phan. Người người biết tiếng, lại gia cảnh bần hàn, hay thường được dân trong làng giúp đỡ lắm. Ba Hoè cảm kích vô cùng, luôn giữ những thứ đó trong tim đợi một ngày trả ơn.
Ông Ba Hoè quấn một cái khăn trên đầu, phủ một tấm áo bạt. Chiếc áo bà ba rách được vá vài ba lỗ được cột cái tà lên. Ống quần lại còn được sắn lên tới tận đầu gối. Tay chân lem lấm bùn đất, mò cua bắt ốc rồi lại đi cấy lại cả mớ lúa đến chập chiều tối cha mới về.
Thấy mấy đứa trẻ, ông Ba Hoè dừng tay lại, rồi nói to chủ yếu để lũ trẻ nghe thấy:
"Chúng bay lại đi đâu vào buổi trưa nắng thế đấy?"
Lê Thanh nhanh nhẩu sắn quần áo lên chạy xuống ruộng, chỉ có một chút mà gương mặt thằng bé lấm lem bùn đất. Ông Ba Hoè nạt nó:
"Xuống đây làm gì, để bị dính thế kia."
Nó cười hì hì, còn chào lại những bác cấy ruộng khác. Bà hàng xóm kế bên ngước lên, tươi cười nói rôm rả:
"Cháu Thanh đấy hở, ra phụ cha làm hả con? Cháu nó ngoan thế đấy."
"Ôi cháu chào bà nhớ, con nói bà nghe, dạo này trông bà đẹp lão lắm."
Bà cười cười, ngượng chín cả mặt:
"Thằng bé này, cái mồm lẻo mép thật sự."
Thằng Thanh được nước tiến tới:
"Đâu nào có, con nói thật đấy ạ."
Bà càng cười tươi hơn:
"Trưa nay mấy cháu sang ăn cơm nhá, rủ cả cái Rùa, với thằng bé bên nhà thầy đồ đấy."
Thằng bé nghe thế như được mùa, vỗ tay hoan hô vui mừng.
Cha của nó mới quay sang nói với bà:
"Cháu nó lại phiền bà quá."
Bà trả lời:
"Nào có mà phiền, nhà thì rộng, mà lại chỉ có một mình lão. Ấy thế buồn lắm, thôi thế hai vợ chồng qua ăn luôn nhá."
Ông Ba Hoè nghe thế, vội vàng từ chối:
"Ôi thôi bác ạ."
"Cứ quá đi xem nào, sao cứ phải ngại thế nhở? Đi qua phụ bà cho chúng nó ăn, có sao đâu. Cho bà vui nhà vui cửa, chứ con cháu, nó đi làm lính trên huyện hết cả rồi, còn có ai đâu."
Ông Ba Hoè nghe thế cũng chạnh lòng, rồi miễn cưỡng gật đầu đồng ý. Lê Thanh đưa một cốc nước cho cha nó, rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà còn chẳng kịp để cha nó càm ràm thêm tiếng nào. Hai đứa trẻ kia cũng theo gót thằng Thanh mà về, cũng không quên cúi chào một cách trịnh trọng, nhất là thằng bé Lê Tranh.
Lúc còn ở kinh thành, Lê Tranh làm gì được chứng kiến những cảnh này. Trời thì nắng nóng khủng khiếp, dân phải lội mương, lội suối để mà kiếm cái ăn. Gương mặt lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Những thức ăn mỗi ngày lại càng ít hơn một chút. Trong lòng Lê Tranh có chút quặn lại mà chua xót. Các tham quan lại càng một nhiều, chẳng hiểu nổi các lão ấy muốn như thế nào. Thứ phụ hoàng cho còn chưa đủ hay sao? Chúng không nhìn thấy những cảnh tượng lam lũ vất vả mưu sinh này à? Chàng chửi thầm:
"Cái lũ đốn mạt."
Không hiểu sao, trong lòng Lê Tranh bây giờ, nó lạ lắm.